Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý về da rất phổ biến. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu nổi mẩn đỏ xuất hiện những triệu chứng khác kèm theo sẽ rất nguy hiểm, cần khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh biến chứng nặng hơn.
Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương ở da phổ biến. Trẻ có thể bị nổi mề đay, mẩn đỏ toàn thân hoặc chỉ nổi mẩn đỏ ở một vài bộ phận như chân, tay, mặt,… Do cấu trúc da của trẻ sơ sinh còn chưa ổn định, vì vậy khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ da dễ gặp kích ứng. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh từ đâu sẽ giúp bố mẹ tìm được cách chữa trị hiệu quả. Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến như:
Ban đỏ nhiễm độc
Đây là bệnh lý lành tính, không có nguyên nhân cụ thể, rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh, cũng có trường hợp bệnh khởi phát sau 14 ngày.
Triệu chứng điển hình là những nốt mề đay mẩn đỏ có đường kính 2 – 3mm, mụn nước nổi thành từng mảng ở mặt, thân người. Sau 2 tuần, các nốt mẩn đỏ do ban đỏ nhiễm độc có thể tự biến mất mà không cần điều trị.
Dị ứng
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ chống lại các tác nhân được coi là không bình thường với cơ thể. Các tác nhân gây dị ứng bao gồm: Thời tiết, thức ăn, sữa, phấn hoa,… Biểu hiện của bệnh là tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban trên da, cảm giác căng cứng, da khô, nứt nẻ, bong tróc, sưng đỏ,… Nhiều trường hợp có thể kèm triệu chứng như sốt, mất nước, chán ăn,…
Mụn trứng cá trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh còn được gọi là mụn sữa, nguyên nhân gây mụn được cho là do lượng hormone trẻ nhận được từ mẹ vào giai đoạn cuối thai kỳ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các nốt mẩn đỏ, viêm sưng và có mủ như mụn trứng cá ở người lớn, xuất hiện chủ yếu ở mặt, trán,…
Đây là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da bé sau này.
Hăm da
Hăm da là hiện tượng vùng da đóng tã, bỉm của trẻ bị phát ban. Tình trạng này thường gặp ở bé từ 8 – 12 tháng tuổi, do sự ứ đọng của phân và nước tiểu khiến da bị kích ứng.
Triệu chứng điển hình là: Vùng da đóng bỉm tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị nổi mẩn đỏ thẫm, sần sùi trên da. Trường hợp nặng các nốt mẩn đỏ chuyển thành vết loét, chảy nước, chảy máu. Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn.
Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có khoảng 95% trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi bị mắc viêm da tiết bã nhờn. Đây là một dạng tổn thương da mãn tính, có liên quan đến hoạt động của nấm men và rối loạn tuyến bã nhờn.
Dấu hiệu thường gặp là trên da nổi mẩn đỏ, có vảy nhỏ màu vàng, bong tróc, nhờn. Bệnh xảy ra chủ yếu ở vùng da nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, bẹn, cổ, sau tai và vùng da mặt. Bệnh có thể thuyên giảm nhanh và không để lại biến chứng nếu được chăm sóc tốt.
Chàm sữa
Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện của bệnh chàm sữa. Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi với đặc trưng là những nốt mẩn đỏ, lan rộng ở mặt, 2 bên má, tay, chân. Sau đó chuyển thành các mụn nước nhỏ màu đỏ, rỉ nước, có vảy nhỏ li ti. Nếu dùng tay chạm vào có cảm giác thô ráp, da khô và căng lên.
Nếu không được vệ sinh tốt, vùng da tổn thương rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm, gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi điều trị. Trẻ bị nhiễm bệnh có thể do yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng, thời tiết hanh khô, tiếp xúc hóa chất,…
Rôm sảy
Rôm sảy là một bệnh lý về da, xảy ra khi da bị kích thích, lỗ chân lông bị bít tắc khiến mồ hôi không thoát ra được. Nguyên nhân gây rôm sảy do thời tiết nóng bức, vệ sinh da không tốt, trẻ mặc nhiều quần áo.
