Người bị tiểu đường nên uống nước gì là tốt nhất? Top 12 loại nước thường dùng

Người bị tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống, vì điều này sẽ tác động trực tiếp đến mức glucose máu. Những đồ uống hoặc thực phẩm phù hợp sẽ giúp cân bằng đường huyết và giữ ở mức ổn định. Vậy người bị tiểu đường nên uống nước gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp công thức top 12 loại nước được khuyên dùng.

Người bị tiểu đường nên uống nước gì là tốt nhất? – Top 12 nước thường dùng

Người bị tiểu đường nên uống nước gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Thực phẩm sử dụng hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến lượng đường huyết, đặc biệt là đối với bệnh nhân đái tháo đường. Do vậy, việc quan tâm và điều chỉnh khẩu phần ăn là điều rất quan trọng. Dưới đây là top 12 loại nước uống giúp ổn định hàm lượng glucose, tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn sẽ lựa chọn được cách chế biến phù hợp nhất.

Người bị tiểu đường nên uống nước gì là băn khoăn của nhiều người bệnh
Người bị tiểu đường nên uống nước gì là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bị tiểu đường uống gì? Nước ép rau quả

Nước ép rau củ quả là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, do chứa đường đa tự nhiên nên quá trình thủy phân thành glucose cần một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, chất xơ có trong rau quả giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn và kiểm soát được cân nặng rất tốt. Bạn nên sử dụng mỗi ngày thức uống này để hỗ trợ ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng của tiểu đường.

Thành phần:

  • Cần tây 50g.
  • Cà rốt 1 củ.
  • Táo xanh 1 quả.
  • Rau bina 50g.

Cách thực hiện:

  • Các loại rau được nhặt sạch phần rễ, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Cà rốt và táo xanh rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng mỏng.
  • Cho rau rau, cà rốt và táo xanh vào máy, sau đó ép lấy nước.
  • Bạn có thể cho thêm đá và sử dụng ngay.

Trà của lá xoài

Theo các chuyên gia khoa học, lá xoài có nhiều tính chất có lợi cho những người bị tiểu đường. Không những chứa chất khoáng cần thiết, lá xoài còn có thêm thành phần chống oxy hóa tự nhiên, giúp tăng khả năng nhận insulin của tế bào, từ đó điều chỉnh sản xuất và kiểm soát mức đường huyết.

Thành phần: Lá xoài 1 kg.

Cách thực hiện:

  • Lá xoài lựa chọn phần lá già, mang rửa sạch rồi phơi khô.
  • Phơi khoảng 2 ngày nắng là lá sẽ khô, bảo quản lá xoài trong túi hoặc bình thủy tinh để dùng.
  • Mỗi lần lấy khoảng 3 – 4 lá, vò nhỏ sau đó cho vào ấm nước. Hãm trà trong khoảng 5 phút với nước đun sôi rồi sử dụng.
  • Mỗi ngày uống từ 3 – 4 chén nước như vậy.

Bệnh tiểu đường uống được nước gì? Nước hành Paro

Hành Paro còn được biết đến là tỏi tây, có chứa ít nguyên tố vi lượng natri và hoàn toàn không có cholesterol hoặc chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, loại thực vật này còn cung cấp lượng chất xơ lớn vào bữa ăn hàng ngày, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và huyết áp ổn định.

Hành Paro còn được biết đến là tỏi tây, có chứa ít nguyên tố vi lượng natri
Hành Paro còn được biết đến là tỏi tây, có chứa ít nguyên tố vi lượng natri

Người bị tiểu đường có thể sử dụng dạng nước ép hoặc dạng rau xào cùng thịt đều mang lại hiệu quả.

Thành phần: 1 nhánh hành paro.

Cách thực hiện:

  • Hành paro để nguyên nhánh và rễ, rửa sạch phần đất, sau đó để thật ráo nước.
  • Cho hành vào nồi sạch, thêm khoảng 500mL nước vào và ngâm để qua đêm. Ngày hôm sau, sử dụng nước này uống 3 lần/ngày.

Bệnh tiểu đường uống nước gì? Nước ép của củ cải

Nước ép từ củ cải có chứa nhiều nước, nguyên tố vi lượng và lượng đường tự nhiên phù hợp, việc sử dụng thường xuyên là cách hữu hiệu để giảm biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu đã chứng minh, củ cải giúp kiểm soát sự gia tăng bất thường của đường huyết, do vậy đây là thức uống được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Thành phần:

  • Củ cải 1 củ.
  • 3 lá bạc hà.

Cách sử dụng:

  • Củ cải rửa sạch, sau đó gọt vỏ và cắt thành miếng.
  • Cho củ cải vào máy ép, thêm một chút nước.
  • Thêm lá bạc hà vào để tăng mùi cho nước. Bạn có thể dùng cùng với đá hoặc thêm một chút đường để dễ uống hơn.

Nước ép của mướp đắng

Sử dụng nước ép từ mướp đắng là biện pháp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường, vì loại quả này giúp điều chỉnh hàm lượng glucose máu rất tốt. Bên cạnh đó, mướp đắng còn kích hoạt sự tiết insulin từ tuyến tụy, từ đó thúc đẩy quá trình tổng hợp glycogen ở gan.

Xem thêm

Người bị tiểu đường nên uống nước gì - Nước ép mướp đắng
Sử dụng nước ép từ mướp đắng là biện pháp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường,

Thành phần: Mướp đắng 2 kg.

Cách thực hiện:

  • Mướp đắng cắt hai đầu, lấy phần ruột bên trong ra.
  • Cắt mướp thành miếng, sau đó rửa sạch và mang phơi khô.
  • Sau đó, bảo quản mướp trong túi kín hoặc bình thủy tinh.
  • Mỗi lần lấy khoảng 50g mướp đắng khô cho vào ấm, thêm nước và đun đến khi sôi.
  • Có thể dùng nước khi nguội hoặc đang còn nóng.

Sử dụng nước ép quả bưởi

Bưởi là loại quả mọng chứa nhiều vitamin C, chống lại quá trình tạo gốc tự do, do vậy giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi dùng nước ép bưởi hàng ngày, lượng đường huyết cũng dần ổn định hơn.

Thành phần: Bưởi 1 quả.

Cách sử dụng:

  • Bỏ phần vỏ quả đi, chỉ lấy phần múi bên trong.
  • Ép múi bưởi thành nước, sau đó dùng ngay.

Sử dụng nước ép từ cà chua

Cà chua là loại quả chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Và theo các nghiên cứu gần đây, cà chua cũng có khả năng điều hòa đường huyết và được khuyên sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Cà chua là loại quả chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể
Cà chua là loại quả chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể

Thành phần:

  • Cà chua đỏ 2 quả.
  • Muối trắng 1 thìa cà phê.

Cách sử dụng:

  • Cà chua rửa sạch bề mặt, sau đó lọc bỏ phần vỏ.
  • Cho cà chua vào nồi, thêm muối và nước. Tiến hành đun đến khi sôi.
  • Sau khi sôi, bạn cho lọc lấy phần nước và dùng ngay.

Bệnh tiểu đường uống nước gì tốt nhất – Nước táo lên men

Các hoạt chất chống gốc tự do trong men táo sẽ kích thích quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, điều này có tác động tích cực đến mức đường huyết. Trong khi đó, mật ong cũng chứa những enzym phân hủy mạnh, có tác dụng điều chỉnh nồng độ insulin trong máu. Khi kết hợp hai thành phần này với nhau và cho bệnh nhân đái tháo đường sử dụng, chắc chắn lượng glucose trong máu sẽ có xu hướng thuyên giảm rõ rệt.

Thành phần:

  • Giấm táo 4 thìa cà phê.
  • Bột quế 2 thìa.
  • Mật ong 2 thìa.

Cách sử dụng:

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào bát, sau đó khuấy đều.
  • Mỗi buổi sáng sử dụng 1 cốc như vậy và duy trì trong ít nhất 3 tháng để thấy hiệu quả.

Sử dụng nước ép từ cỏ

Nước ép từ cỏ là thức uống tốt nếu bạn còn chưa biết người bị tiểu đường nên uống nước gì? Nước ép cỏ lúa mì có chứa các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi; các acid amin; chất xơ…đây là nguồn dưỡng chất dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Nước ép cỏ lúa mì có chứa các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi
Nước ép cỏ lúa mì có chứa các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng nước ép từ cỏ lúa mì giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cân bằng sắc tố hemoglobin, giảm lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, loại nước này cũng giúp giữ cân bằng đường huyết trong cơ thể.

Thành phần: Cỏ lúa mì mềm 100g.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch cỏ lúa mì, sau đó để ráo nước.
  • Cắt cỏ thành khúc, sau đó bỏ vào máy xay, thêm một chút nước vào.
  • Dùng màng lọc sạch để tách phần nước cốt và bã xơ.
  • Bạn có thể cho thêm đá hoặc một chút muối vào nước cốt để dễ uống hơn.

