Phát ban đỏ không sốt có nguy hiểm không? Cách điều trị

Phát ban đỏ không sốt là một bệnh truyền nhiễm gây ra do virus. Đây là một bệnh tự nhiên và phổ biến ở trẻ em, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Da bị phát ban do tác động của nhiều nguyên nhân nhưng không có triệu chứng sốt. Vậy nguyên nhân do đâu và có cách nào để điều trị bệnh phát ban đỏ không sốt hiệu quả nhất?

Phát ban đỏ không sốt nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?

Phát ban đỏ không sốt là tình trạng thường da bị kích ứng, phản ứng xuất hiện phát ban, nổi mẩn đỏ trên da và có thể kèm theo sốt hoặc không. Đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý da liễu nào đó hoặc tình trạng cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với dị nguyên, gây kích ứng. 

Theo các chuyên gia da liễu, bệnh xuất hiện do việc chăm sóc da không đúng cách hoặc ảnh hưởng từ môi trường. Một số nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng này là do:

Phát ban đỏ không sốt là bệnh về da thường gặp
Phát ban đỏ không sốt là bệnh về da thường gặp
  • Vệ sinh da không sạch sẽ khiến da bị bít tắc, bã nhờn và bụi bẩn ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thành ban đỏ.
  • Do thời tiết (đặc biệt là khi nắng nóng kéo dài), ảnh hưởng nhiều nhất đến người có da nhạy cảm và trẻ nhỏ.
  • Dị ứng: do dị ứng với thực phẩm, mùi hương, mỹ phẩm, thuốc, côn trùng,…
  • Do bị viêm da cấp tính hoặc mãn tính.
  • Do một số bệnh bên trong cơ thể: Bệnh thận, gan, bệnh cường tuyến giáp trạng,… Đây là một số bệnh khiến cơ thể tích tụ độc tố, gây nóng trong và phát ban.

Phát ban đỏ nhưng không sốt không nguy hiểm đối với trường hợp do da nhạy cảm tiếp xúc với nắng nóng, bụi bẩn, động vật nhiều lông, phấn hoa,… Các vết ban đỏ có thể giảm và tự hết sau một vài giờ. 

Tuy nhiên, với ở một số nguyên nhân khác hoặc sau một thời gian có biểu hiện lan rộng hơn thì rất nguy hiểm. Những trường hợp này không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là trường hợp trẻ bị phát ban đỏ không sốt.

Đối tượng thường bị phát ban đỏ không sốt

Phát ban đỏ không sốt là bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Ở mỗi độ tuổi có nguyên nhân và biểu hiện bệnh khác nhau.

Trẻ phát ban đỏ nhưng không sốt

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị phát ban đỏ mà không có dấu hiệu sốt. Biểu hiện phát ban này cho thấy trẻ đang gặp phải một số trường hợp sau:

  • Rôm sảy do thời tiết: Rôm sảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nào đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Do làn da của trẻ rất nhạy cảm dễ bị nổi mụn nhọt.
  • Do viêm da tiếp xúc: Đây là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (hóa chất, côn trùng, lông thú, bụi bẩn, nấm mốc,…). Dị ứng khiến da bị tổn thương, xuất hiện mụn hồng, mụn nước kèm theo cảm giác ngứa rất khó chịu nhưng không có biểu hiện sốt. 
  • Hăm tã: Đây là tình trạng da vùng bẹn, mông nổi những mụn nước nhỏ gây ngứa, rát, khó chịu do da tiếp xúc với tã, quần. 
  • Chàm sữa: Ban đầu sẽ xuất hiện những vết ban màu hồng, sau đó nổi lên các mụn nước nhỏ li ti gây ngứa, đau, rát. Lâu ngày các mụn nước vỡ ra, đóng vảy và bong tróc. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. 
  • Do dị ứng thực phẩm: Do cơ quan tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn thiện nên dễ gặp phải tình trạng dị ứng thực phẩm, đặc biệt khi ăn các loại: Hải sản, đậu phộng, trứng, sữa… Biểu hiện là phát ban, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhưng không kèm theo sốt. Trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến sốc phản hệ đe dọa tính mạng.
Tình trạng phát ban đỏ thường gặp ở trẻ em
Tình trạng phát ban đỏ thường gặp ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị phát ban đỏ không sốt vì vậy, các mẹ cần chú ý để chăm sóc cho bé. Tốt nhất nên để trẻ tránh xa các tác nhân, dị nguyên gây phát ban.

Người lớn bị phát ban đỏ nhưng không sốt

Phát ban đỏ không chỉ thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ mà rất nhiều người lớn cũng hay mắc phải. Phát ban đỏ thường do cơ thể người lớn đang mắc phải một số bệnh lý sau đây:

  • Rôm sảy: Đây cũng là tình trạng rất phổ biến ở người lớn tuổi, thường gặp vào mùa hè, nắng nóng ra nhiều mồ hôi gây bít lỗ chân lông và dẫn đến nổi mẩn trên da.
  • Viêm da cấp tính hoặc mãn tính: Phát ban do tác nhân từ bên ngoài môi trường: sang chấn cơ học, hóa học, kháng nguyên từ môi trường,… Có biểu hiện ban đỏ, mụn nước và ngứa. Lâu dài sẽ chuyển thành viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh.
  • Dị ứng: Do cơ địa của từng người mà khi tiếp xúc với một số thành phần dẫn đến dị ứng, nổi mề đay. Tình trạng này gây ngứa nhưng không có biểu hiện sốt và ở mức độ nhẹ có thể biến mất sau 2 – 5 giờ.
  • Bệnh tâm lý: Căng thẳng, stress kéo dài khiến cho não tiết ra nhiều serotonin và norepinephrine. Các chất này có tác dụng tương tự histamin nên gây ra tình trạng phát ban đỏ.
  • Bệnh nội tạng: Khi gặp các bệnh lý về gan, thận, tiểu đường… khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và phát ban ra ngoài da. Các mụn nhỏ do phát ban gây ra tình trạng ngứa nhưng không sốt.

