Mùa TẾT đến là viêm mũi dị ứng đến: Cần làm gì để phòng tránh?

Tết đến, xuân về là thời điểm đẹp nhất năm. Thế nhưng với người bệnh viêm mũi dị ứng thì đây còn là thời điểm chuyển giao của thời tiết từ Đông sang Xuân. Đây chính là thời kỳ cao điểm bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng, mang đến những phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến niềm vui đầu năm mới. Để có một cái Tết thật đẹp, không còn nỗi lo bệnh viêm mũi dị ứng, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài lời khuyên của bác sĩ Lê Phương – PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện về biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng trong Tết.

Bệnh viêm mũi dị ứng – Nỗi lo ngày TẾT

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể, mà chủ yếu là niêm mạc mũi phản ứng lại với các tác nhân dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…. Với những người khỏe mạnh bình thường, các tác nhân này hầu như không mang đến bất kỳ phản ứng bất thường nào. Nhưng với những người quá mẫn cảm thì khi tiếp xúc với các tác nhân này, cơ thể ngay lập tức sản sinh ra chất dị ứng histamin, gây viêm mũi dị ứng. Trong các tác nhân gây viêm mũi dị ứng, sự thay đổi thời tiết chính là tác nhân thường gặp nhất, chiếm từ 40 – 45% tổng số người mắc bệnh dị ứng nói chung.

Viêm mũi dị ứng là niêm mạc mũi phản ứng lại với các tác nhân dị ứng
Viêm mũi dị ứng là niêm mạc mũi phản ứng lại với các tác nhân dị ứng

Những ngày đầu năm mới chình là thời điểm chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ, hoa lá, côn trùng sinh sôi và phát triển. Do vậy, đây chính là thời kỳ cao điểm của bệnh viêm mũi dị ứng. Nếu không có cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân trước những tác nhân gây dị ứng, người bệnh sẽ phải đối mặt với một cái Tết cổ truyền đầy mệt mỏi và khó chịu do bệnh tật.

Ăn gì, kiêng gì để phòng ngừa triệu chứng viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Người bệnh sẽ không còn cảm thấy vui vẻ nếu như bị triệu chứng viêm mũi dị ứng làm phiền trong những ngày Tết. Chính vì thế, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Nên ăn gì và kiêng gì để phòng ngừa viêm mũi dị ứng?” Cùng theo dõi nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì để phòng tránh viêm mũi dị ứng trong Tết?

Người bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế ăn những thực phẩm sau để hưởng trọng niềm vui ngày Tết:

  • Đồ ngọt

Theo quan điểm Đông y, đồ ngọt thường tác động xấu lên hệ tiêu hóa, dạ dày và lá lách. Vì thế nếu cơ thể nạp quá nhiều đường sẽ xảy ra chứng Thấp, khả năng chuyển hóa chất lỏng bị rối loạn, dẫn đến ứ nước. Về lâu dài chứng Thấp sẽ gây ra chứng Nhiệt khiến bệnh lý viêm mũi dị ứng chuyển thành viêm xoang. Với y học hiện đại, đồ ngọt sẽ hạn chế khả năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch, tăng tiết chất nhầy ở cơ quan hô hấp. Vì thế người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt như bánh kẹo, siro, nước ngọt,… trong những ngày Tết nếu không muốn bệnh chuyển nặng.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ chính là đáp án cho câu hỏi người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng gì. Theo đó lượng chất béo xấu dư thừa không chỉ gây áp lực lên dạ dày còn cản trở quá trình trao đổi dinh dưỡng thiết yếu.

Người bệnh nên hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ
Người bệnh nên hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ

Hệ miễn dịch nếu không được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ suy yếu và khiến người bệnh chịu những ảnh hưởng xấu. Đồng thời bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, các món ăn nhiều dầu mỡ cũng làm tăng tiết dịch nhầy ở mũi. Việc này khiến tình trạng ngạt mũi ngày càng nghiêm trọng, bệnh viêm mũi dị ứng chuyển biến xấu hơn.

  • Sữa và chế phẩm từ sữa

Người bị viêm mũi dị ứng nếu muốn những ngày Tết diễn ra vui vẻ nên tránh xa sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong số này sữa bò là loại dễ gây dị ứng nhất. Bởi chúng chứa 2 loại protein kích hoạt dị ứng là Whey và Casein. Nếu Casein tồn tại trong phần rắn của sữa thì Whey lại có mặt ở phần lỏng sau khi sữa lắng lại.

