Ngứa vùng da quanh mắt do bệnh lý gì? Triệu chứng và cách chữa ra sao?

Ngứa vùng da quanh mắt có thể đi kèm các triệu chứng sưng đỏ, phù nề, xuất hiện mẩn đỏ hoặc mụn nước. Đây có thể là dấu hiệu dị ứng đơn thuần hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu. Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách xử lý, phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Nguyên nhân bị ngứa vùng da quanh mắt

Vùng da quanh mắt có cấu trúc mỏng, dễ bị dị ứng và kích ứng. Nhiều người cho rằng, ngứa da vùng quanh mắt là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa quanh mắt thường gặp:

1. Ngứa do dị ứng

Viêm da dị ứng quanh mắt có thể gây ra tình trạng ngứa đỏ, phát ban, nổi mụn nước hoặc bong tróc vảy. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em hoặc người lớn có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, đặc biệt là khói bụi và mỹ phẩm.

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây ngứa mắt và quanh mắt
Dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây ngứa mắt và quanh mắt

2. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến xuất hiện gần vùng da mắt có thể khiến các lớp biểu bì khô, bong tróc gây cảm giác ngứa châm chích trên da và làm căng da rất khó chịu. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Người bệnh nên chủ động dưỡng ẩm và phòng ngừa tình trạng này, đặc biệt là những người có nguy cơ cao.

3. Ngứa vùng da quanh mắt do bệnh viêm da mí mắt

Đúng như tên gọi, viêm da mí mắt xảy ra ở vùng da quanh mắt, khiến chúng trở nên khó, ngứa, sưng, đỏ. Tình trạng này không quá nguy hiểm, có thể cải thiện bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc giảm ngứa.

4. Ngứa quanh mắt do bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị ngứa vùng da quanh mắt. Bệnh khởi phát do tụ cầu, tuyền dầu nhờn bị tổn thương hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Viêm bờ mi, viêm mí mắt có thể gây ngứa, sưng đỏ, phù nề vùng da quanh mắt
Viêm bờ mi, viêm mí mắt có thể gây ngứa, sưng đỏ, phù nề vùng da quanh mắt

Một số triệu chứng có thể giúp nhận biết bệnh viêm bờ mi gồm: sưng đỏ, ngứa quanh mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm ánh sáng, mờ mắt, rụng lông mi, bong tróc da.

5. Bệnh viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một dạng nhiễm trùng xảy ra ở vùng da quanh mắt và bên trong mắt. Bệnh tương đối nghiêm trọng do vùng nhiễm trùng có thể lan rộng, xâm nhập vào mô và máu.

Viêm mô tế bào thường là hậu quả của các chấn thương quanh vùng da mắt, vết côn trùng cắn hoặc là biến chứng của bệnh chàm, chốc lở (một dạng của bệnh viêm da mủ). Ngoài ngứa vùng da quanh mắt, bệnh có thể được nhận biết bởi một số dấu hiệu như sưng đau, lồi mắt, sốt và giảm thị lực.

6. Ngứa quanh mắt do bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc ở vùng mắt xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân có hại do da như khói, bụi, hóa mỹ phẩm. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ và thị lực của người bệnh.

Những triệu chứng giúp người bệnh nhận biết và phân biệt viêm da tiếp xúc ở mắt gồm: vùng da quanh mắt ngứa, đỏ, nóng rát, da dày lên và có vảy.

7. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, ngứa quanh mắt có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như:

  • Viêm da tiết bã: Nếu bị viêm da tiết bã ở mặt, vùng da đầu và chữ T thường xuyên bị hơn cả. Tuy nhiên, một số trường hợp vùng da quanh mắt có thể chịu những tổn thương này.
  • Nhiễm nấm dưới mí mắt: Tác nhân thường là các loại nấm men gây bệnh ngoài da.
Khi bị nhiễm nấm, vùng da dưới mắt trở nên ngứa, mẩn đỏ, nóng rát
Khi bị nhiễm nấm, vùng da dưới mắt trở nên ngứa, mẩn đỏ, nóng rát
  • Lupus ban đỏ: là một dạng bệnh tự miễn đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau mỏi toàn thân, đau xương, khớp…
  • Vỡ mạch máu dưới da quanh mắt: Mạch máu có thể bị vỡ do các tác động từ bên ngoài như chấn thương, chà xát, thoa kem…

Ngứa quanh mắt có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ

Các tổn thương ở vùng da quanh mắt có thể được cải thiện hoặc hồi phục hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp không được điều trị hợp lý, người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà còn gây ra những hệ lụy sức khỏe, gây nhiễm trùng hoặc giảm thị lực.

