Nổi Mề Đay Ở Mặt Là Gì Và Cách Khắc Phục Cho Da Sáng Mịn
Nổi mề đay ở mặt – vị trí nhạy cảm ảnh hưởng nhiều đến đời sống, căn bệnh này chữa thế nào? Tìm hiểu về hiện tượng, nhiều người giật mình vì chính cách chăm sóc da, trang điểm sai cách đã làm hại họ. Làm thế nào để ngăn ngừa, điều trị, lấy lại làn da sáng mịn sau đó, bài viết sau sẽ chỉ rõ.
Nổi mề đay ở mặt là bệnh gì và sức ảnh hưởng
Nhiều người bị nổi mề đay trên mặt mà không hiểu rõ đây là bệnh gì và mức độ nguy hiểm của nó. Ta có thể hiểu nổi mề đay ở mặt là phản ứng của da khi bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Nó khiến da bị đốm đỏ, mặt sưng phù và làm bạn ngứa ngáy. Tình trạng này có thể hết sau vài ngày nhưng cũng dễ kéo dài và chuyển thành mãn tính.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu từ chuyên gia thì dị ứng nổi mề đay ở mặt không phải bệnh nan y. Nó cũng không đe dọa đến tính mạng, nhưng, biểu hiện của bệnh làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, cản trở sinh hoạt và cuộc sống.Đáng chú ý, nổi mề đay ngứa ở mặt khi điều trị không kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng:
- Gây bội nhiễm: Tổn thương da mặt lặp lại nhiều lần do việc chữa trị, chăm sóc không đúng cách. Thêm vào đó, người bệnh bị ngứa thường hay gãi, cào, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.
- Viêm kết mạch dị ứng: Khi vùng da bị mề đay lan rộng thì kết mạc cùng vùng da quanh mắt dễ bị viêm nhiễm dị ứng.
Chính bởi vậy, không chỉ khiến bạn khó chịu, mặc cảm và tự ti, bệnh nổi mề đay trên mặt còn tác động không nhỏ đến sức khỏe làn da. Cho nên ngay khi có biểu hiện nổi đốm đỏ trên mặt kèm theo ngứa ngáy, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán ngay.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện tượng nổi mề đay có nhiều yếu tố dẫn đến, trường hợp bị trên mặt có thể là do:
- Tiếp xúc với nắng: Làn da bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào có thể bị cháy nắng, khô sạm và bị kích ứng. Từ đó dẫn đến nổi mẩn ngứa mề đay.
- Dùng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có chứa nhiều chì, chất tẩy rửa và dầu khoáng hay paraben thì độ pH trong đó cũng cao. Nó khiến da bị giảm sức sống, bị kích thích dẫn đến dị ứng và nổi mề đay, ngứa ngáy.
- Thay đổi nhiệt đột ngột: Mặt tiếp xúc với nhiệt quá lạnh hoặc quá nóng, đặc biệt là chuyển từ 2 dạng này sang nhau liên tiếp sẽ khiến tình trạng bệnh rất dễ xảy ra. Bởi vậy, khi chúng ta vệ sinh da mặt bằng nước cần hết sức chú ý đến yếu tố nhiệt độ.
- Da quá khô: Thông thường, lớp màng lipid trên da sẽ làm nhiệm vụ giữ ẩm, bảo vệ tế bào xa nhất cơ thể này. Vì nhiều lý do mà lớp lipid bị phá hủy, nó làm da bị khô và dễ nổi mẩn ngứa, mề đay.
- Nguyên nhân khác: Nổi mề đay ở mặt còn có thể xuất hiện ngay cả khi bạn bị một vết cắn nhỏ của côn trùng, bị phấn hoa rơi vào mặt hoặc chạm, ăn phải thực phẩm gây dị ứng…
Bởi những lý do trên, chúng ta cần hết sức cảnh giác với các yếu tố có thể tấn công vào da mặt. Tránh để chúng khiến bề mặt da xấu xí, sưng mẩn nổi mề đay vào ban đêm.
Triệu chứng nổi mề đay ở mặt thường thấy
Nổi mề đay dị ứng ở trên mặt có thể nhận biết dựa trên những dấu hiệu cơ bản như là:
- Phần da mặt có hiện tượng nóng ran như bị cháy nắng và chuyển sang màu đỏ tươi.
