Ngứa Đầu Rụng Tóc Bệnh Gì? Điều Trị Hết Rụng Tóc Hiệu Qủa

Ngứa đầu rụng tóc không chỉ gây khó chịu, bứt rứt, lúng túng trước đám đông, đặc biệt là khi bã nhờn và gàu xuất hiện. Tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nghiêm trọng do đó người bệnh không được chủ quan. Vậy ngứa da đầu và rụng tóc là bệnh gì? Điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới để được giải đáp chi tiết nhất.

Ngứa đầu rụng tóc là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Ngứa đầu rụng tóc là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam – nữ hay già – trẻ. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác da đầu ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Lâu dần, gàu xuất hiện và tóc yếu, gãy rụng nhiều hơn. Nếu kéo dài, vùng da đầu thường xuyên bị tổn thương do ngứa, gãi và gàu có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, viêm, nấm da đầu…

Ngứa đầu rụng tóc là tình trạng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi
Ngứa đầu rụng tóc là tình trạng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi

Vậy, bị ngứa da đầu và rụng tóc là bệnh gì? Dưới đây là 7 nguyên nhân gây ngứa thường gặp các đối tượng:

1. Da đầu ngứa và rụng tóc nhiều do gàu

Gàu là một hiện tượng bong da trên da đầu và gây ngứa. Hầu hết mọi người đều có thể nhận biết dễ dàng gàu thông qua các mảng da bong tróc bám trên da đầu hoặc tóc với kích thước khác nhau. Kèm theo tình trạng ngứa, người bị gàu nhiều còn có thể gặp tình trạng nhờn bóng, tóc gãy rụng.

Gàu có thể phát triển do bụi bẩn, ô nhiễm, thói quen vệ sinh kém hoặc nhiễm nấm… Tùy theo từng nguyên nhân, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

2. Ngứa đầu rụng tóc do bệnh vảy nến

"Vảy

Vảy nến là tình trạng tăng sinh các tế bào sừng trên da quá mức, phần lớn do những rối loạn trong hệ thống miễn dịch và di truyền gây ra. Đặc điểm nổi bật của vảy nến da đầu là ngứa, bong tróc và hình thành những lớp tế bào chế dạng vảy màu bạc, giống như gàu.

3. Da đầu ngứa và rụng tóc do bệnh viêm nang lông

Một nguyên nhân phổ biến khác gây nên tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc phải kể đến là bệnh viêm nang lông. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trong đó có da đầu. Khi bị bệnh này, vùng da đầu thường ngứa, đỏ. Các nang tóc bị bít kín, không thể đào thải mồ hôi, trở nên yếu, dễ gãy rụng và ngứa ngáy khó chịu hơn. 

4. Ngứa và rụng tóc do bệnh nấm da đầu

Da đầu bị nhiễm nấm Trichophyton sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa, đôi khi đi kèm mụn nước, mụn mủ, tiết dịch, đóng vảy. Các nang tóc yếu, có thể rụng thành mảng hoặc đứt gãy ngay sát chân tóc, rất nguy hiểm.

"Nấm

5. Ngứa, rụng tóc do ký sinh trùng

Thường gặp nhất là chấy, rận, demodex… Những ký sinh trùng này có tốc độ nhân lên rất nhanh nếu không có biện pháp tiêu diệt hoặc kiểm soát. Tình trạng ngứa và rụng tóc trong trường hợp này thường do vết cắn hoặc chất độc của ký sinh trùng tiết ra. Người bệnh càng gãi càng khiến da đầu bị tổn thương, tóc càng gãy rụng nhiều hơn.

6. Ngứa do bệnh liken phẳng

Bệnh lý này thường xuất hiện các triệu chứng như: Nổi mụn nước, phồng rộp, xuất hiện các nốt đỏ, châm chích kèm theo cảm giác ngứa và rụng tóc. Trong trường hợp nặng, nang lông bị sẹo không phục hồi sẽ gây nên tình trạng rụng tóc vĩnh viễn.

7. Ngứa đầu rụng tóc do dị ứng

Dị ứng với dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm hoặc các hóa chất tạo kiểu tóc là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ngứa da đầu và rụng tóc do dị ứng.

Các hoạt động nhuộm uốn, tạo kiểu tóc... có thể làm tổn thương da đầu và nang tóc
Các hoạt động nhuộm uốn, tạo kiểu tóc… có thể làm tổn thương da đầu và nang tóc

Bị ngứa da đầu rụng tóc – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, hầu hết mọi người thường chủ quan khi bị ngứa đầu và có biết hiện rụng tóc. Chỉ khi các triệu chứng tiến triển nặng hơn, ngứa dữ dội kèm theo tóc rụng nhiều, thành mảng lớn, người bệnh mới thăm khám. Đây là một quan niệm sai lầm, gây nhiều hệ lụy và cản trở việc điều trị dứt điểm tình trạng này.