Vì thế người bệnh không nên sử dụng sữa bò và chế phẩm từ sữa bò như váng sữa hay phô mai,…

  • Đồ ăn, gia vị cay nóng

Viêm mũi dị ứng nên kiêng gì, câu trả lời là đồ ăn cay nóng. Bởi những thực phẩm này sẽ làm tắc nghẽn và ứ đọng dịch ở trong xoang. Nếu như dịch nhầy tiết nhiều hơn sẽ khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng.

Không những vậy đồ ăn cay nóng khiến cơ thể tích tụ nhiệt độc, kích thích hệ hô hấp sản sinh nhiều chất dịch. Vì thế người bệnh nên loại bỏ những thực phẩm được chế biến cay nóng ra khỏi thực đơn. Cụ thể là: Ớt, tiêu, mù tạt, quế, đồ ủ chua,…

  • Các loại hải sản gây dị ứng

Hải sản chính là món ăn tiếp theo cần loại bỏ ra khỏi chế độ ăn trong những ngày Tết để phòng tránh viêm mũi dị ứng. Theo đó hải sản khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với kháng nguyên có sẵn gây ra phản ứng dị ứng.

Mức độ dị ứng sẽ phụ thuộc vào lượng hải sản bạn nạp vào cơ thể. Vì thế tôm, cua, mực, hải sâm,… là những thực phẩm bạn nên tránh xa nếu bị viêm mũi dị ứng.

  • Nấm

Nấm có mặt trọng rất nhiều món ăn ngày Tết, cũng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh xa nấm vì chúng rất dễ gây dị ứng.

Món ăn từ nấm nên kiêng khi bị viêm mũi dị ứng
Món ăn từ nấm nên kiêng khi bị viêm mũi dị ứng
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích

Đối với người bị viêm mũi dị ứng, những thực phẩm có cồn hay chất kích thích đều có thể kích thể kích thích niêm mạc mũi tăng tiết dịch. Người bệnh nên liệt những loại đồ uống này vào danh sách không nên sử dụng.

  • Thực phẩm, thức uống lạnh

Tuyệt đối không sử dụng thức uống, đồ ăn lạnh khi đang bị viêm mũi dị ứng. Vì đây là tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công, gây viêm nhiễm. Nếu người bệnh sử dụng các đồ ăn, thức uống lạnh liên tục trong 3 ngày Tết có thể làm bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì để phòng và điều trị bệnh?

Ngoài những thực phẩm nên hạn chế ăn để phòng ngừa viêm mũi dị ứng ngày Tết, người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc này không chỉ giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, mà còn hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng một cách hiệu quả.

Vậy viêm mũi dị ứng nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe? Đáp án cho thắc mắc này sẽ được trình bày ở nội dung dưới đây:

  • Phòng tránh viêm mũi dị ứng trong Tết với thực phẩm kháng histamine

Khi bị viêm mũi dị ứng, cơ thể sẽ sản sinh histamine quá mức và gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi,… Ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm kháng histamine để phá vỡ, ngăn chặn các thụ thể histamine trong cơ thể.

Gừng, tỏi là những thực phẩm kháng histamine nên ăn để phòng bệnh
Gừng, tỏi là những thực phẩm kháng histamine nên ăn để phòng bệnh

Điều này sẽ giúp bệnh nhân viêm mũi thuyển giảm nhanh chóng triệu chứng dị ứng. Những thực phẩm giàu flavonoid, tiêu biểu như beta-carotene, quercetin, vitamin C chính là đáp án bạn cần biết. Cụ thể là:

  • Tỏi: Đây là thực phẩm rất giàu quercetin, vitamin C, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.
  • Gừng: Công dụng của gừng là giảm mức IgE, làm chậm quá trình tiết ra histamine trong cơ thể.
  • Hành tây: Nếu bạn vẫn chưa biết ăn gì để cải thiện viêm mũi dị ứng thì có thể tham khảo hành tây. Đây là nguồn cung cấp hàm lượng lớn quercetin giúp ổn định việc sản xuất histamine, đồng thời chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả.

Với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, hành tây, gừng hay tỏi là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm mũi dị ứng.

  • Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, người trưởng thành là nam giới cần bổ sung 11mg kẽm/ngày, nữ giới là 8mg kẽm/ngày. Hơn nữa, kẽm còn giúp ngăn ngừa và giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Các thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn như: Thịt bò, thịt gà, thịt cừu, bí ngô, hạt điều,…

  • Thực phẩm giàu omega-3

Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng, việc thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu omega 3 chính là bài thuốc tự nhiên chống viêm hiệu quả. Bạn có thể bổ sung omega 3 từ các loại thực phẩm như: Óc chó, cá hồi, cá thu, tảo,…

