Bị ngứa rốn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách xử lý nhanh chóng

Ngứa rốn ở trẻ em và người lớn không phải là tình trạng thường gặp và phổ biến. Nếu đang bị ngứa rốn, có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề về da liễu hoặc nhiễm trùng, nhiễm nấm tại rốn và vùng quanh rốn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những bệnh lý thường gặp gây ngứa rốn và cách xử lý, phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Bị ngứa rốn là bệnh gì?

Rốn nằm ở trung tâm vùng bụng, được coi là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Trong đông y, rốn được xem là nguồn gốc của sự sống, là cuống rễ hình thành con người. Vậy nên, bất kỳ sự bất thường nào xảy ra ở vị rốn hoặc xung quanh rốn cũng khiến người bệnh lo lắng. Một trong những tình trạng bất thường phổ biến là ngứa rốn. 

Ngứa rốn có thể cảnh báo những bệnh lý da liễu hoặc nhiễm trùng nguy hiểm
Ngứa rốn có thể cảnh báo những bệnh lý da liễu hoặc nhiễm trùng nguy hiểm

Theo các chuyên gia, do đặc điểm cấu trúc lõm, là nơi khu trú của nhiều vi khuẩn. Vậy nên, ngứa da vùng rốn khởi phát do kích ứng bên ngoài hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý viêm nhiễm như:

1. Bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng ở rốn là một dạng kích ứng da mãn tính, khởi phát định kỳ theo đợt hoặc sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Bên cạnh dấu hiệu rốn bị ngứa và sưng, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng điển hình như:

  • Vùng da quanh rốn trở nên khô, ngứa, nứt nẻ và bong tróc
  • Cảm giác ngứa tăng dần về đêm, có thể trở nên dữ dội khiến người bệnh mất ngủ
  • Xuất hiện các mảng da sẫm màu, chuyển sang đỏ hoặc nâu xám
  • Rốn bị sưng và có thể rò rỉ chất lỏng có mùi hôi, khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh có thể khởi phát do yếu tố miễn dịch hoặc di truyền. Bởi vậy, hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng ngứa, viêm, kích ứng bên ngoài. Người bệnh nên chủ động phòng bệnh tích cực từ sớm, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm.

2. Bệnh nấm da vùng rốn

Ngứa rốn và xung quanh rốn là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nấm da vùng rốn. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh thường khởi phát do người bệnh nhiễm phải một hoặc một số loại nấm ngoài da. Nguồn bệnh này có thể lây truyền từ người sang người thông qua các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bệnh nấm da có thể gây triệu chứng ngứa ở lỗ rốn và vùng da quanh rốn
Bệnh nấm da có thể gây triệu chứng ngứa ở lỗ rốn và vùng da quanh rốn

Một số triệu chứng nhận biết nấm da vùng rốn:

  • Ngứa dữ dội ở vùng rốn và xung quanh rốn. Cơn ngứa có thể lan rộng sang các vùng da lân cận như ngực, bụng, lưng… nếu không được kiểm soát nhanh chóng.
  • Có thể xuất hiện các dấu hiệu mụn nước, chảy dịch, lở loét… đặc biệt là khi người bệnh thường xuyên cào gãi.

Nấm da thường xuất hiện do lây nhiễm hoặc ở những người vệ sinh kém, sống ở môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.

3. Ngứa rốn do bệnh mề đay

Nổi mề đay cũng là một dạng kích ứng da có thể gặp ở bất cứ đối tượng hay vùng da nào trên cơ thể, trong đó có vùng rốn. Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa tại rốn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng kèm theo như:

  • Bị ngứa quanh rốn và tại lỗ rốn kèm theo hiện tượng nổi mẩn đỏ hoặc các mảng da gồ ghề có lằn ranh giới rõ ràng.
  • Phát ban có thể xuất hiện ở vùng bụng quanh rốn hoặc lan rộng lên vùng cổ ngực, má, lưng, đùi…
  • Có dấu hiệu phù nề nhẹ ở mặt, mí mắt, họng.
  • Một số người bệnh có cảm giác bỏng rát tại vùng da rốn bị đỏ và sưng

4. Ngứa ở quanh rốn do bệnh giun sán

Ăn uống và sinh hoạt không vệ sinh là nguyên nhân khiến nhiều người dễ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng. Các trường hợp này có thể nhận biết bởi dấu hiệu:

  • Đau quặn bụng từng cơn
  • Cảm giác ngứa ở quanh rốn hoặc vùng lỗ rốn
  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy)
  • Ngứa ở hậu môn vào đêm
  • Đi đại tiện có lẫn xác giun sán hoặc các dấu hiệu tương tự

5. Bệnh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể bị ngứa rốn do nhiễm trùng ở vùng da này. Ngoài dấu hiệu ngứa, trẻ còn có thể bị sưng đỏ, phù nề, chảy dịch mủ hoặc lẫn máu tại rốn kèm theo mùi hôi khó chịu. 

Tình trạng bệnh nhiễm trùng rốn thường gặp ở trẻ những trẻ sơ sinh không được vệ sinh cẩn thận, rốn bị ướt… Nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Các nguyên nhân khác khiến rốn bị ngứa và sưng

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý kể trên, tình trạng rốn bị ngứa thường xuyên có thể đến từ một số nguyên nhân khác thường gặp như:

  • Ngứa rốn do mang thai: Mang thai khiến kích thước vùng bụng của mẹ tăng lên đáng kể. Vùng da quanh rốn trở nên căng, giãn quá mức, gây rác các kích thích khiến mẹ cảm thấy ngứa từ râm ran đến dữ dội hơn. Càng về những tháng cuối của thai kỳ, tình trạng ngứa rốn rõ rệt hơn khi rốn bắt đầu lồi lên, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Khi mang thai, kích thước vòng 2 của các mẹ tăng đột ngột khiến bụng và vùng da quanh rốn bị ngứa ngáy thường xuyên
Khi mang thai, kích thước vòng 2 của các mẹ tăng đột ngột khiến bụng và vùng da quanh rốn bị ngứa ngáy thường xuyên
  • Ngứa do côn trùng cắn: Bạn có thể gặp hiện tượng rốn bị ngứa và sưng đỏ nếu rốn bị một số loại côn trùng như muỗi, sâu, bướm phấn, mò… cắn phải. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do vết cắn, chất độc của côn trùng hoặc do hiện tượng kích ứng của vùng da rốn khi tiếp với các tác nhân gây dị ứng của côn trùng.

Ngứa rốn có phải mang thai không?

Các bà bầu, đặc biệt là bà bầu ở giai đoạn sau của thai kỳ thường dễ gặp tình trạng ngứa rốn. Đây là hệ quả của sự tăng kích thước vòng 2 quá mức, không phải là một dấu hiệu nhận biết thai kỳ. Do vậy, ngứa rốn không được xem là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai. Để khẳng định có thai, các chị em cần tới các cơ sở sản phụ khoa để được siêu âm và kiểm tra nồng độ HCG trong máu hoặc nước tiểu.

Bị ngứa ở quanh rốn và lỗ rốn có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp ngứa rốn hoặc vùng da quanh rốn đều không quá nguy hiểm, không đe dọa tính mạnh hay sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, các cơn ngứa có thể khiến người bệnh thường xuyên phải cào gãi, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Nếu cào gãi nhiều, người bệnh có thể khiến vùng da tại rốn bị trầy xước gây viêm loét, nhiễm trùng.

Nhiễm trùng rốn và nấm da vùng rốn ở trẻ sơ sinh có mức độ nghiêm trọng hơn. Bởi sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên các tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ mà còn dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cần cảnh giác nhất là biến chứng nhiễm trùng, có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết, đe  zdọa đến tính mạng của trẻ.

Nhiễm trùng rốn có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ em
Nhiễm trùng rốn có thể gây các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ em

Do vậy, bản thân người lớn và cha mẹ của trẻ không nên chủ quan khi phát hiện những dấu hiệu ngứa và sưng đỏ vùng rốn. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi thăm khám để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Rốn bị ngứa thường xuyên phải làm sao?

Ngứa rốn không phải tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, thì nên tìm cách khắc phục để tránh những hệ quả nguy hiểm hơn có thể xảy ra.

Vệ sinh rốn 

Ngứa rốn có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm… Các tình trạng này đều cho thấy dấu hiệu tích tụ vi khuẩn, nấm, tạp chất trong lỗ rốn. Loại bỏ những tác nhân này sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện cơn ngứa rốn hiệu quả.