Khi người lớn gặp tình trạng này nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời. Phát ban để lâu không chỉ gây ngứa, khó chịu mà còn dẫn đến viêm da và một số biến chứng nguy hiểm khác. 

Triệu chứng phát ban đỏ không sốt

Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết tình trạng bị phát ban đỏ nhưng không sốt:

  • Phát ban đỏ không ngứa
  • Phát ban, nổi các mẩn đỏ ngứa hoặc mụn nước trên da 
  • Vết ban lan ra khắp toàn thân gây ngứa, rát, đau
  • Xuất hiện mụn mủ
  • Da dày hơn, tăng sừng, khô, tróc vảy
  • Không xuất hiện triệu chứng gây sốt
Khi bị bệnh da thường xuất hiện các ban đỏ
Khi bị bệnh da thường xuất hiện các ban đỏ

Các triệu chứng cơ bản khi trẻ nhỏ và người lớn gặp phải bệnh lý này. Ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ nổi ban gây ra tình trạng ngứa, rát và có thể tự tan, biến mất sau vài giờ. Khi chuyển sang giai đoạn nặng hoặc biến chứng thì da xuất hiện tình trạng mụn nước bị vỡ, loét da, ngứa rát kéo dài. Trường hợp này người bệnh cần đi khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt lưu ý ở người lớn, tình trạng bệnh kéo dài còn có thể do nguyên nhân chức năng gan, thận trong cơ thể suy yếu. Vì vậy cần lưu ý và nên đi kiểm tra sức khỏe để có biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán phát ban đỏ không sốt và cách điều trị

Dựa vào các triệu chứng, nên xác định tình trạng, nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời. Hiện nay có rất nhiều cách trị phát ban hiệu quả, tùy theo tình trạng, nguyên nhân của mình, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:

Thuốc điều trị bằng Tây y:

Thuốc Tây y giúp cắt nhanh cơn ngứa và làm tan hết các vết mẩn đỏ trên da.

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng phát ban
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng phát ban

Có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng, chống mẫn cảm,.. như:

  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này dùng cho trường hợp phát ban không sốt do mề đay, dị ứng. Các loại thuốc thường được sử dụng: Clorpheniramin, hydroxyzine,  cetirizine,.. 
  • Thuốc chứa corticoid: Tác dụng ức chế hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm nhanh triệu chứng phát ban. Các loại thuốc thường được sử dụng: Triamcinolone, Fluocinolone, Hydrocortisone,… 
  • Thuốc bôi: Sử dụng khi phát ban đỏ do dị ứng, mề đay. Thuốc dùng bôi trực tiếp ở ngoài da. Các loại thuốc thường được sử dụng: Phenergan, Eumovate…

Các loại thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh các triệu chứng nhưng dễ để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia. 

Mẹo chữa phát ban đỏ bằng dân gian:

Tuy không có tác dụng nhanh như thuốc Tây y nhưng mẹo chữa phát ban bằng phương pháp dân gian vẫn rất được ưa chuộng. Các mẹo dân gian sử dụng nguồn dược liệu có sẵn trong tự nhiên kết hợp với kinh nghiệm y học dân gian đã được kiểm chứng và truyền miệng lại. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Một số mẹo dân gian chữa phát ban không có triệu chứng sốt:

  • Tắm bằng nước lá sả: Lấy một nắm lá sả, lá ổi, lá đinh hương rửa sạch. Cho tất cả vào nồi và nấu chung với nước. Đun sôi khoảng 5 -10 phút rồi tắt bếp để nước nguội bớt hoặc hòa thêm với nước mát để tắm.
  • Uống nước lá tía tô: Lấy một nắm lá tía tô, rửa sạch, đun nước cùng nước để uống hàng ngày. 
Tắm nước lá sả giúp giảm mẩn ngứa do phát ban đỏ không sốt
Tắm nước lá sả giúp giảm mẩn ngứa do phát ban đỏ không sốt

Ngoài ra, còn nhiều các mẹo chữa như: tắm nước lá khế, tắm nước lá trầu không, làm sạch da bằng nước muối,… người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn. Các mẹo dân gian sử dụng rất an toàn đối với sức khỏe, nhưng không đạt hiệu quả điều trị cao đối với trường hợp phát ban nặng. Trường hợp nặng, biến chứng nên có phương pháp điều trị phù hợp hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị phát ban đỏ bằng thuốc Đông Y 

Trong Đông Y, phát ban là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp,… dẫn đến sự tích tụ độc tố ở ngoài da. Đồng thời, huyết nhiệt, huyết ứ, chức năng của các tạng phủ bị suy giảm, hoạt động đào thải độc tố kém,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến phát ban, nổi mẩn ngứa trên da.

Chính vì thế, việc điều trị hiện tượng này cần xuất phát từ xử lý nguyên nhân bên trong cơ thể, loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây bệnh kết hợp điều trị triệu chứng bệnh ngoài da.

Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh phát ban đỏ không ngứa, không sốt

Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị, khi bị phát ban đỏ không sốt cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị, đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất. 

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Tuyệt đối không gãi hay cho tay lên các vị trí phát ban
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
  • Ăn uống khoa học, kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2 – 3 lít tùy vào từng cơ địa)

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng phát ban đỏ không sốt. Khi có dấu hiệu nổi ban đỏ, bạn nên tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị kịp thời. Nếu tình trạng phát ban nặng và kéo dài 2 – 3 ngày, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm trước khi bệnh biến chứng nặng hơn.

4.2/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?