Những món trong mâm cỗ TẾT truyền thống người bệnh ho cần tránh xa ngay

Mâm cơm ngày Tết mọi người thường chuẩn bị nhiều món ăn giàu dinh dưỡng và cầu kỳ hơn những ngày bình thường. Chính vì chúng hấp dẫn và ngon miệng nên mọi người thường ăn khá nhiều. Và nếu không để ý, những bữa tiệc liên miên này có thể làm chế độ ăn hằng ngày trở nên mất cân đối, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhiều bệnh tật nguy hiểm, trong đó có bệnh ho.

Dưới đây là những món ăn trong mâm cỗ Tết truyền thống người bệnh ho cần tránh xa ngay:

1/ Hải sản

Các loại hải sản, nhất là tôm, cua, ngao, sò, ốc… là những thực phẩm không được khuyến khích ăn khi bị ho. Bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của các loại hải sản này. Đặc biệt, nhiều người còn bị dị ứng với protein trong tôm, cua gây ra ho kích ứng. Một lý do khác là những loại hải sản thường có mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ho, khó thở.

Hải sản cũng là món ăn người bị ho cần tránh
Hải sản cũng là món ăn người bị ho cần tránh

Do vậy, người bị ho nên tránh xa một số món ăn truyền thống từ hải sản như tôm chua, miến xào hải sản, hải sản hấp… Trong trường hợp muốn ăn, hãy lưu ý bóc bỏ vỏ các loại hải sản này nhé.

2/ Thức ăn cay nóng

Các loại gia vị như ớt, tiêu, gừng, sả, mù tạt… khiến món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhưng với người bị ho thì không nên ăn, nhất là người bị viêm họng cấp. Nguyên nhân của vấn đề này khi bị ho, thành họng bị viêm rát đỏ, các gai vị cay, nồng này có thể làm họng sưng, rát, đỏ, đau, kích ứng khiến triệu chứng ho tăng lên. 

Tuy vậy, hầu hết các món ăn truyền thống ngày Tết đều được gia giảm thêm các loại gia vị này, đặc biệt là tiêu. Do vậy, nếu không thể tránh hoàn toàn, người bị ho nên hạn chế tối đa việc sử dụng các món ăn cay nóng Có thể dùng kèm nước lọc để hạn chế bớt tác động của chúng lên cổ họng.

3/ Các món ăn nướng, rán, chiên, xào, nhiều dầu mỡ

Các món nướng, rán, chiên, xào ngày Tết thường được chế biến với nhiều dầu mỡ để trông hấp dẫn và bắt mắt hơn. Tuy nhiên, với người bị ho, những loại thức ăn này lại thuộc danh sách cần kiêng khem. Bởi khi nhai, chúng vẫn cứng, giòn, khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng, gây đau, xước, tổn thương bề mặt niêm mạc gây kích ứng cổ họng, sinh ra ho. 

Thịt kho tàu nhiều dầu mỡ có thể làm nặng hơn tình trạng ho
Thịt kho tàu nhiều dầu mỡ có thể làm nặng hơn tình trạng ho

Ngoài ra, đồ chiên xào cùng với một số món ăn cổ truyền như thịt kho tàu (thịt kho hột vịt), giò mỡ, thịt đông… chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng lượng dịch, đờm đặc, khó khạc nhổ, khiến ho lâu khỏi.

4/ Thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn

Ngày Tết các gia đình thường có xu hướng dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn. Đây là những món ăn không được khuyến khích cho hầu hết các những người bệnh, đặc biệt là người bị ho. 

Các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất dinh dưỡng không cao, nhiều muối, bột đường. Nếu tiêu thụ nhiều, có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng, suy giảm hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, lượng muối lớn trong các thực phẩm có thể làm tế bào cơ thể mất nước, gây khó chịu khi nuốt và làm tăng tình trạng ho khan. 

Các thực phẩm bảo quản nhiệt độ lạnh không nên sử dụng trực tiếp. Nếu muốn dùng người bị ho nên chế biến lại.

5/ Rượu, bia và các chất kích thích có cồn

Rượu bia là những thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc chúc Tết. Đây cũng là những thức uống người bị ho cần tránh xa vì chúng làm khô cổ họng và làm cho tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng, gây ho nhiều hơn. Đặc biệt, rượu lạnh, bia lạnh có thể làm tăng kích ứng cổ họng và tăng thêm rát họng.

Người bị ho cũng không nên sử dụng những đồ uống có gas và càng không nên uống đồ lạnh vì càng dễ gây khàn tiếng, mất giọng, khiến tình trạng viêm họng, ho trở nên trầm trọng mỗi ngày.

6/ Bánh kẹo, mứt Tết, những món ăn quá ngọt hoặc quá mặn

Đồ ăn quá ngọt hay quá mặn không liên quan nhiều đến những cơn ho. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều những thực phẩm béo, mặn, ngọt có thể làm cơ thể bốc hỏa, làm triệu chứng ho nặng hơn. 

Bánh kẹo, mứt  Tết có thể làm triệu chứng ho nặng hơn
Bánh kẹo, mứt  Tết có thể làm triệu chứng ho nặng hơn

Lưu ý: Một số quan niệm trong dân gian cho rằng, người bị ho không nên ăn thịt gà. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Phương, việc kiêng khem thịt gà khi ho sốt là hoàn toàn sai lầm. Bởi thịt gà là loại thịt tốt nhất trong tất nhất trong tất cả các loại thịt vì giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein, đạm cao nhất. Vậy nên, ăn thịt gà càng nhiều càng tốt, nhất khi bị ốm. Tuy nhiên, với một số người có cơ địa dị ứng, người bệnh cần hạn chế ăn tôm, thịt gà, đặc biệt là da gà vì làm tình trạng dị ứng tái phát,  ho tiến triển nặng hơn.

Những lưu ý cho người bị bệnh ho

Bệnh ho dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh và gây nên nhiều hệ lụy xấu. Đặc biệt khi bạn không chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn và tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý khác. Dưới đây là một số lưu ý cho người bị ho.

Chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị ho

Bên cạnh những món ăn cần tránh, người bị bệnh ho cũng nên bổ sung các món ăn có lợi cho sức khỏe, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Theo như các chuyên gia, trái cây có chứa chất chua, giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh tốt cho người bị ho. Chúng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó nhanh chóng đẩy lùi các cơn ho. Đặc biệt lớp trắng mỏng ở phần vỏ của các loại trái cây họ cam quýt có chứa chất chống oxy hóa giúp phục hồi cổ họng hiệu quả.
  • Mật ong: Đây là thực phẩm được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có bệnh ho. Mật ong có chứa chất khử mùi, giúp người bệnh tiết nhiều nước bọt, bao phủ lên các thụ thể để giảm triệu chứng của bệnh.
  • Súp, đồ ăn mềm giúp cổ họng dễ nuốt hơn, tránh gây xước hay làm tổn thương đến vùng đang bị viêm của người bệnh.
  • Thực phẩm có tính mát như: Canh rau đắng, canh bầu,.. đều có khả năng làm dịu các cơn đau rát, tránh tình trang sưng viêm diễn biến nặng hơn và nhanh chóng đẩy lùi các cơn ho.
  • Thực phẩm có chứa chất kháng viêm bao gồm: Tỏi, gừng, nghệ, hành tây, tía tô,… là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời đây cũng là thực phẩm có lợi cho người bị bệnh ho. Bổ sung loại thức ăn này giúp bạn nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của bệnh và hạn chế tiết dịch đờm.

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các triệu chứng của bệnh ho, vì vậy người bệnh cần chú ý:

  • Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, vi khuẩn, ô nhiễm.
  • Ưu tiên tắm nước nóng và đảm bảo phòng tắm kín gió.
  • Không nên ngồi lâu trong phòng điều hòa để tránh cổ họng bị khô rát, ngứa ngáy khó chịu.
  • Bạn cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết lạnh bất thường.
  • Thường xuyên thoa dầu gió vào lòng bàn tay và chân để đảm bảo cơ thể được ấm hơn.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước ấm hàng ngày.

Trên đây là một vài lưu ý về chế độ ăn ngày Tết của bác sĩ Lê Phương dành cho những người bị ho. Việc tuân thủ một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh có những ngày nghỉ lễ vui vẻ bên gia đình, không lo ho tái phát.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?