- Có biểu hiện sưng phù lên ở má, quanh miệng, tai và quanh mắt.
- Ngứa phát ban lan rộng ra cổ, vai.
- Có mụn nước nhỏ xuất hiện trên mặt, kèm theo đó là biểu hiện da bong tróc.
- Có trường hợp còn bị sốt cao kèm theo các triệu chứng này.
XEM THÊM:
Chẩn đoán phân loại mề đay
Dựa trên các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng mà người ta chỉ ra các loại mề đay cụ thể mà người bệnh mắc phải. Từ đó đưa ra phương pháp để cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả nhất.Chẩn đoán lâm sàng
- Cho phép kiểm tra các tổn thương cơ bản như là kích thước vết sẩn phù, màu sắc vùng da. Cùng với đó là hình dáng các vết sần thay đổi thế nào, bao lâu thì mất đi, sự phân bố của chúng.
- Kiểm tra các khu vực quanh môi, mi mắt, xem có hiện tượng phù mạch Quincke hay không. Nếu bị phù ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa thì người bệnh còn bị khó thở, đau bụng, tụt huyết áp, đi lỏng…
- Bên cạnh đó bác sĩ cũng tìm hiểu về vấn đề tổn thương da do gãi ngứa. Bệnh nhân ngứa cồn cào hay chỉ bị rát bỏng, châm chích.
- Các chẩn đoán này nhằm xác định giai đoạn của bệnh một cách tương đối.
Chẩn đoán cận lâm sàngBác sĩ cần áp dụng:
- Xét nghiệm công thức máu: Nhằm phân tích số lượng bạch cầu đa nhân ái toan. Nếu số liệu này tăng thì cho biết bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay ở mặt do nhiễm ký sinh trùng. Còn nếu giảm thì có khả năng bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống.
- Thử nghiệm lẩy da: Để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh ngoại sinh nếu có. Chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo ở quanh nhà…
Phân loại mề đayMề đay ở mặt cũng như nhiều vị trí khác có thể phân loại thành hai dạng chính là:
- Mề đay cấp tính: Gồm các trường hợp bệnh kéo dài dưới 6 tuần, nguyên nhân là do dị ứng với thuốc hoặc nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố.
- Mề đay mãn tính: Xuất hiện ở mặt lâu ngày và khó chữa trị, nguyên nhân gây bệnh khó xác định.
Ngoài cách phân loại trên, người ta còn chia theo dạng mề đay vật lý, dạng phù mạch, viêm mạch. Cụ thể có các dạng mề đay vật lý như: Mề đay ở mặt do kích thích cơ học, dạng bệnh do thay đổi nhiệt độ và do tiếp xúc ánh mặt trời. Mề đay ở mặt do phù mạch chủ yếu xuất hiện ở phần mí mắt, môi.
Chữa mề đay ở mặt
Nổi mề đay ở mặt kéo dài vài tuần hoặc có thể lâu hơn gây tổn thương nhiều ở da. Để đẩy lùi những triệu chứng này, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp như:
Chữa mẹo dân gian
Nếu mới bị nổi mề đay ở mặt một vài ngày cho đến vài tuần thì có thể sử dụng một số mẹo chữa dân gian để cải thiện. Đó là các cách:Dùng nha đam trị bệnhTrong thịt lá nha đam có một lượng lớn axit amin và các chất làm dịu da, cấp ẩm và giảm thâm. Có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để chữa trị như mật ong, sữa chua hay dầu ô liu để đắp trực tiếp lên mặt.
- Đầu tiên, bạn rửa sạch da mặt bằng nước rồi dùng khăn thấm cho khô.
- Sơ chế để lấy gel nha đam rồi đắp trực tiếp lên vùng da bệnh hoặc trộn với dược liệu khác sau đó đắp lên.
- Để yên như vậy từ 5 – 10 phút rồi mới vệ sinh lại bằng nước sạch.
- Mỗi tuần tiến hành đắp 2 – 3 lần và theo dõi sự thay đổi trên khuôn mặt của bạn.
- Dùng phần lá khế (có thể lấy cả cuộng) đem rửa sạch và ngâm với nước muối để diệt khuẩn.
