Nổi Mẩn Đỏ Ở Háng Không Ngứa Nguyên Nhân Do Đâu? Chữa Ra Sao?

Cập nhật: 09/04/2024

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là tình trạng rất nhiều người mắc, có cả nam, nữ và thường ở độ tuổi sinh sản. Tình trạng này không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng nguyên nhân do đâu?

Bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng là triệu chứng bất thường xuất hiện ở vùng da háng. Biểu hiện là vùng da đỏ lên sau đó xuất hiện các nốt ban, mụn nước khi càng gãi thì càng có biểu hiện lan rộng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do: 

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa do dị ứng tiếp xúc

Da dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc với một số các chất dễ gây dị ứng như: nước bẩn, lông động vật, quần áo không sạch sẽ,… hoặc một số sản phẩm hóa chất không đảm bảo như: sữa tắm, dung dịch vệ sinh,… 

Dấu hiệu đặc trưng là da vùng háng bị nổi mẩn đỏ (có một vài trường hợp có thể gây ngứa). Tình trạng này sẽ hết khi người bệnh không tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng do dị ứng tiếp xúc
Nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng do dị ứng tiếp xúc

Do dị ứng thuốc Tây

Một số loại thuốc kháng sinh khi sử dụng có tác dụng phụ khiến da bị nổi mẩn đỏ. Khi thôi sử dụng thuốc tình trạng mẩn đỏ sẽ tự hết. Tuy nhiên trường hợp cơ địa yếu lại rất nguy hiểm vì có thể gây ra hiện tượng suy hô hấp.

Nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng do phát ban

Nhiệt độ tăng cao kết hợp với không khí hanh khô khiến cơ thể nóng và đổ nhiều mồ hôi. Tuyến mồ hôi hoạt động nhiều khiến nang lông nở ra và bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Từ đó hình thành các ban đỏ, mẩn chứa chất lỏng trắng không gây ngứa. Háng là khu vực đổ nhiều mồ hôi và ẩm ướt vì vậy rất dễ nổi phát ban.

Bị bệnh hắc lào

Bệnh này được hình thành do loại nấm Dermatophytes. Hắc lào xuất hiện ở háng và các khu vực xung quanh như mông, đùi. Biểu hiện của bệnh là vùng da háng xuất hiện  vệt đỏ bao quanh các mụn nước li ti. Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Bệnh hăm da bẹn

Bệnh hăm da xuất hiện ở những vùng da ẩm ướt như dưới cổ, nếp gấp ở bụng, kẽ ngực, kẽ chân, háng,… Khu vực háng, bẹn là nơi tiết ra nhiều mồ hôi, da ẩm ướt là môi trường thuận lợi phát triển bệnh. 

U mềm lây

Là bệnh nhiễm trùng do virus Molluscum contagiosum gây ra. Khi bị bệnh da sẽ tổn thương và nổi lên các nốt mẩn đỏ hoặc trắng ở háng. Các nốt này cứng, có nước dịch nhưng không gây ngứa. Khi nước dịch vỡ làm lây lan mụn ra các vùng da bên cạnh.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là bệnh xảy ra đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục. Các mụn này xuất hiện ở háng, có kích thước nhỏ li ti và không gây ngứa.

Bệnh giang mai

Giang mai cũng là một bệnh gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Triệu chứng ban đầu của bệnh là xuất hiện các mẩn đỏ ở háng, cứng, nhẵn và không chứa mủ. Sau một thời gian ủ bệnh sẽ lây lan ra các khu vực xung quanh và toàn thân. Đây là bệnh truyền nhiễm nên cần đặc biệt lưu ý điều trị.

Ngoài một số nguyên nhân trên, nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa còn do không vệ sinh háng sạch sẽ, dùng khăn lau ẩm ướt, mặc quần áo ướt, bị ẩm mốc,… 

Các cách chữa khi bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở háng khiến bạn rất khó chịu, không được tự nhiên. Đặc biệt khi bệnh không điều trị kịp thời ảnh hưởng rất lớn đến bộ phận sinh dục.

Một số phương pháp cơ bản điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng:

Chữa nổi mẩn đỏ ở háng bằng bài thuốc dân gian

Thông thường các bài thuốc dân gian sử dụng vị thuốc có khả năng chống viêm, giảm mẩn đỏ ở háng. Đây là các vị thuốc từ tự nhiên rất an toàn khi sử dụng cho vị trí nhạy cảm này.

  • Tinh dầu trà: Sử dụng hỗn hợp tinh dầu trà và dầu dừa thoa vào vùng da nổi mẩn đỏ ở háng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Các hoạt chất có trong tinh dầu trà giúp chống viêm, diệt khuẩn hiệu quả.
  • Sài đất: Lấy một ít sài đất tươi rửa sạch, giã nhỏ với muối rồi đắp lên vùng da ở háng nổi mẩn đỏ. Các hoạt chất thấm sâu vào da giúp loại bỏ mẩn đỏ và khả năng gây viêm.
  • Tỏi đen: Tỏi có tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn nên thường được sử dụng để trị dị ứng mề đay. Bạn có thể lấy tỏi đen ngâm với rượu và thoa hàng ngày lên da.

Các bài thuốc dân gian này các bạn có thể áp dụng để trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa trong trường hợp nhẹ. Tình trạng mẩn đỏ lan rộng và có biểu hiện viêm cần gặp bác sĩ để điều trị chuyên khoa.

Chữa nổi mẩn đỏ ở háng bằng thuốc Tây y

Có rất nhiều loại thuốc Tây y dùng để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng. Người bệnh có thể sử dụng:

  • Thuốc uống: Đây là các loại thuốc kháng Histamin có công dụng kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn đỏ.
  • Thuốc bôi: Các loại thuốc này có khả năng sát trùng, tiêu độc và hạn chế nhiễm khuẩn da. Một số loại thuốc bôi thường sử dụng: Thuốc Steroid, dung dịch Jarish, thuốc mỡ corticoid,…
  • Thuốc làm ẩm da: Các loại thuốc làm ẩm da thường sử dụng: Gurea 10% (hoặc petrolatum), chất làm ẩm da, kem dưỡng chứa kẽm. Loại thuốc này có công dụng cung cấp dưỡng chất cần thiết để da duy trì độ ẩm nhất định, hạn chế tình trạng sưng phù, bóc vảy do da khô tại vùng ở háng.
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh

Thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng nhưng dễ để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Ngoài việc kiên trì sử dụng các phương pháp điều trị, bạn nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc da khác như ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra cần phải giữ gìn vệ sinh háng hàng ngày để tránh tạo điều kiện cho mẩn đỏ phát triển hoặc tái phát trở lại sau khi khỏi

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC