Tiên phong phát triển vườn dược liệu hàng nghìn hecta đạt tiêu chuẩn GACP – WHO

Để có thể chủ động và kiểm soát hoàn toàn về chất lượng nguồn dược liệu sạch phục vụ khám chữa bệnh, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam bên cạnh việc nghiên cứu còn tập trung phát triển, nhân giống các loại thảo dược tại nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau. Các vườn dược liệu này đều đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO từ khâu kiểm tra thổ nhưỡng, nuôi trồng, thu hái, bảo quản và bào chế thuốc. 

Thực trạng “rác thuốc”, thuốc Đông y kém chất lượng 

Những năm qua, dù các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn dược liệu và thuốc Đông y, tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế, thị trường vẫn có rất nhiều loại dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm nghiệm, vẫn chứa tồn dư hóa chất bảo quản, chống mốc như lưu huỳnh, phốt pho, thủy ngân,…

Mới đây, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện khoảng 100 tấn thuốc bắc Trung Quốc không hóa đơn, nguồn gốc được ngụy trang bằng hoa quả khô để đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Hàng lậu số lượng ‘khủng’ được vận chuyển bằng xe container, thông qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn.  

Thu giữ hàng chục tấn "dược liệu bẩn" ở Bắc Ninh
Thu giữ hàng chục tấn “dược liệu bẩn” ở Bắc Ninh

Số dược liệu nhập lậu từ Trung Quốc đưa về tập kết tại các kho chứa tại Bắc Ninh, Hà Nội rồi trung chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh thành khác… Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc thuốc Đông y, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng.

Không chỉ vậy, tình trạng thuốc bị chiết hoạt chất, trộn lẫn thuốc nhập lậu kém chất lượng, hay trộn lẫn thuốc tân dược… cũng đang là tình trạng báo động. Điển hình như paracetamol được pha trong Đông y nhằm trị cảm cúm, sốt; thuốc corticoid trộn trong thuốc đông dược trị khớp, hen, ăn uống kém,…

Xuất phát từ thực trạng này cùng với nhu cầu chuẩn hóa dược liệu và bảo tồn dược liệu quý của Việt Nam, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nội. Ngoài ra, việc xây dựng, phát triển các vườn dược liệu sạch cũng nhằm mục đích:

Trung tâm chủ động hoàn toàn về nguồn dược liệu trong các bài thuốc
Trung tâm chủ động hoàn toàn về nguồn dược liệu trong các bài thuốc

❎ Kiểm soát hoàn toàn dược chất lượng dược liệu sử dụng trong các bài thuốc

❎ Hướng tới thay thế và sử dụng 100% nam dược trong các bài thuốc điều trị bệnh của trung tâm nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp với cơ địa người Việt

❎ Phát triển vườn dược liệu sạch không chỉ cung cấp thuốc cho khám chữa mà còn hướng tới gìn giữ, nhân giống và phát triển các loại thảo dược quý hiếm, thảo dược Việt đang dần bị mai một.

Theo đó, các bác sĩ, chuyên gia tại trung tâm đã khảo sát khu vực trồng dược liệu kỹ lưỡng nhằm đảo bảo tiêu chuẩn về đất, nước, cách chăm sóc, giống cây trồng nhằm đảm bảo dược liệu thu được đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

Vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO có những yếu tố gì?

GACP là viết tắt của “Good Agricultural and Collection Practices” hay còn gọi là “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái”. Đây là một trong những tiêu chuẩn, nguyên tắc thực hành tốt về trồng trọt, thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. 

GACP đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bài thuốc đạt tiêu chuẩn. Theo đó, những dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO cần đảm bảo các tiêu chí sau: 

Trung tâm đông y Việt Nam phát triển dược liệu sạch
Vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO

✔️ Cây giống, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với từng loại dược liệu, nước tưới tiêu, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, bảo quản cần đạt tiêu chuẩn theo quy định của WHO.

✔️ Cơ sở vật chất, quy trình thu hái, chế biến, bảo quản phù hợp với từng loại dược liệu. Đảm bảo vệ sinh, an toàn về nhà xưởng, nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, dụng cụ sản xuất, phòng thực nghiệm, các thiết bị đo đạc, kiểm tra chất lượng dược liệu. 

✔️ Nhân lực, là những trực tiếp trồng trọt, thu hái cũng cần được đào tạo nhằm hiểu rõ về dược liệu và có kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu của GACP. Những người này cũng cần đảm bảo hiểu rõ những việc nên làm, không nên làm nhằm giảm mức tối thiểu tác động của môi trường tới dược liệu. 

Như vậy, có thể thấy nội dung của GACP rất rộng, phức tạp. Tuy nhiên, thảo dược đạt các tiêu chuẩn này đều đảm bảo an toàn trong sử dụng điều trị cho người bệnh. 

