Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng, Bụng Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Cập nhật: 09/04/2024

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng có thể dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe của làn da như: bệnh mề đay, viêm nang lông, chàm da,… Do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan, cần sớm đi khám và có biện pháp điều trị dứt điểm, ngăn ngừa kịp thời. 

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng là tình trạng cơ thể xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, mẩn đỏ gây ngứa ngáy trên da. Các dấu hiệu này có thể có nguyên nhân do côn trùng đốt, dị ứng do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc mắc bệnh lý da liễu nào đó. 

Một số bệnh lý gây tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng thường gặp có thể kể đến như:

Viêm da cơ địa

Triệu chứng của viêm da cơ địa là nổi mẩn đỏ, phát ban, viêm sưng và ngứa ngáy
Triệu chứng của viêm da cơ địa là nổi mẩn đỏ, phát ban, viêm sưng và ngứa ngáy

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, gây rất nhiều phiền toái bởi khó có thể điều trị dứt điểm bệnh và có thể tái phát bất cứ thời điểm nào. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, cơ địa, thời tiết,…. 

Các triệu chứng điển hình của bệnh là nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa da, xuất hiện mụn nước có chứa dịch mủ màu trắng, da có dấu hiệu sưng viêm, đóng vảy, khô cứng,… ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và thẩm mỹ làn da.

Viêm nang lông

Viêm lỗ chân lông ở lưng là do tuyến mồ hôi lưng hoạt động mạnh, vệ sinh không sạch sẽ, gây bít lỗ chân lông và viêm nhiễm dẫn tới nổi mẩn đỏ ở lưng. Triệu chứng của bệnh là tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn sẩn chứa mủ trắng và đau rát trên da,… 

Dị ứng

Dị ứng da xảy ra do da chịu kích ứng bởi những tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, thực phẩm, thời tiết,...
Dị ứng da xảy ra do da chịu kích ứng bởi những tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, thực phẩm, thời tiết,…

Phần lớn tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng, nổi mẩn đỏ ở ngực xảy ra do da bạn chịu kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài gây dị ứng như mỹ phẩm, thực phẩm, thời tiết, lông thú nuôi,… Triệu chứng điển hình của bệnh là trên da xuất hiện mụn đỏ, mụn cám, ngứa ngáy, kích ứng, nóng rát,…

Các triệu chứng có thể hết sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không chủ quan, bởi tình trạng dị ứng khi bị viêm nhiễm nặng sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Mề đay

Nổi nốt đỏ ở lưng và bụng đi kèm với hiện tượng ngứa ngáy thì rất có thể bạn đang . Triệu chứng điển hình của bệnh là các nốt mẩn đỏ tập trung thành từng mảng, tình trạng ngứa da ngày càng nhiều có thể lan toàn thân.

Nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng do mang thai

Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn đỏ ở da. Trong quá trình mang thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột khiến da xuất hiện mẩn ngứa trên diện rộng.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh da liễu dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh. Những khu vực da nhạy cảm, khó vệ sinh, thường xuyên ra mồ hôi như lưng, kẽ tay chân, háng có dễ bị nhiễm bệnh nhất.

Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ghẻ tấn công vào da và gây viêm nhiễm. Bệnh có xu hướng bùng phát vào mùa đông, ở những vùng đông dân cư, điều kiện vệ sinh môi trường kém.

Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng viêm da thường bùng phát nhiều vào mùa hè. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em.Nguyên nhân mắc bệnh là do tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn, vì vậy mồ hôi bít kín làn da gây viêm da, nổi mẩn đỏ trên da. Rôm sảy thường tập trung ở vùng lưng, bụng, cổ, cánh tay,..

Nhiễm giun sán

Nổi mề đay, mẩn ngứa ở lưng, bụng cũng là một trong những dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng giun sán. Triệu chứng của bệnh là tình trạng nổi nốt mẩn đỏ ngứa ngáy trên da kéo dài, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng không rõ lí do, thiếu máu, da và mắt tái nhợt, buồn nôn,…

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm giun sán bạn cần chú ý tẩy giun cho cả người và vật nuôi theo định kỳ và xử lý sạch chất thải.

Bệnh suy thận

Thận là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện đào thải độc tố cho cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm thì các chất độc không được đào thải mà tích tụ lại trong cơ thể gây mẩn ngứa khắp cơ thể, bao gồm cả vùng da lưng và bụng.

Nổi mẩn đỏ ở lưng do bệnh lý về gan

Các bệnh lý về gan có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở lưng, bụng hoặc toàn thân
Các bệnh lý về gan có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở lưng, bụng hoặc toàn thân

Cũng giống như thận, gan đóng vai trò thải độc cho cơ thể. Các bệnh lý như viêm gan, men gan cao, xơ gan, ung thư gan sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thải độc của gan. Lâu dần độc tố tích tụ lại và tự đào thải qua tuyến mồ hôi trên da. Tình trạng này có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở lưng, bụng hoặc toàn thân.

Bệnh Lichen phẳng

Lichen phẳng là một dạng viêm da cấp hoặc mãn tính, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, nhất là lưng, bụng, ngực, cẳng tay,… Triệu chứng của bệnh là tình trạng nổi nốt mẩn đỏ kết thành mảng, sưng cứng, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây tổn thương sâu cho niêm mạc ở lưỡi, má, thanh quản, âm đạo, quy đầu, hậu môn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và bụng. Tình trạng này khiến bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, mất tập trung và làm giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm về da, do đó, người bệnh cần chủ động khám và điều trị bệnh từ sớm.

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng cần làm gì?

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng lưng hay bụng thường không quá nguy hiểm, triệu chứng ngứa ngáy có thể hết sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng tuyệt đối không chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu này, vì rất có thể đó là triệu chứng cho thấy da của bạn đang bị ảnh hưởng hoặc gặp vấn đề sức khỏe.

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng cần được tiến hành sau khi xác định rõ nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm. Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng bằng thuốc Tây

Thuốc uống và bôi ngoài da điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng
Thuốc uống và bôi ngoài da điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng

Dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Một số loại thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng hay nổi mẩn đỏ ở bụng có thể tham khảo như:

  • Thuốc kháng sinh histamin (Fexofenadine, Loratadine, Clorphenamine): Có tác dụng thuyên giảm triệu chứng do dị ứng, giảm viêm, sưng và ngăn ngừa hình thành mẩn ngứa. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là gây chóng mặt và buồn ngủ.
  • Thuốc bôi/tiêm có chứa Corticosteroid: Giúp giảm phản ứng của toàn bộ hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng nổi mề đay nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng Corticosteroid cần tuân theo chỉ dẫn bác sĩ vì có tác dụng phụ đi kèm như tăng nhãn áp, loãng xương, tiểu đường,…
  • Thuốc gây tê tại chỗ (Benzocain và Pramoxine): Làm giảm triệu chứng ngứa dữ dội trên da. 
  • Kem dưỡng ẩm lành tính: Bổ sung độ ẩm cho da, hồi phục da, hỗ trợ da nhanh lành thương. Người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm chứa Glycerin, Vitamin E, Minerals oil, Hyaluronic acid,…
  • Thuốc đặc trị: Thuốc diệt ghẻ, thuốc xổ giun,…

Lưu ý: Việc điều trị bằng thuốc Tây y có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và không được tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ bác sĩ điều trị

Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, bụng bằng mẹo dân gian tại nhà

Trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn đỏ ở lưng do kích ứng, dị ứng thông thường người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian để giảm triệu chứng bệnh như:

Sử dụng nha đam chữa triệu chứng mẩn ngứa nhẹ tại nhà
Sử dụng nha đam chữa triệu chứng mẩn ngứa nhẹ tại nhà
  • Sử dụng lá khế: Người bệnh dùng lá khế sao nóng, chườm lên vùng da nổi mẩn. Hoặc có thể nấu nước lá khế dùng để tắm hàng ngày.
  • Giảm mẩn đỏ bằng muối hạt: Pha nước muối loãng ấm rửa vùng mẩn ngứa rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Giảm mẩn đỏ, ngứa da với nha đam: Dùng phần thịt trong suốt của nha đam thoa trực tiếp lên da rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Phòng tránh nổi mẩn đỏ ở lưng như thế nào?

Thói quen ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng lớn đến tình trạng, kết quả điều trị nổi mẩn ngứa ở lưng, bụng. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh mẩn đỏ người bệnh cần chú ý:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để đảm bảo thông thoáng cho làn da.
  • Không dùng tay gãi cào lên vùng da bị ngứa. Đồng thời nên mặc quần áo rộng rãi và vệ sinh cơ thể đúng cách để hạn chế tổn thương trên da.
  • Bổ sung nhiều nước và thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng như rau củ quả.
  • Tránh dùng thực phẩm và đồ uống dễ gây dị ứng như hải sản, rượu bia,… trong quá trình điều trị.
  • Tìm ra và tránh xa các yếu tố gây kích ứng cho da như phấn hoa, lông thú nuôi, mỹ phẩm,…
  • Theo dõi bệnh trong 2-3 ngày điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm, người bệnh nên thăm khám và thực hiện can thiệp chuyên sâu ngay lập tức.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng hoặc bụng tạo ra ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề nổi mẩn đỏ ở bụng, lưng. Nếu bạn đang bị căn bệnh này thì đừng chần chừ, hãy tìm ngay phương pháp điều trị thích hợp cho mình ngay nhé.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC