Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Thực hiện khi nào?

Gai cột sống là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến hiện nay. Rất nhiều bệnh nhân đã mắc phải hoặc từng nghe qua đều cho rằng cứ bị gai cột sống là phải phẫu thuật. Vậy thật sự mổ gai cột sống nên thực hiện khi nào? Có nguy hiểm không? Theo dõi ngay bài viết sau đây để có câu trả lời cho thắc mắc này.

Gai cột sống có phải mổ không? Mổ có nguy hiểm không?

Thực chất, sự hình thành và phát triển của các gai xương là phản ứng tự sửa chữa tổn thương của cơ thể nên quá trình này có tính chất dai dẳng và dễ tái phát. Hầu hết trường hợp khi được chẩn đoán chính xác thì gai xương đã phát triển và có cấu trúc rõ ràng.

Chính vì vậy, hiện nay không có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh lý này, kể phẫu thuật. Mổ gai cột sống được thực hiện với mục đích cắt bỏ các gai xương, ổn định cấu trúc cột sống và điều trị các triệu chứng đau nhức, gai cột sống chèn ép dây thần kinh cũng như phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

Nếu chăm sóc tốt, người bệnh có thể đi lại và làm việc như bình thường chỉ sau 30 ngày thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng: mổ gai cột sống không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, gai xương có thể mọc lại chỉ sau vài năm phẫu thuật.

Các trường hợp thường được bác sĩ chỉ định mổ gai cột sống, bao gồm:

  • Bệnh nhân không đáp ứng được các biện pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc Tây, vật lý trị liệu) trên hơn 6 tháng.
  • Gai xương có kích thước lớn, chèn ép đến các mô mềm, dây thần kinh dẫn đến tình trạng sưng viêm, đau đớn dữ dội.
  • Các triệu chứng của bệnh hưởng nặng nề đến khả năng vận động của bệnh nhân, khiến người bệnh không thể thực hiện các sinh hoạt thông thường.
  • Xuất hiện các biến chứng như mất kiểm soát đại tiểu tiện, yếu cơ, thoát vị đệm đĩa, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn,…
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Thực hiện khi nào?
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Thực hiện khi nào?

Số liệu thống kê lâm sàng cho thấy, hơn 85% trường hợp thành công khi mổ gai cột sống. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một số trường hợp gặp phải các biến chứng và rủi ro trong quá trình phẫu thuật và hậu phẫu. Các biến chứng và rủi ro có thể kể đến như:

Dị ứng thuốc

Một số trường hợp bệnh nhân mẫn cảm có thể bị dị ứng thuốc gây tê hoặc gây mê dùng trong phẫu thuật khiến toàn thân bị nổi mẩn, mề đay, phù nề, trụy tim mạch và co thắt phế quản.

Nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp khi phẫu thuật, nhất là trường hợp trang thiết bị không đảm bảo điều kiện vô trùng hoặc chăm sóc vết mổ không đúng cách. Triệu chứng của nhiễm trùng là sưng đau vết mổ, vết mổ nóng và có hiện tượng ứ mủ, bệnh nhân sốt cao, buồn nôn, nổi hạch,…

Chảy máu

Sau khi làm phẫu thuật, chảy máu vết mổ trong vòng 1 – 2 giờ là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên ở một số trường hợp như có sử dụng Aspirin, bị rối loạn đông máu hoặc các thuốc chống đông máu thì vết mổ có thể bị chảy máu trong nhiều giờ gây hạ thân nhiệt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng, xuất huyết,…

Bên cạnh đó, phẫu thuật gai cột sống cũng có thể gây ra một số biến chứng và rủi ro khác như tổn thương dây thần kinh, hình thành sẹo, gai xương tái phát,…

Tin liên quan: Các phương pháp chữa trị bệnh gai đốt sống lưng L3 L4 L5 mới nhất hiện nay

Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng trong và sau phẫu thuật, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Ngoài ra, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của chuyên gia sau khi phẫu thuật để đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương và chức năng vận động.

Phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Một số phương pháp mổ gai cột sống hiện nay

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và tình hình tài chính của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp mổ gai cột sống phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trong mổ gai cột sống hiện nay.

Phương pháp nội soi

Mổ nội soi là một kỹ thuật thường được chỉ định cho bệnh nhân gai cột sống. Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ tiến hành tạo ra một vết cắt nhỏ ở lưng, sau đó đưa dụng cụ nội soi có gắn camera vào. Qua hình ảnh truyền đi của camera, các bác sĩ sẽ quan sát được tình trạng cột sống và cắt bỏ các gai xương dễ dàng hơn.