Cách vệ sinh rốn đơn giản nhất được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Que tăm bông, bông gòn hoặc bông tẩy trang, một ít cồn y tế (oxy già), dầu ô liu hoặc kem dưỡng ẩm.
  • Bước 2: Vệ sinh lỗ rốn: Dùng một đầu của tăm bông thấm ướt dung dịch cồn hoặc oxy già rồi nhẹ nhàng cọ sát bên trong lỗ rốn. Cần chú ý không nên cho quá nhiều dung dịch rửa vào lỗ rốn và không sử dụng một tăm bông quá nhiều lần. Sau đó dùng 1 tăm bông khác để lau khô bên trong lỗ rốn.
  • Bước 3: Vệ sinh vùng da quanh rốn: Dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang thấm đầy dung dịch cồn y tế hoặc oxy già lau nhẹ nhàng vùng da quanh rốn và bề mặt lỗ rốn.
Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được quan tâm, vệ sinh rốn thường xuyên
Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được quan tâm, vệ sinh rốn thường xuyên
  • Bước 4: Rửa lại vùng da rốn bằng nước sạch và lau khô
  • Bước 5: Bôi kem dưỡng ẩm với một số trường hợp ngứa do khô da hoặc vết côn trùng đốt gây đỏ, rát.

Chữa rốn bị ngứa tại nhà 

Với các trường hợp ngứa rốn do các bệnh lý da liễu, triệu chứng nhẹ và chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh có thể thực hiện các mẹo sau:

  • Kết hợp mật ong và húng quế: Lấy 1 nắm lá húng quế rửa sạch, giã nát rồi trộn đều với mật ong. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da rốn bị ngứa sau khi đã được vệ sinh, làm sạch. Sau khoảng 15 phút rửa lại bằng nước sạch và lau khô rốn.
  • Cách dùng lá cây kinh giới: Lấy 1 nắm lá và cành kinh giới rửa sạch, thái nhỏ rồi đun sôi với khoảng 3 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 15 phút thì chắt lấy nước đun, để nguội hoặc pha với nước lạnh đến nhiệt độ thích hợp. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da rốn bị ngứa và sưng đỏ mỗi ngày.
  • Cách dùng lá trà xanh: Lấy khoảng 100g lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi tiến hành đun nước tắm tương tự như với lá kinh giới. Thực hiện tắm mỗi ngày với là trà xanh để thấy hiệu quả giảm ngứa tốt hơn.

Rốn bị đỏ và ngứa uống thuốc gì?

Với những trường hợp ngứa rốn do các bệnh da liễu, nhiễm trùng hoặc nấm da, người bệnh nên sử dụng thuốc tây để cải thiện tình trạng cấp tính này. Các loại thuốc được kê đơn tùy theo từng nguyên nhân và mức độ của bệnh. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng rốn bị ngứa và sưng đỏ như:

  • Thuốc bôi ngoài: Thuốc kháng histamin, thuốc bôi chứa steroid, thuốc bôi chứa kháng sinh/ kháng nấm, dung dịch DEP…
  • Thuốc uống: Thường dùng kháng Histamin và thuốc chống viêm giảm ngứa Corticoid. Những trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm nấm có thể sử dụng kháng sinh hoặc kháng nấm.
Phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ
Phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ

Những trường hợp ngứa do nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ tại nhà. Cần đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Điều trị ngứa rốn bằng thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông y dùng để xông hoặc tắm, rửa có hiệu quả giảm ngứa tốt như: 

  • Bài thuốc 1: Gồm ngải cứu, hoa tiêu, hùng hoàng, phòng phong..
  • Bài thuốc 2: Gồm đương quy, khổ sâm, ngải diệp, phòng phong, sà sàng tử, kinh giới, bạch tiên bì. 
  • Bài thuốc 3: Gồm xà sàng tử, kinh giới, đại phi dương, địa phu tử, cam thảo, phèn phi, địa du. 
  • Bài thuốc 4: Gồm đương quy, khổ sâm, bạc hà, hoàng tinh, thấu cốt tử thảo, xà sàng tử, băng phiến, bạch tiên trì, hoa tiêu, địa phu tử.