Bị tiểu đường uống gì? Nước gừng kết hợp đậu bắp

Đậu bắp là loại thực vật có chứa nhiều vitamin và chất xơ, có khả năng điều chỉnh hàm lượng glucose trong máu. Bên cạnh đó, gừng cũng là dược liệu chứa nhiều hoạt chất polyphenol, có tác dụng giảm mức đường huyết và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng liên quan. Do vậy, gừng và đậu bắp thường được sử dụng kết hợp với nhau.

Thành phần:

  • Đậu bắp 100g.
  • Gừng 1 nhánh.

Cách sử dụng:

  • Đậu bắp rửa sạch, sau đó cắt phần đầu và ngâm nước muối loãng.
  • Cho đậu bắp và gừng vào trong máy xay nhuyễn. Lấy vải lọc trắng lọc lấy phần nước cốt và dùng ngay.

Ổn định huyết áp nhờ trà hoa cúc

Hoa cúc có chứa chất chống gốc tự do với hàm lượng cao và hoàn toàn không có năng lượng, do vậy được khuyên dùng với đối tượng đang bị bệnh tiểu đường. Loại trà từ hoa cúc không những điều chỉnh đường huyết, mà còn ngăn ngừa những tổn thương trong tế bào thân kinh và hệ máu huyết. Bên cạnh đó, khi sử dụng thường xuyên sẽ hạn chế được nguy cơ biến chứng trên mắt và thận.

Người bị tiểu đường nên uống nước gì -Ổn định huyết áp nhờ trà hoa cúc
Ổn định huyết áp nhờ trà hoa cúc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên sử dụng 2 cốc/ngày để mức glucose máu được ổn định hơn.

Thành phần: Hoa cúc 1kg.

Cách sử dụng:

  • Hoa cúc tách lấy phần cánh, rửa sạch sau đó phơi khô.
  • Bảo quản hoa cúc sau khi phơi trong túi bóng kín hoặc bình thủy tinh, để dùng được nhiều lần.
  • Mỗi lần lấy ra 50g hoa cúc sau đó hãm nước uống như chè xanh.

Nước ép từ cần tây

Cần tây thường được dùng làm gia vị cho các món ăn, có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe: Hỗ trợ giấc ngủ ngon, ổn định huyết áp, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm. Theo các nghiên cứu gần đây, cần tây còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường. Nhiều người bệnh cũng dùng cần tây để chữa tiểu đường tại nhà hiệu quả.

Thành phần:

  • Cần tây 100g.
  • Muối trắng 10g.

Cách sử dụng:

  • Cần tây rửa sạch, sau đó cắt thành miếng nhỏ.
  • Cho cần tây vào máy ép lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối.
  • Bạn nên dùng thường xuyên, đặc biệt là buổi sáng để ổn định lượng đường huyết trong ngày.

Lưu ý khi dùng các loại nước uống cho người bị tiểu đường

Ngoài việc tìm hiểu người bị tiểu đường nên uống nước gì, khi sử dụng những nước uống trên bạn cũng nên chú ý:

Thường xuyên kiểm tra mức đường huyết (đầu ngày) để đánh giá đáp ứng khi sử dụng
Thường xuyên kiểm tra mức đường huyết (đầu ngày) để đánh giá đáp ứng khi sử dụng
  • Các dạng nước uống này nên được sử dụng vào đầu buổi sáng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn các buổi khác trong ngày.
  • Bạn nên kết hợp cả việc dùng nước uống và chế độ ăn uống khoa học để điều chỉnh đường huyết tốt hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra mức đường huyết (đầu ngày) để đánh giá đáp ứng khi sử dụng. Nếu không có cải thiện hoặc xu hướng tăng glucose máu thì bạn phải ngừng uống ngay.
  • Trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn hơn về hiệu quả sử dụng.
  • Trong trường hợp bị dị ứng khi uống thì bạn cũng nên ngưng sử dụng và chuyển sang loại khác.
  • Kết hợp chế độ tập luyện thể thao, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường type II trong quá trình điều trị và sử dụng các loại nước uống trên, điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng tốt hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được người bị tiểu đường nên uống nước gì? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sở thích mà bạn có thể lựa chọn được cách dùng phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia để có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Đọc nhiều

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?