Trung tâm Thừa kế và ứng dụng đông y việt nam phát triển thảo dược sạch
Trung tâm Thừa kế và ứng dụng đông y việt nam phát triển thảo dược sạch

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – GĐ Chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam cho biết: “Dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO không chứa các hóa chất, tạp chất hay các chất độc sinh học gây hại. Đặc biệt, nhờ được kiểm soát chặt chẽ về quy trình nuôi trồng, thu hoạch cũng như sơ chế, thảo dược thu được đảm bảo về thành phần dược tính, hoạt chất, thích hợp trong điều trị và nghiên cứu.”

Chiêm ngưỡng hình ảnh cánh đồng dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam 

Hiện nay, Trung tâm Đông y Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện mô hình các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Giang, Phú Thọ,… với các vị thuốc chính như bạc hà, bạch môn, kim ngân hoa, đơn tướng quân, kinh giới, đinh lăng,…

Đề cập đến vấn đề lý do tại sao lựa chọn lựa chọn những địa phương này trở thành nơi xây dựng vườn dược liệu, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Đây là khu vực có khí hậu, thổ nhưỡng, nước tới tiêu phù hợp để trồng dược liệu, đã được kiểm chứng qua các phân tích, kiểm tra. Không những thế, bà con ở những địa phương này cũng có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt, chăm sóc dược liệu nhiều năm nay.

Vườn dược liệu rộng được trồng theo quy chuẩn
Vườn dược liệu rộng được trồng theo quy chuẩn

Kết hợp với lối canh tác, chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật của GACP – WHO, các dược liệu khi được trồng ở đây không chỉ phát triển khỏe mạnh mà còn rất giàu giá trị dược chất, không chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… và nhất là không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng,… “

Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, các loại dược liệu ở đây đều đảm bảo đạt tiêu chuẩn từ khâu lựa chọn giống, tạo cây non và nuôi trồng. Hệ thống tưới tiêu được lắp đặt tự động, đất được làm tơi xốp, phân bón được cung cấp theo đúng chu kỳ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thảo dược phát triển và giữ toàn bộ dược tính.

Hàng năm, các chuyên gia về nuôi trồng, nghiên cứu dược liệu vẫn thường xuyên về đây hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch cho bà con nhằm đảm bảo dược liệu thu được đảm bảo nhất. Do đó, các vườn dược liệu này mỗi năm đều cung cấp, đáp ứng đủ cho việc khám chữa và nghiên cứu của trung tâm.

Chia sẻ về vấn đề vì sao cần xây dựng và phát triển vườn dược liệu chuyên biệt, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Bên cạnh việc đảm bảo dược liệu dùng trong nghiên cứu, chữa bệnh an toàn, đảm bảo cho sức khỏe người dùng. Việc chúng tôi phát triển các vườn dược liệu cũng là cách chúng tôi kiểm soát chất lượng thảo dược. Bởi mỗi loại thảo dược lại có thời vụ gieo trồng, thu hoạch khác nhau, việc chăm sóc, xử lý cũng khác nhau. Do đó, việc xây dựng các vườn biệt dược giúp phát triển, bảo tồn dược liệu một cách tốt nhất, đem lại giá trị kinh tế cao. Các vườn dược liệu này một phần cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu dược liệu trong điều trị hiện nay ở nước ta.”

Tự hào là một trong số ít các đơn vị đi đầu về Y học cổ truyền tự cung cấp và sử dụng nguồn cung cấp thảo dược VIỆT, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam không ngừng nghiên cứu và kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo quy trình sản xuất dược liệu sạch đúng quy trình và chất lượng tốt nhất. 

Các đề tài, dự án trồng và thu hái dược liệu do trung tâm thực hiện cũng góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc Việt Nam đang bị tàn phá, đồng thời gìn giữ di sản tri thức y dược học cổ truyền và khuyến khích nông dân trồng dược liệu. 

Đáng nói, các vườn dược liệu được phát triển không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn có thể giúp bà con làm giàu từ dược liệu. Đây cũng là chiến lược phát triển phù hợp với định hướng chính sách quốc gia về dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, trong đó ưu tiên phát triển thuốc từ dược liệu Việt, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu dược liệu, tăng tỷ trọng xuất khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Loại bỏ nám hỗn hợp dai dẳng nhờ giải pháp từ thảo dược tự nhiên

Chuyên gia giải đáp từ A – Z về Liệu trình xử lý nám tàn nhang Vương Phi

VNMedipharm – Hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu Việt Nam

Đánh giá của chuyên gia và người dùng về Liệu trình nám tàn nhang Vương Phi

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Thuốc trị nám: Top 9 loại thuốc đặc trị, hiệu quả toàn diện

Chữa sỏi thận bằng quả sung hiệu quả với 6 cách đơn giản tại nhà

Mách bạn 4 cách chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh hiệu quả nhất

Hướng dẫn 7 cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ hiệu quả tại nhà

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?