Trẻ sơ sinh thường dễ bị rôm sảy do cấu trúc da của trẻ chưa ổn định, dễ bị kích ứng bởi tác nhân bên ngoài nhất. Trẻ bị rôm sảy có những dấu hiệu như nổi nhiều các nốt mẩn đỏ hoặc hồng nhạt trên da, mọc chủ yếu ở đầu, cổ, vai, lưng, gây ra tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Những vết mẩn đỏ có thể xuất hiện ở khắp toàn thân trẻ hoặc khu trú tại vùng da nhất định.
Nếu bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là phản ứng thông thường, không đi kèm với triệu chứng khác thì không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Các nốt mẩn đỏ này có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên do da trẻ sơ sinh còn rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan, cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy nghiêm trọng kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sụt cân, quấy khóc thì có thể là biểu hiện bệnh lý khác về da liễu hoặc bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay lập tức.
Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh
Thông thường, tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý lành tính, có thể tự biến mất sau một thời gian mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng thì cần có biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường về da, phụ huynh cần nhanh chóng tìm ra những cách chữa trị kịp thời để làm giảm khó chịu cho trẻ. Một số cách chữa thường dùng như:
Giảm nổi mẩn ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian tại nhà
Điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian được khá nhiều bố mẹ áp dụng. Với nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên có tác dụng điều trị triệu chứng mẩn ngứa nhẹ ở trẻ. Một số cách chữa thường dùng như:
- Dùng lá trầu không nấu nước tắm cho trẻ: Rửa sạch và vò nát lá trầu không, cho vào nồi nấu sôi, hòa nước đủ ấm và tắm cho trẻ.
- Dùng lá khế điều trị mẩn đỏ: Lá khế làm sạch, rang cho héo rồi đem giã nát. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da mẩn đỏ trong 10 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
- Nấu nước mướp đắng tắm cho trẻ: Thái quả mướp thành từng lát mỏng rồi cho vào nước nấu sôi, pha nước tắm cho trẻ hàng ngày để cải thiện tình trạng mẩn đỏ.
Điều trị bằng thuốc tây y
Ngoài việc áp dụng các biện pháp dân gian, cha mẹ có thể kết hợp điều trị cùng với một số thuốc tây y được bào chế ở dạng thuốc bôi.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc Tây cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ khiến da tổn thương nặng hơn. Đặc biệt là trẻ sơ sinh cơ địa còn rất nhạy cảm, da dễ bị kích ứng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định sử dụng để cải thiện tình trạng mẩn đỏ như:
- Thuốc kháng Histamine nhóm H1
- Thuốc bôi ngoài da giảm ngứa ngáy
- Kem dưỡng ẩm, làm dịu da kích ứng
- Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, sưng viêm ngoài da.
Điều trị bằng phương pháp Đông y
Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng có cơ địa vô cùng nhạy cảm, bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt. Vì vậy, khi điều trị mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý tính an toàn cho cơ thể trẻ.
Trong Đông y, tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ là do cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt kết hợp với ngoại tà xâm nhập, suy nhược cơ thể từ đó gây tổn thương da, nổi mề đay mẩn ngứa.
Bài thuốc Đông y sử dụng những loại thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính để cải thiện mẩn ngứa, loại trừ căn nguyên của bệnh như hạ khô thảo, bồ công anh, diệp hạ châu, cà gai leo,…
Để điều trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy các vị thuốc được nghiên cứu, kết hợp để hỗ trợ gan, thận hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng giúp cơ thể đối kháng lại với triệu chứng bệnh.