- Sau khi đã ngâm rửa, bạn cho lá vào nồi đun với nước cho đến khi sôi 30 phút. Kiểm tra thất màu lá vàng sẫm là được.
- Chắt nước này đem rửa mặt kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh chất từ lá khế thấm sâu vào trong da.
- Có thể lấy các bã lá vò nhẹ và đắp lên bề mặt da để cải thiện bệnh tốt hơn.
Chú ý chỉ sử dụng cách này khi nước khế đã nguội nhiều phần. Tránh dùng nước quá nóng là da bị bỏng, kích ứng. Nên thực hiện mẹo chữa mề đay với lá khế mỗi tuần 3 lần cho đến khi đạt hiệu quả.Chữa bằng rễ cam thảoTrong rễ của thảo dược này có nhiều thành phần giúp đào thải độc tố, loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh mề đay. Dân gian thường đem sắc uống để hỗ trợ điều trị từ bên trong.Cách thực hiện:
- Lấy phần rễ của cây cam thảo đem rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn nhỏ tầm hai đốt ngón tay.
- Phơi khô các rễ này rồi đem sắc kỹ lấy nước uống.
- Dùng nước này thay nước lọc, mỗi ngày sắc một ấm.
- Sắc uống liên tục khoảng 1 tuần đến khi không còn mề đay ở mặt.
Chữa bằng dứaTrong quả dứa có chứa nhiều enzyme bromelain là chất kháng khuẩn, làm giảm sưng viêm. Người dân nhiều nơi thường dùng dược liệu này chữa mề đay trên mặt như sau:
- Gọt bỏ vỏ và các mắt dứa thật sạch rồi thái miếng và giã nát ra.
- Vệ sinh da mặt sạch, để khô nước rồi đắp phần dứa đã giã lên, để như vậy từ 10 – 15 phút.
- Sau đó vệ sinh lại với nước cho sạch và lau lại. Tiếp tục thực hiện như vậy đều đặn nhiều ngày đến khi khỏi.
Chú ý rằng việc ăn dứa không cho hiệu quả điều trị bệnh, trái lại, nếu dùng cho người bị dị ứng với quả này thì còn gây hại.Dùng bột yến mạchCũng là một dược liệu tự nhiên có tính chống viêm, giảm ngứa, bột yến mạch có thể kết hợp cùng sữa chua hay mật ong để làm dịu và xóa dần mề đay trên mặt.
- Lấy bột yến mạch trộn đều với sữa chưa hoặc mật ong để được hỗn hợp đặc sệt.
- Vệ sinh làn da mặt sạch và lấy khăn bông thấm khô ráo.
- Sau đó thoa hỗn hợp yến mạch mật ong hoặc yến mạch sữa chua lên, để 10 – 15 phút.
- Khi các chất đã thẩm thấu, làn da căng mịn thì rửa lại với nước mát và lau khô.
- Lặp lại mỗi ngày khi vệ sinh da sáng và tối để gia tăng hiệu quả.
Dùng mẹo dân gian trị bệnh không phải cách xử lý từ căn nguyên. Bởi vậy, người bệnh chỉ nên áp dụng để làm giảm triệu chứng. Đồng thời kết hợp thăm khám để biết rõ nguyên nhân, từ đó tìm cách khắc phục triệt để.
Chữa bằng Tây y
Nổi mề đay ở mặt là vị trí mắc bệnh khá nhạy cảm do phần da này mỏng. Bởi vậy tốt nhất người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo đơn.Có một số thuốc đem lại hiệu quả giảm triệu chứng mề đay khá hiệu quả, có thể dùng cho da mặt như sau:
- Nước muối sinh lý: Dùng để loại bỏ các dị nguyên bên ngoài và ngừa nhiễm trùng. Bạn chỉ cần thấm vào bông gạc rồi lau nhẹ nhàng trên da hoặc đắp lên khoảng 5 phút để làm dịu vùng bệnh.
- Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc này có cả dạng bôi và uống nhưng loại dùng ngoài da thường đáp ứng kém và dễ gây kích ứng. Bởi vậy, người ta thường sử dụng loại uống kháng Histamin thế hệ II.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Đây là hoạt chất chống viêm và dị ứng mạnh được kê theo đơn. Không chỉ dùng cho người bệnh nổi mề đay mà còn có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm da cơ địa hoặc các tổn thương da mãn tính khác. Mặc dù vậy, người dùng nên cẩn trọng với các tác dụng phụ của nó, tốt nhất chỉ nên dùng cho tình trạng da mặt nổi mề đay nặng trong thời gian ngắn.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng trong trường hợp các thuốc trên không đem lại hiệu quả.
- Thuốc sát trùng dạng bôi: Người bệnh sử dụng các thuốc chứa axit kẽm salicylic hoặc axit fusidic để ngăn chặn bội nhiễm.
Dùng thuốc bôi trị mề đay trên mặt cần chú ý tránh để dính vào mắt và miệng. Nếu bị mề đay phù mạch ở mắt, miệng cần sử dụng các đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc Tây nhằm giảm triệu chứng nhanh chóng. Đặc biệt phải chú ý đến thành phần của thuốc, tránh dùng loại mà cơ thể bạn bị dị ứng.
Chữa bằng Đông y
Nổi mề đay trong y học cổ truyền gọi là tầm ma chẩn hoặc phong chẩn khối. Người ta ghi chép rằng các yếu tố như phong nhiệt xâm nhập làm chính khí suy giảm, rối loạn, vệ khí bất hòa, độc tố tích tụ chính là nguyên nhân gây bệnh.Để xử lý tình trạng này, các thầy thuốc tập trung vào việc khắc phục từ gốc bằng thảo dược.Bài thuốc số 1Có tên là Tiêu ban hoàn bì thang, thuốc này đã được Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam xử lý nhằm mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa.Công dụng:
- Loại mề đay mẩn ngứa ở mặt nhanh chóng nhờ các kháng sinh tự nhiên mạnh có khả năng làm tiêu độc, sát trùng.
- Bồi bổ cho Phế, Thận, Can nhằm lưu thông khí huyết, loại bỏ độc tố tồn ứ.
- Cung cấp các chất bổ dưỡng nhằm bồi bổ tạng phủ, tăng đề kháng, ngừa bệnh lâu dài.
Thành phần:
- Tiêu ban hoàn bì thang được bào chế từ các vị chính như thuyền thoái, ngưu bàng tử, bạch tô, sinh địa.
- Cùng với đó là cát cánh, tang diệp, hoa kim ngân và cây phù bình.
Tất cả các dược liệu được đảm bảo sạch và bào chế sẵn theo đúng tiêu chuẩn an toàn. Thuốc này dùng được cho cả trẻ nhỏ, chị em đang nuôi con bú hoặc mang thai.Người bệnh nên khám da liễu để biết rõ tình trạng da mặt. Từ đó sử dụng liều lượng thuốc tương ứng và phù hợp nhất.
- Sài hồ, tang ký sinh, cây diếp dại và hoa kim ngân, cây trôm lay.
- Kết hợp cùng thiên niên kiện, cây đơn đỏ và quế chi.
- Đem tất cả đi rửa rồi sắc với 4 bát nước ở nhiệt lượng thấp để được hỗn hợp cô cạn gồm 2 bát nước.
- Đem uống ấm 2 lần trong ngày cho hết, tiếp tục sắc như vậy những ngày sau với các thang thuốc tương tự. Dùng đến khi hết bệnh.
Bài thuốc số 3Bài thuốc này dùng cho người bị nổi mề đay trên mặt do bị phong nhiệt. Trong đó dùng đến:
- Hoa kim ngân, hồi thảo cùng với đơn đỏ.
- Kết hợp cùng địa sinh, liên kiều và ngưu bàng tử, trôm lay, giả tô.
- Lấy liều lượng các thuốc bằng nhau, đem rửa sạch và nấu với 500ml nước.
- Để lửa nhỏ cho đến khi nước cạn thì tắt bếp, dùng mỗi ngày 3 lần đến khi khỏi.
Dù sử dụng cách chữa nào trên đây, người bệnh cũng cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn. Đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh tái pháp. Đây cũng là cách phòng chống nổi mề đay hiệu quả mà các chuyên gia khuyên làm.
Ngừa nổi mề đay trên mặt
Đối với vùng da nhạy cảm này, bên cạnh việc điều trị, bạn còn phải kết hợp các cách phòng ngừa để nâng cao sức đề kháng, phục hồi khả năng bảo vệ da.
