Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Nổi mề đay ban đêm là thể bệnh mề đay thông thường, khiến người bệnh ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu vô cùng vào ban đêm. Tình trạng này có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy bị nổi mề đay ban đêm là do đâu, làm sao để đẩy lùi tình trạng này?

Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay vào ban đêm là một dạng nhỏ thuộc chứng mề đay thông thường. Bệnh khởi phát do các phản ứng của mao mạch với da, dẫn tới tình trạng phù cấp mãn tính ở trung bì. Khi đó, da người bệnh nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện các mảng xung huyết, cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến
Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến

Dị ứng nổi mề đay vào buổi tối được chia thành 2 loại:

  • Mề đay cấp tính: Tình trạng xuất hiện trong thời gian ngắn, chỉ vài giờ hoặc vài ngày. Nổi mề đay cấp tính xuất phát do các tác nhân như thời tiết, thức ăn, thuốc, lông động vật,…
  • Mề đay mãn tính: Thường kéo dài trên 6 tuần, khó khắc phục. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt li bì trên 40 độ, người mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn… Bệnh khó xác định nguyên nhân bởi vậy việc điều trị cũng gặp nhiều trở ngại. 

Bị nổi mề đay vào ban đêm dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây không ít phiền toái cho người bệnh. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mất ngủ triền miên do ngứa ngáy. Nếu tình trạng này tái phát liên tục có thể gây suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi, stress. Do vậy, người bệnh cần điều trị sớm, đúng cách nhằm tránh những hệ lụy khôn lường. 

Triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm

Theo các chuyên gia da liễu, vào ban đêm thường bùng phát và tự biến mất trong vài giờ, tuy nhiên, khả năng quay trở lại cũng rất cao. Một số triệu chứng giúp nhận biết tình trạng này phải kể tới:

  • Nổi sẩn, phù nề: Các vùng mẩn đỏ, phù nề xuất hiện trên da, chúng sẽ lan rộng khi bệnh nhân cao gãi. Đa phần các nốt phát ban sẽ có hình dạng khác nhau, kích thước không cố  định. 
  • Ngứa dữ dội: Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Các cơn ngứa bùng phát mạnh nhất là khi được kích thích, cào gãi. 

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau bụng,…

Nguyên nhân gây nổi mề đay ban đêm 

Tới nay, các nguyên nhân gây nổi mề đay ban đêm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này phải kể tới:

  • Cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch kém hoặc do di truyền từ người thân. 
  • Sử dụng thức ăn dễ kích thích như hải sản, đồ ăn nhanh, đậu phộng…
  • Nổi mề đay vào ban đêm là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc tránh thai,…
  • Do nóng gan, thận bài tiết kém
  • Do một số bệnh lý nhiễm trùng ẩn náu trong cơ thể như viêm họng, viêm xoang, tiểu đường, lupus ban đỏ,…
  • Thời tiết thay đổi thấy thường, quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Phản ứng với các yếu tố như phấn hoa, mỹ phẩm, bụi bẩn…

Cách điều trị nổi mề đay ban đêm 

Các triệu chứng của nổi mề đay về đêm khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Về lâu về dài, tình trạng này sẽ gây hệ lụy lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu này, bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

Dùng thuốc Tây kiểm soát triệu chứng bệnh 

Sử dụng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Bởi vậy, đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhất định nhằm cắt cơn ngứa nhanh chóng:

  • Thuốc kháng histamin H1 như Loratadin (Claritin), Acrivastin (Semprex), Cetirizin (Zyrtec).
  • Nhóm thuốc có chứa corticoid dạng uống, hoặc tiêm 
  • Thuốc bôi giảm ngứa. 
Chữa mề đay ban đêm bằng thuốc
Chữa mề đay ban đêm bằng thuốc

Mặc dù mang tới hiệu quả nhanh chóng, nhưng các loại thuốc này thường chứa một số thành phần có thể gây tác dụng phụ, khiến cơ địa người bệnh nhạy cảm hơn nếu lạm dụng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng thuốc không đúng loại, đúng liều lượng, lộ trình, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ nguy hiểm, khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn. 

Chữa nổi mề đay vào ban đêm tại nhà bằng mẹo

Khi bị ngứa nổi mề đay ban đêm, để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể tự áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:

  • Chườm nước nóng: Nước nóng có thể khiến các mao mạch dưới da giãn nở, từ đó tăng lưu thông tuần hoàn, giúp giảm ngứa, mẩn đỏ trên da hiệu quả. Chườm nước nóng cũng giúp người bệnh thoải mái hơn, hạn chế gãi liên tục. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước quá nóng bởi có thể gây bỏng vùng da bị bệnh. 
  • Uống nước gừng mật ong: Gừng và mật ong có tính ấm, giúp cơ thể ấm lên từ bên trong. Điều này giúp giảm nhanh các triệu chứng bị nổi mề đay vào buổi tối. Người bệnh chỉ cần lấy một miếng gừng nhỏ vừa đủ, đập dập, pha cùng 500ml nước ấm, 2 thìa cà phê mật ong, uống khi còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất. 
  • Chườm lá khế hoặc lá kinh giới: Chuẩn bị 200g lá cây, rửa sạch, sao nóng, dùng một miếng vải sạch bọc lấy phần lá đã sao rồi chườm lên vùng da bị mề đay. Việc này giúp giảm ngứa nhanh chóng, hiệu quả. 
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp an thần, mang tới cảm giác dễ chịu, kích thích ngủ ngon. Uống trà cũng giúp giảm cảm giác khó chịu do mề đay gây ra, giúp người bệnh ngủ dễ dàng hơn. 

Các mẹo dân gian giúp kiểm soát một phần triệu chứng của bệnh, giúp giảm ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng. Tuy nhiên, các phương pháp này không giúp điều trị triệt để. Do đó, để xử lý tận gốc, người bệnh vẫn cần tìm tới bác sĩ để được tư vấn phác đồ phù hợp. 

Chữa nổi mề đay ban đêm bằng Đông y 

Theo quan điểm của Đông y, nổi mề đay vào ban đêm xuất phát do chức năng giải độc của gan, thận bị suy giảm, hệ miễn dịch kém khiến các yếu tố gây bệnh như phong hàn, thấp nhiệt,… có cơ hội tấn công cơ thể mà sinh bệnh. 

Từ quan điểm này, Đông y nhận định, muốn điều trị dứt điểm mề đay, cần tác động vào căn nguyên gây bệnh. Điều này có nghĩa phải tập trung bồi bổ, phục hồi chức năng tạng phủ nhất là gan, thận, đồng thời điều dưỡng, cải thiện sức đề kháng, từ đó tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên cho cơ thể. Chỉ có như vậy, nổi mề đay ban đêm mới được đẩy lùi và hạn chế tái phát hiệu quả. 

Thuốc Đông y chữa mề đay tận gốc
Thuốc Đông y chữa mề đay tận gốc

Đáng nói, các bài thuốc Đông y có thành phần chính từ thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người dùng. Bệnh nhân thuộc nhiều đối tượng khác nhau như người cao tuổi, phụ nữ có thai, người cho con bú, trẻ em,… đều có thể sử dụng. 

Cách phòng tránh nổi mề đay ban đêm

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại, đồng thời ngăn không cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sử dụng nước ấm tắm, dùng khăn bông mềm lau khô da. Tuyệt đối không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Giữ nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, hạn chế tiếp xúc môi trường nóng – lạnh đột ngột. 
  • Không sử dụng thức ăn lạ, bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, các thực phẩm có khả năng gây hại cho sức khỏe. 
  • Không sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm, hóa chất ngoài da khi bị nổi mề đay. 
  • Hạn chế gãi, cào, cọ xát mạnh nhằm tránh làm tổn thương da. 
  • Tránh tiếp xúc các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, mỹ phẩm…
  • Không dùng quần áo bó sát, khó thấm hút mồ hôi. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh nổi mề đay vào ban đêm. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn đọc. Nhằm tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, ngay khi phát hiện các triệu chứng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp xử lý thích hợp. 

5/5 - (1 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?