Phát triển Y học cổ truyền, đẩy mạnh các loại hình không dùng thuốc

Những lý luận, kinh nghiệm vận dụng phương pháp biện chứng luận trị của Y học cổ truyền là tài sản quý của nền Y học nước ta. Đánh giá cao tầm quan trọng của Y học cổ truyền trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim tiến đã khẳng định “Nhất định phải phát triển y học cổ truyền, đẩy mạnh các loại hình không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt…”.

Y học hiện đại hay Y học cổ truyền đều có những cái hay, cái dở. Có những chứng bệnh Y học hiện đại giải quyết tốt nhưng cũng có những chứng bệnh Y học hiện đại bó tay mà Y học cổ truyền lại giải quyết rất tốt. Đặc biệt là các chứng bệnh mãn tính như viêm xoang, xương khớp, suy nhược, thần kinh tọa… Do đó, điều quan trọng là cần đánh giá đúng tình trạng bệnh, xác đinh đúng phương pháp chữa bệnh phù hợp, tối ưu nhất.

Bộ trưởng Y tế quan tâm đến nguồn gốc, khâu kiểm nghiệm, bào chế dược liệu

Để phát huy hơn nữa thế mạnh của Y học cổ truyền (YHCT), góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, Đảng và Nhà nước đã ra nhiều chính sách tạo thuận lợi, đẩy mạnh phát triển. Ngành Y tế cũng đã có những hành động cụ thể, thiết thực.

Tổng kết 5 năm (2011-2016) việc thực hiện kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền, ngành Y tế nước ta đã đưa ra những thành tự nổi bật như: Thành lập được đơn vị mới là Cục quản lý y, dược cổ truyền trên cơ sở Vụ Y dược cổ truyền; Gần 50% Sở Y tế đã có cán bộ chuyên trách về y dược cổ truyền; Tỷ lệ khám bằng YHCT hoặc YHCT kết hợp với Y học hiện đại tăng 6,2%; Có 58 bệnh viện YHCT tuyến tỉnh; Số bệnh viện hiện đại thành lập khoa YHCT tăng lên 62,5% và 84,8% trạm y tế có tổ chức khám chữa bệnh bằng YHCT.

Bên cạnh đó, hàng loạt các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu về Y học cổ truyền ra đời. Những bài thuốc hay, bài thuốc quý có nguy cơ mai một được đầu tư nghiên cứu, thử nghiêm để cho ra những loại thuốc vừa mang những đặc trưng của phương pháp biện chứng luận trị của Y học cổ truyền vừa tiện và thuận lợi cho người sử dụng.

Luôn theo sát những bước phát triển của Y học cổ truyền, tháng 2/2017, trong buổi làm việc với Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh, trong phát triển y tế quốc gia, nhất định phải phát triển Y học cổ truyền, đẩy mạnh các loại hình chữa trị không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt…

Đặc biệt, việc khéo léo kết hợp Đông – Tây y trong điều trị luôn là mong muốn của Bộ Y tế. Các đơn vị nghiên cứu cần đẩy mạnh hơn nữa để tạo ra những loại thuốc tốt để điều trị cho bệnh nhân.

Người làm ngành y, đặc biệt là Y học cổ truyền cần tạo lòng tin ở người dân, giúp người dân tin tưởng các phương pháp khám chữa bệnh của Y học cổ truyền. Nhất là trong các bệnh mãn tính mà Y học hiệu đại khó trị triệt để như đau xương khớp, suy nhược, thần kinh tọa, viêm xoang…

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?