Theo bác sĩ, người bị ngứa da đầu và rụng tóc nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu sau:

  • Lượng tóc rụng quá 100 sợi/ngày, đặc biệt gội đầu, vuốt nhẹ hoặc chải đầu
  • Tóc rụng thành từng mảng, xuất hiện vùng da đầu có mật độ tóc thưa rõ rệt hoặc hói.
  • Sợi tóc mảnh, yếu, dễ đứt gãy
  • Tóc sau khi rụng mọc lại rất chậm hoặc không mọc lại
  • Ngứa dữ dội gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và công việc hằng ngày.

Cách trị ngứa da đầu và rụng tóc

Tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng da đầu gây rụng tóc có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng nguyên nhân, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa khác nhau. Cụ thể:

Mẹo trị ngứa đầu rụng tóc tại nhà

Nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng, bạn có thể áp dụng những cách sau tại nhà:

  • Dùng tinh dầu bưởi và sả: Lấy 1 nắm lá bưởi hoặc vỏ bưởi để đun nước gội đầu. Để nâng cao hiệu quả có thẻ thêm một vài củ sả hoặc bồ kết vào đun cùng. Sử dụng nước thảo dược này để gội đầu đều đặn 3 – 4 lần mỗi tuần để nhanh chóng cải thiện tình trạng ngứa và rụng tóc.
  • Dùng bia nóng: Hâm nóng bia tươi đến nhiệt độ thích hợp rồi dùng bia đó để dủ tóc liên tục trong khoảng 1 giờ. Sau khi ủ, xả lại tóc bằng nước sạch đến khi hết bia.
Hấp tóc bằng bia là mẹo phổ biến để giảm ngứa và giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt
Hấp tóc bằng bia là mẹo phổ biến để giảm ngứa và giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt
  • Dùng muối và phèn chua: Hòa tan một lượng muối và phèn chua vừa phải. Dùng nước này để gội đầu 3 – 4 lần/tuần.

Da đầu ngứa và rụng tóc uống thuốc gì?

Thuốc tây điều trị ngứa đầu rụng tóc bao gồm:

  • Thuốc bôi ngoài: Các kem, mỡ bôi ngoài chứa hoạt chất chống nấm, giảm ngứa như Clotrimazol, Ketoconazol, Miconazol, Fluconazole, Naftifine…
  • Thuốc uống: Griseofulvin (6–8 tuần), Terbinafine,Itraconazole và Fluconazole (dùng trong 2 tuần) hoặc các loại thuốc chứa corticoid, thuốc ức chế miễn dịch trong bệnh vảy nến da đầu.

Các loại thuốc Tây chỉ nên sử dụng trong các trường hợp ngứa và rụng tóc do bệnh lý và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng kéo dài, người bệnh có thẻ gặp một số tác dụng phụ như mỏng da, chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp…

Dầu gội trị ngứa, giảm gãy rụng tóc

Những loại dầu gội trị ngứa da đầu này thường chứa các hoạt chất chống nấm, kháng histamin, các vitamin và dưỡng chất nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc chắc khỏe. Tùy vào mức độ ngứa, bệnh lý và điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn:

  • Dầu gội trị ngứa do nấm NIZORAL
  • Dầu gội trị ngứa, gàu SELSUN
  • Dầu gội ngăn ngừa rụng tóc, giảm ngứa ORZEN
  • Dầu gội trị ngứa của Nhật Bản KAMINOMOTO MEDICATED SHAMPOO
  • Dầu gội trị ngứa, giảm rụng tóc ANTI AGING

"Anti

Các loại dầu gội này chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian nhất định theo hướng dẫn. Nếu dùng kéo dài có thể khiến da đầu dễ bị nấm, nhiễm khuẩn và rụng tóc nhiều hơn.

Lời khuyên từ bác sĩ

Bên cạnh việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị, các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh da đầu sạch sẽ, thường xuyên tắm gội với tần suất nhất định tùy vào cơ địa và thể tóc của mỗi người.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại dầu gội sử dụng trong thời gian điều trị
  • Không tiến hành nhuộm, uốn, tạo kiểu hoặc sử dụng các dịch vụ sử dụng hóa chất cho tóc trong thời gian điều trị
  • Thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như protein, canxi, kẽm…
  • Đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc dấu hiệu nặng hơn của bệnh.

Ngứa đầu rụng tóc là tình trạng thường gặp, phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan trước tình trạng này vì chúng có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ và biết cách điều trị chứng bệnh này.

4.3/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?