Hiện nay, rất nhiều người bệnh tin dùng TIÊU BAN HOÀN BÌ THANG của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Đây là bài thuốc do chính bác sĩ Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý gây mẩn đỏ như mề đay, dị ứng, viêm da…
Tiêu ban hoàn bì thang được nhiều người bậc phụ huynh tin dùng để điều trị cho trẻ nhỏ bởi bài thuốc sở hữu một cơ chế điều trị tối ưu và thành phần nam dược lành tính.
Về cơ chế điều trị, Tiêu ban hoàn bì thang trước hết hồi phục và tăng cường chức năng của các tạng Phế, Thận, Can. Nếu Phế được nâng cao thì vệ khí được tăng cường, ngăn ngừa các tà khí gây hại cho cơ thể. Còn Thận, Can được bổ dưỡng thì cơ thể sẽ thải độc rất hiệu quả, đẩy lùi các nội tà tự sinh do tạng phủ suy yếu.
Ngoài việc điều trị triệt để các bệnh lý gây mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trẻ, Tiêu ban hoàn bì thang còn có tác dụng phòng ngừa tái phát trở lại, cho hiệu quả bền vững. Bởi bài thuốc chú trọng rất nhiều vào yếu tố dưỡng sinh, cải thiện cơ địa mẫn cảm và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Về thành phần của Tiêu ban hoàn bì thang, bài thuốc sử dụng hoàn toàn nam dược trong bào chế. Để tạo thành cơ chế điều trị vượt trội như trên, bài thuốc kết hợp chủ yếu các nhóm:
- Thảo dược tiêu sưng, trừ mủ, chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt: phù bình, liên kiều, kim ngân, ngưu bàng tử…
- Thảo dược khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, giải dị ứng: thuyền thoái, cát cánh, kim ngân, tang diệp…
- Thảo dược bổ huyết, phá kết tụ khí, cải thiện hệ miễn dịch: kinh giới, sinh địa, tang diệp, cát cánh…
Các thảo dược sử dụng trong bài thuốc đặc biệt an toàn dùng cho trẻ nhỏ bởi đều là nam dược được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Lý giải về điều này, bác sĩ Lê Phương cho biết:
“Nam dược phát triển tốt ở nước ta, hợp về thổ nhưỡng, khí hậu, không bị tăng độc tính tự nhiên nên rất phù hợp để chữa bệnh cho người Việt. Trung tâm Đông y Việt Nam cũng chọn các vùng địa lý phù hợp để trồng trọt nhằm đảm bảo cây thuốc cho dược chất tốt nhất”.
Việc tự cung ứng nguồn dược liệu cũng đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, tránh tình trạng sử dụng phải thuốc nhập lậu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, tất cả các thảo dược sử dụng trong Tiêu ban hoàn bì thang đều được kiểm nghiệm an toàn tại Học viện Quân y. Vì vậy đảm bảo tối đa độ an toàn, lành tính khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
Một số lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Để phòng ngừa tình trạng mẩn đỏ biến chứng nặng hơn, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống cho bé. Dưới đây là các lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ:
- Vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên: Tắm rửa, vệ sinh da cho trẻ bằng nước ấm, nước muối loãng. Không nên tắm cho bé bằng xà phòng, sữa tắm nhiều lần.
- Chế độ dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, đảm bảo trẻ bú mẹ tối thiểu 6 tháng. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi và tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như thực phẩm lên men, sữa,…
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Môi trường sống đảm bảo vệ sinh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Thay quần áo thường xuyên, mặc đồ thấm hút mồ hôi, không để trẻ gãi cào lên vùng da mẩn đỏ.
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Trong trường hợp bệnh da liễu làng tính, tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng nếu tình trạng tổn thương da đi kèm với các triệu chứng toàn thân, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
Thông tin hữu ích:
Cho em hoi be trai nha em duoc 3 thang tuoi tu nhien noi hot do nhu muoi chich co 2 3 ngày nó lang xuong co huy hiem khong bac sy
Cho hỏi con em 17 ngày tuổi mặt bé có nổi nhiều mụt như mụn trứng cá .giờ làm thêa nào để điều trị