Các bài thuốc đông y dùng ngoài sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá lành tính, đặc biệt với những làn da nhạy cảm như da trẻ sơ sinh, da nhạy cảm… Tuy nhiên, hiệu quả của những bài thuốc hơi chậm và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Ngoài ra, để xác định chính xác tình trạng ngứa rốn và có hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh nên đến những cơ sở bệnh viện để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một trong những đơn vị mà bạn có thể tin tưởng đến để điều trị đó là CTCP Bệnh viện Quân dân 102. Bệnh viện Quân dân 102 được phát triển dựa trên Trung tâm Ứng dụng và Thừa kế Đông y Việt Nam. Đây là đơn vị được nhiều người tin tưởng và điều trị các bệnh bằng Đông y nói chung cũng như các bệnh về da nói riêng. Trong suốt 10 năm phát triển, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại dược liệu, cho ra đời nhiều bài thuốc quý, phục vụ nhu cầu khám và điều trị của người dân.

Phương pháp chữa ngứa da tại Bệnh viện Quân dân 102
Phương pháp chữa ngứa da tại Bệnh viện Quân dân 102

Thực hiện khám ngứa rốn hay các bệnh về da, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng điều trị. Các bác sĩ luôn cố gắng giúp người bệnh có sức khỏe tốt nhất, thực hiện điều trị cho bệnh nhân trên 3 tiêu chí: An toàn, Chính xác và Hiệu quả.

  • An toàn: Các nguồn dược liệu của Bệnh viện đều được thu hái tại vườn của Trung tâm Đông y Việt Nam, đạt tiêu chuẩn chất lượng GACP – WHO. Các dược liệu 100% là Nam dược, phù hợp với cơ địa và sức khỏe của người dân Việt Nam.
  • Chính xác: Không chỉ khám chữa bằng Đông y, Bệnh viện còn thực hiện nhiều kỹ thuật y học hiện đại trong điều trị, chẩn đoán giúp tăng tính chính xác trong quá trình chữa bệnh. Một số kỹ thuật có thể kể đến như: Siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi da, chiếu đèn sinh học,…
  • Hiệu quả: Với 2 bước điều trị trong 1 liệu trình duy nhất vừa giúp đẩy lùi triệu chứng, vừa ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ linh hoạt trong việc tăng giảm các vị thuốc, giúp nâng cao sức khỏe.

LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGỨA RỐN VỚI 2 GIAI ĐOẠN MŨI NHỌN

Nếu như bình thường, khi điều trị các bệnh về da, để điều trị dứt điểm triệu chứng gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần dùng đến 2 bài thuốc khác nhau. Nhưng tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102, chỉ trong một liệu trình duy nhất, người bệnh đã có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Vì nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa rốn chủ yếu là do người bệnh gặp các vấn đề về da như viêm da dị ứng, mề đay, bệnh nấm,… Vậy nên điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tình trạng ngứa rốn cải thiện và hết hẳn.

Liệu trình điều trị ngứa da tại Bệnh viện Quân dân 102
Liệu trình điều trị ngứa da tại Bệnh viện Quân dân 102

Giai đoạn 1: Thanh nhiệt, giải độc, điều trị nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Bệnh viện Quân dân 102, tình trạng về da nói chung là do hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng thải độc và điều hòa khí huyết của các cơ quan gan, thận bị mất cân bằng. Vậy nên, Đông y sẽ tập trung điều trị gốc rễ của bệnh, giúp thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi triệu chứng.

Giai đoạn này, các vị thuốc chủ yếu được sử dụng bao gồm Bồ công anh, Sài đất, Sinh địa, Đơn đỏ, Trúc diệp, Hạ khô thảo, Tang bạch bì,… giúp đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, phục hồi chức năng gan, thận, đẩy lùi các triệu chứng bệnh, giảm tình trạng sưng ngứa, viêm nhiễm.

Giai đoạn 2: Nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi cơ thể

Khi các triệu chứng được đẩy lùi và những độc tố được đào thải ra hết bên ngoài, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng của gan, thận,… Qua đó, hệ miễn dịch được nâng cao, ngăn ngừa tối đa tình trạng ngứa rốn cũng như các triệu chứng có liên quan tái phát.

Giai đoạn 2 sẽ chủ yếu sử dụng các dược liệu an toàn, lành tính như Hoàng kỳ, nhân sâm, phòng phong,…

Quá trình điều trị bệnh sẽ thường từ 2-3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của người bệnh. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh ngừng giữa chừng.

TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ NGỨA RỐN TẠI CTCP BỆNH VIỆN QUÂN DÂN 102?

CTCP Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị tiên phong sử dụng phương pháp điều trị Đông y có biện chứng và được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Kênh VTV2 – Chất lượng cuộc sống cũng đồng hành cùng Bệnh viện và đưa tin tức đến đông đảo các khán giả trên toàn quốc về phương pháp đột phá, đổi mới và hiệu quả này.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đánh giá cao phương pháp chữa viêm da tại Bệnh viện Quân dân 102
VTV2 Chất lượng cuộc sống đánh giá cao phương pháp chữa viêm da tại Bệnh viện Quân dân 102

Hàng trăm người mắc bệnh về da cũng đã tin tưởng và lựa chọn Bệnh viện Quân dân 102 để điều trị, trong đó có nghệ sĩ Thanh Hiền.

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền trong hành trình chữa bệnh viêm da cũng đã lựa chọn CTCP Bệnh viện Quân dân 102 để chữa trị và khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 2 tháng điều trị. Theo chia sẻ của nghệ sĩ Thanh Hiền, bà bị bệnh về da trong 10 năm liền nhưng không chữa khỏi. Sau đó được bạn bè giới thiệu đến Trung tâm Đông y Việt Nam ( tiền thân của Bệnh viện Quân dân 102) và được bác sĩ Phương tư vấn điều trị. Sau 2 tháng bệnh đã khỏi hẳn, đến giờ cũng không tái phát và sức khỏe cũng tốt lên rất nhiều, không còn tình trạng ốm vặt hay mất ngủ nữa.

Nghệ sĩ Thanh Hiền khỏi bệnh viêm da sau 2 tháng điều trị
Nghệ sĩ Thanh Hiền khỏi bệnh viêm da sau 2 tháng điều trị

Có địa chỉ tại Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội, nếu bạn đang gặp tình trạng ngứa rốn hay những bệnh về da có thể đến trực tiếp Bệnh viện để điều trị sớm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt lịch sớm hoặc liên hệ đến đội ngũ Bệnh viện để được tư vấn chính xác nhất qua hotline 0888 598 102, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho da cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các phòng tránh rốn bị ngứa hiệu quả

Để hạn chế và ngừa các bệnh viêm nhiễm gây ra tình trạng ngứa rốn, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý vệ sinh rốn thường xuyên và đúng cách. Với những người xỏ khuyên rốn hoặc đang điều trị nhiễm trùng, phẫu thuật vùng rốn cần được vệ sinh rốn hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như oxy già, cồn, thuốc tím, cồn i – ốt…
  • Nên lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu vải mềm, mỏng, dễ thấm hút mồ hôi, ít sợi bông vải…
  • Uống đủ nước mỗi ngày và tăng cường các loại thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường làm việc, môi trường sống xung quanh
  • Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ khi vui chơi, chú ý vệ sinh rốn cho trẻ sau những giờ vui chơi dưới nền đất, đổ nhiều mồ hôi
  • Cân nhắc khi lựa chọn các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng, đặc biệt là với những người bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.
  • Thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc bệnh vùng rốn.

Ngoại trừ một số trường hợp như mang thai, côn trùng đốt, ngứa rốn có thể dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý da liễu, nhiễm trùng vùng rốn cần được chữa trị ngay. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây có thể giúp người bệnh cảnh giác, nhận biết sớm và biết cách xử lý phòng ngừa những tình trạng này.

3.4/5 - (5 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 17 loại kem trị thâm mụn tốt nhất hiện nay

TOP 10 loại thuốc trị rạn da tác dụng nhanh chóng

Cây sài đất trị chàm sữa có tốt không? Cách dùng an toàn và hiệu quả

Đau mỏi vai gáy là gì? Những triệu chứng và cách chữa trị

Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ đáng tin cậy

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia

Các cách chữa viêm khớp gối an toàn, nhanh chóng

Top 13 loại thuốc ngủ phổ biến nhất và hướng dẫn sử dụng

Top 10 thuốc trị thoái hóa khớp gối thông dụng nhất hiện nay

10 cách trị nấc cụt nhanh chóng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?