- Bổ sung các loại rau xanh để giải độc, loại bỏ triệu chứng bệnh.
- Dùng thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày để thêm chất kháng sinh, làm giảm ngứa, tiêu viêm.
- Sử dụng cam táo và các loại quả giàu vitmain C khác để tăng cường miễn dịch và chống lại các tác nhân bên ngoài.
- Hạn chế dùng thức ăn giàu đạm như thịt bò và sữa, hải sản để tránh làm giải phóng Histamin gây dị ứng.
- Tránh ăn nhiều món mặn, ngọt để hạn chế sự kích thích lên hệ thần kinh ngoại biên.
- Loại bỏ đồ cay nóng để giảm nguy cơ sưng phù da mặt.
- Không uống rượu bia và tránh dùng các chất kích thích khác nhằm đảm bảo tuần hoàn máu, tránh nổi mẩn.
- Làm sạch da mặt mỗi ngày 2 lần sáng và tối, kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm tự nhiên để cân bằng pH.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên, tốt nhất là bằng các sản phẩm tự nhiên.
- Không dùng các mỹ phẩm, chất tẩy rửa, trang điểm gây kích ứng da mặt.
- Có thể dùng các loại kem có tính năng ngừa khuẩn, nấm an toàn cho da.
- Hạn chế việc dùng thuốc Tây, đặc biệt là các thuốc gây dị ứng. Tốt nhất nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- Cần tẩy trang sạch sẽ da mặt đúng cách sau mỗi ngày và rửa lại với sữa rửa mặt.
- Khi đi ra trời nắng cần đeo khẩu trang và dùng kem chống nắng phù hợp.
- Tốt nhất không trang điểm khi da mặt đang nổi mề đay, tránh làm lỗ chân lông thêm bí bách.
Khám, chữa mề đay ở mặt tại đâu tốt
Mề đay là bệnh da liễu có ảnh hưởng khá tiêu cực đến đời sống sinh hoạt. Các cơ sở chữa bệnh da liễu chính là địa điểm mà bạn nên tham khảo để chữa bệnh này. Có thể kể đến các cơ sở uy tín, nhiều người đã chữa khỏi như sau:
- Viện Da liễu Hà Nội: Có trụ sở ở số 79B, trên phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là đơn vị hàng đầu trong chữa trị bệnh ngoài da như viêm da, Eczema, nổi mề đay.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Đây cũng là đơn vị khám chữa mề đay nổi tiếng đã có lịch sử lâu đời. Người bệnh nổi mề đay ở mặt có thể đến số 37A ngõ 97 đường Văn Cao quận Ba Đình để chữa tại Hà Nội. Còn nếu ở TP. Hồ Chí minh thì đến số 100 đường D1, Bình Thạnh.
- Viện da liễu TW: Tọa lạc ở số 15A phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, đây cũng là cơ sở khám chữa các bệnh da liễu như mề đay, chàm da nổi tiếng ở phía Bắc.
- Bệnh viện Quân dân 102: Tuy mới hình thành nhưng cơ sở chữa bệnh theo Y học cổ truyền này sớm đã được nhiều người biết đến là đơn vị chữa mề đay giỏi. Bệnh viện có 2 cơ sở, bệnh nhân phía Bắc đến số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Nam Từ Liêm, Hà Nội; bệnh nhân phía Nam đến số 179 Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh.
Ngoài ra còn có viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn cũng là cơ sở mà người bệnh nổi mề đay ở mặt nên đến. Đơn vị này có cơ sở tại 123 Hoàng Ngân, Hà Nội và 48B, Đặng Dung, quận 1, HCM. Cùng với đó là nhiều cơ sở, phòng khám da liễu uy tín khác, bạn nên tìm hiểu thêm kỹ càng trước khi lựa chọn địa chỉ chữa mề đay.Nổi mề đay ở mặt gây rất nhiều phiền toái, hơn nữa nó cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng. Để giữ gìn khuôn mặt khỏi căn bệnh này, bạn đừng quên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan. Hãy đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các dấu hiệu của mề đay trên mặt.
THÔNG TIN HỮU ICH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!