Ưu điểm của phương pháp là mức độ xâm lấn thấp hơn các phương pháp phẫu thuật truyền thống, ít gây đau đớn cho bệnh nhân, thời gian phục hồi nhanh hơn và tỷ lệ phát sinh rủi ro cũng thấp hơn.

Phương pháp mổ hở

Khi các gai xương có kích thước lớn, bắt đầu chèn ép lên các cơ quan xung quanh khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mổ hở để trực tiếp loại bỏ các gai xương.

Kỹ thuật này có phạm vi xâm lấn cao, thời gian phục hồi của người bệnh cũng lâu hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, khi mổ hở, các bác sĩ có thể quan sát và loại bỏ gai xương dễ dàng hơn, đồng thời định lại lại cấu trúc cột sống tốt hơn.

Mổ cắt lát đốt sống

Mổ cắt lát đốt sống được thực hiện nhằm làm giảm sức ép lên đĩa đệm và các cơ quan lân cận. Khi tiến hành mổ gai cột sống bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một lát mỏng tại khu vực cột sống hình thành gai xương để tạo khoảng không gian giữa hai đốt sống kế nhau, từ đó mà áp lực sẽ được giảm bớt.

Tin liên quan: Gai cột sống chữa khỏi được không? Chữa như thế nào? Chuyên gia giải đáp

Cấy miếng đệm gan mỏm gai

Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏng gai thường được chỉ định cho các trường hợp mỏm gai có kích thước nhỏ. Khi tiến hành, các bác sĩ sẽ cấy các miếng đệm vào giữa các đốt sống để làm giảm mức độ chèn ép và bảo vệ đĩa đệm. Nhờ vậy mà mức độ tổn thương của các dây thần kinh và các mô mềm xung quanh cũng sẽ giảm bớt.

Đối với gai xương lớn và khi chèn ép nghiêm trọng thì các chuyên gia sẽ chỉ định cắt bỏ để tránh gây gù, vẹo và mất cân bằng các cấu trúc của cột sống.

Ngoài ra, còn một số thủ thuật mổ gai cột sống khác ít được chỉ định hơn như phẫu thuật đĩa đệm, tạo hình cột sống qua da,…

Mục đích của các phương pháp phẫu thuật đều là khôi phục lại chức năng vận động cho bệnh nhân
Mục đích của các phương pháp phẫu thuật đều là khôi phục lại chức năng vận động cho bệnh nhân

Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?

Thông thường chi phí mổ gai cột sống bao gồm chi phí thực hiện ca phẫu thuật và chi phí phục hồi chức năng sau mổ. Tùy theo phương pháp được chỉ định và trang thiết bị tại cơ sở y tế mà mức chi phí bệnh nhân phải trả cũng có sự khác biệt.

Thông thường, mức giá mổ gai cột sống mà người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Phương pháp mổ truyền thống: Chi phí phẫu thuật sẽ dao động trong khoảng 15.000.000 – 20.000.000 vnđ.
  • Phương pháp mổ nội soi: Chi phí gấp đôi so với mổ hở, từ 25.000.000 – 49.000.000 vnđ.
  • Đối với trường hợp đã xuất hiện nhiều biến chứng phức tạp, cần có sự kết hợp của các thủ thuật khác nhau thì chi phí rơi vào khoảng 50.000.000vnđ.

Tin liên quan: 5 phương pháp chữa gai cột sống hiệu quả được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Trường hợp bệnh nhân có bảo hiểm Y tế thì bảo hiểm sẽ hỗ trợ một phần chi phí phẫu thuật.

Tuỳ tình trạng bệnh và tình hình tài chính của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp
Tuỳ tình trạng bệnh và tình hình tài chính của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ gai cột sống

Chế độ chăm sóc hậu phẫu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hồi phục của bệnh nhân. Vì vậy, người nhà khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ gai cột sống cần chú ý:

  • Bệnh nhân cần bôi thuốc sát trùng và thay băng thường xuyên theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu thấy vết mổ bị chảy máu, mưng mủ thì cần thông báo ngay cho các bác sĩ.
  • Bệnh nhân sau mổ cần có chế độ ăn nhẹ, ăn các thực phẩm loãng trong vòng vài ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Khi trở về nhà, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh các tư thế ưỡn người hoặc xoắn vặn cột sống.
  • Nếu muốn tham gia các môn thể thao có tính chất như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh,… thì chỉ nên bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Mổ gai cột sống nên thực hiện khi nào? Có nguy hiểm không?”. Đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý, tránh tình trạng khi bệnh chuyển nặng mới bắt đầu thực hiện các biện pháp điều trị.

Tin liên quan:

4.7/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?