Do vậy, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi:

  • Thị lực, tầm nhìn bị ảnh hưởng
  • Ngứa kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng, sốt cao, đau đầu, xuất hiện mụn mủ trên da.
  • Ngứa, sưng nề, đỏ và bong tróc da
  • Sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không hiệu quả.

Cách điều trị ngứa vùng da quanh mắt

Tùy vào mức độ ngứa và tổn thương da, cũng như các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp với tình trạng riêng. Có nhiều cách chữa ngứa da quanh mắt khác nhau, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị sau đây:

Giảm ngứa vùng da quanh mắt tại nhà

Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp ngứa ở mức độ nhẹ, chưa có tổn thương hở hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.

Một số biện pháp đơn giản tại nhà như sau:

  • Bôi kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng giảm khô ngứa. Mặc dù loại kem này không cần kê đơn nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chọn được sản phẩm phù hợp và an toàn nhất cho làn da nhạy cảm của bạn.
  • Chườm mát hoặc áp lạnh: Nhiệt độ thấp có thể làm dịu các cơn ngứa. Hãy bọc một vài viên đá vào khăn vải mỏng hoặc làm ướt khăn của bạn bằng nước lạnh, rồi áp lên vùng da mắt. Có thể thực hiện cách làm này bất cứ khi nào cần thiết. Tuy nhiên không nên lạm dụng, mỗi lần chườm không quá 10 phút.
  • Đắp túi trà lên mắt: Thực hiện môi lần khoảng 30 phút để giảm ngứa.
Đắp túi trà lên mắt không chỉ giúp thư giãn mà còn làm dịu cơn ngứa hiệu quả
Đắp túi trà lên mắt không chỉ giúp thư giãn mà còn làm dịu cơn ngứa hiệu quả

Bị ngứa vùng da quanh mắt nên uống/ bôi thuốc gì?

Với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau:

  • Thuốc corticoid: Chỉ nên dùng loại có tác dụng chống viêm nhẹ vì vùng da này dễ hấp thu và gây tác dụng phụ nguy hiểm
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Có tác dụng ức chế miễn dịch trong các trường hợp điều trị do viêm da dị ứng, vảy nến…
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Có tác dụng giảm ngứa.
  • Thuốc khác: Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid, nước mắt nhân tạo, thuốc miễn dịch trị liệu dạng tiêm trong các trường hợp nặng.
Các thuốc bôi ngoài cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm
Các thuốc bôi ngoài cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm

Vùng da quanh mắt khá mỏng nên dễ dàng hấp thu thuốc bôi ngoài và gây quá liều. Do vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc bôi, nhỏ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp phòng ngừa ngứa quanh mắt

Người bệnh có thể phòng ngừa bị ngứa vùng da quanh mắt bằng những biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng và các chất kích thích
  • Cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi lựa chọn các loại mỹ phẩm dành cho da mặt và mắt.
  • Giữ ẩm thường xuyên cho vùng da quanh mắt bằng kem dưỡng ẩm hoặc các nguyên liệu tự nhiên.
  • Tránh trang điểm cho vùng mắt trong thời gian đang điều trị
  • Không cào gãi và chà xát mạnh lên vùng da này, đặc biệt là khi chúng đang bị tổn thương
  • Đeo kính bảo vệ khi ra ngoài, đến khu vực ô nhiễm hoặc đông người

Ngứa vùng da quanh mắt không phải là tình trạng quá phức tạp và nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan trong việc phát hiện sớm và điều trị bệnh. Bởi chúng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng và giảm thị lực. Hãy đi gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại vùng da nhạy cảm này.

4.2/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?