Thực phẩm giàu omega 3 chính là bài thuốc tự nhiên chống viêm hiệu quả
Thực phẩm giàu omega 3 chính là bài thuốc tự nhiên chống viêm hiệu quả
  • Rau củ quả giàu vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì thế chúng ta có thể coi vitamin C như một loại thuốc tự nhiên giúp phòng và điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C bạn nên bổ sung vào bữa ăn ngày Tết chính là: Ớt chuông, cà chua, cam, táo, cherry, bưởi, ổi,…

  • Lợi khuẩn probiotic

Người bị viêm mũi dị ứng nếu muốn thuyên giảm nhanh các triệu chứng khó chịu nên bổ sung lợi khuẩn vào bữa ăn hằng ngày. Vì thế bạn nên ăn những thực phẩm như nấm sữa kefir, soup miso, sữa chua Hy Lạp,… để ngăn ngừa triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Các loại thức uống dành cho người viêm mũi dị ứng

Bác sĩ Lê Phương cho biết, ngoài những thực phẩm nên ăn và nên kiêng được nêu ở trên, người bệnh viêm mũi dị ứng cũng có thể chú ý đến những thức uống sau. Nó không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể là:

Trà bạc hà kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả
Trà bạc hà kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả
  • Nước lọc: Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận bài tiết và thải độc tốt hơn. Triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng vì thế mà thuyên giảm đáng kể.
  • Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, rất phù hợp với người bệnh viêm mũi. Vì thế bạn đừng bỏ qua mật ong nếu muốn cải thiện, phòng ngừa bệnh. Theo đó mỗi ngày bạn nên uống một cốc nước mật ong ấm vào buổi sáng, hoặc mật ong pha gừng, mật ong ngâm tỏi.
  • Trà: Người bệnh có thể uống trà gừng hoặc các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà tầm ma, trà bạc hà, trà xanh,… Đây đều là những thức uống giúp chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch. Nhờ vậy giúp thuyên giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng trong những ngày Tết.
  • Nước ép trái cây: Những loại nước ép trái cây rất giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi,… sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch đang suy yếu. Trong khi đó nước ép cà rốt, dứa, kiwi lại chứa nhiều vitamin A, K, E giúp chống viêm, tái tạo vùng niêm mạc mũi đang bị tổn thương.

Làm gì để phòng tránh viêm mũi dị ứng trong Tết

Viêm mũi dị ứng không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng luôn mang đến nhiều khó chịu và phiền toái cho người mắc phải, nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Vì vậy, để có thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui năm mới và sum vầy bên gia đình, người bệnh cần lưu ý: 

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Phấn hoa là tác nhân dị ứng dễ gặp nhất trong dịp Tết và du xuân đầu năm. Đây là loại tác nhân có thể phòng tránh được bằng cách tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 8 giờ sáng, đặc biệt là vào thời tiết nắng khô, người bệnh cần tránh tối đa việc đi ra ngoài. Không nên sử dụng quần áo phơi ngoài sân vườn để tránh tiếp xúc phải phấn hoa.
  • Giữ ấm cơ thể mùa lạnh: Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể trong thời tiết giao mùa. Các vị trí như cổ họng, ngực và mũi cần được giữ ấm mỗi khi ra ngoài. Đồng thời người bệnh không nên tắm nước lạnh. Điều này có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi. Hơn nữa người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với luồng gió lạnh, bởi chúng sẽ làm khô niêm mạc mũi.
Người bị viêm mũi dị ứng cần giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài
Người bị viêm mũi dị ứng cần giữ ấm cơ thể mỗi khi ra ngoài
  • Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên: Đây là cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ở khoang mũi một cách hiệu quả. Người bệnh nên đánh răng ngày 2 lần, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Đồng thời sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vùng mũi, họng.
  • Sử dụng thuốc một cách hợp lý: Các loại thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi có thể giúp bạn giảm nhanh triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Thế nhưng việc lạm dụng có thể dẫn đến nhờn thuốc, làm mất đi tác dụng đồng thời gây ra ảnh hưởng phụ không mong muốn. Vì thế người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Cần tắm gội sạch sẽ, thay quần áo mới trước khi đi ngủ để tránh hít phải bụi bẩn và phấn hoa trên quần áo. Đồng thời trong quá trình dọn dẹp bạn nên mặc quần áo dài tay và đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi.
  • Hạn chế trưng bày hoa Tết trong nhà nếu gia đình có người tiền sử dị ứng.

Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nó thật sự phiền toái. Nếu không biết cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân hợp lý, ai cũng có nguy cơ gặp tình trạng viêm mũi dị ứng vào thời điểm Tết đến xuân về sắp tới. Do vậy, để có những ngày đầu năm mới trọn vẹn niềm vui, đừng bỏ qua những biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng trong Tết được chuyên gia lưu ý trên đây.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?