11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh đơn giản tại nhà

Áp dụng mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh là biện pháp vừa nhanh, mang đến hiệu quả lại đảm bảo an toàn. Dân gian có rất nhiều cách chữa viêm đường tiết niệu cho phụ nữ đang thời kì cho con bú như dùng nước râu ngô, trà xanh, giấm táo. Mỗi biện pháp có cách thực hiện khác nhau và đem lại hiệu quả khác nhau.

11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh được nhiều người áp dụng

Râu ngô, đỗ đen, nha đam, trà xanh… đều là những thảo dược an toàn, lành tính và tốt cho người mắc bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh mổ. Dưới đây là những bài thuốc cụ thể dành cho phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu.

Chữa viêm đường tiết niệu sau khi sinh bằng nước râu ngô

Râu ngô luôn được biết đến là thảo dược có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. 

Hơn nữa, trong râu ngô có nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như vitamin (A, B1, B2, K); sitosterol, glucosid, đường, muối, Ca, chất nhầy… Đây đều là những thành phần được chứng minh tốt cho hệ tiết niệu.

Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng râu ngô
Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng râu ngô

Do đó, từ lâu, dân gian đã sử dụng râu ngô để chữa viêm đường tiết niệu sau sinh. Bài thuốc cụ thể được áp dụng như sau:

  • Chuẩn bị: Râu ngô (200gr)
  • Thực hiện: Rửa sạch râu ngô, để ráo nước, cho vào nồi, đổ thêm 1000ml nước. Bật bếp đun sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Lấy nước râu ngô uống hàng ngày thay nước lọc.
  • Tác dụng: Nước râu ngô có tác dụng tăng sự đào thải chất cặn bã ở đường tiết niệu ra bên ngoài. Đồng thời, nó cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh hiệu quả và an toàn.

Điều trị viêm đường tiết niệu sau khi sinh bằng nước đỗ đen

Theo y học hiện đại, đậu đen có nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như protit, chất béo, gluxit, muối khoáng, canxi, amin,… Đây đều là những thành phần thiết yếu giúp bổ sung sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình đi vào kinh Tỳ và Thận tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Từ lâu, đậu đen đã được sử dụng chữa bệnh, trong đó có bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Dưới đây là bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu sau sinh từ đỗ đen.

  • Chuẩn bị: Đỗ đen phơi khô (100gr)
  • Thực hiện: Cho đỗ đen lên chảo rang cho nóng, đến khi nào thấy đỗ có mùi thơm thì tắt bếp. Cho hạt đỗ đen đã rang vào nồi, đổ thêm khoảng 2 lít nước, bật bếp đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Gạn lấy phần nước đỗ đen dùng uống hàng ngày thay nước lọc.
  • Tác dụng: Bài thuốc này giúp đào thải các chất cặn bã ở đường tiết niệu ra bên ngoài nhanh hơn. Từ đó nó giúp giảm dần triệu chứng của viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, người bệnh chú ý uống nước đỗ đen lúc ấm nóng, không nên uống khi nước lạnh vì nó có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh thường bằng nha đam

Theo y học cổ truyền, cây lô hội có vị đắng, tính mát tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, nhuận tràng. Ngoài ra nó cũng có tác dụng chống viêm nhiễm dị ứng và làm liền vết thương rất tốt. 

Y học hiện đại cũng chứng minh, trong nha đam có chứa Aloe (gồm các Anthraquinon). Chất này kết hợp với Ion Calcium ở đường tiểu thành hợp chất tan theo nước tiểu ra bên ngoài. Không chỉ thế, các chất acid salixylic hay Chromone C-Glucosyl trong nha đam có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt.

Có thể nói, với những thông tin này cũng chứng minh được áp dụng mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh từ nha đam là hoàn toàn có cơ sở. Bài thuốc cụ thể được thực hiện như sau.

  • Chuẩn bị: 2 – 3 nhánh nha đam tươi
  • Cách dùng: Lấy dao lột sạch vỏ nha đam, đồng thời bỏ lớp nhựa bên ngoài. Sau khi tách lấy riêng phần thịt bên trong, rửa sạch, bỏ vào máy xay sinh tố va xay lấy nước. Mỗi ngày lấy nước nha đam uống 2 lần.
  • Công dụng: Áp dụng biện pháp này thường xuyên sẽ có hiệu quả chữa viêm đường tiết niệu rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần lột sạch vỏ và nhựa nha đam trước khi dùng để không ảnh hưởng tới con nhỏ.

Mẹ sau sinh bị viêm đường tiết niệu bằng ngải cứu

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm đi vào kinh Can, Tỳ, Thận. Cây ngải cứu có tác dụng chỉ huyết, ôn kinh, dùng chữa nhiều bệnh liên quan đến bàng quang, thận, niệu đạo.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng ngải cứu
Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng ngải cứu

Ngoài ra, y học hiện đại cũng cho biết, trong ngải cứu có nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe như: Tinh dầu, flavonoid, acid amin. Đây đều là những chất giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Từ lâu, ngải cứu đã được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có viêm đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh. Theo đó, mẹ bỉm có thể áp dụng bài thuốc từ ngải cứu theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Ngải cứu tươi (45gr); phượng vĩ thảo (15gr); mật ong (10gr)
  • Thực hiện: Ngải cứu và phượng vĩ thảo rửa sạch, để ráo, cho vào nồi. Sau đó cho khoảng 1 lít nước vào đun sôi trong 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Chắt lấy phần nước rồi cho mật ong đã chuẩn bị vào trộn đều. Chia nước thành 2 phần uống vào buổi sáng và tối trước khi ăn.
  • Công dụng: Bài thuốc này giúp lợi tiểu, loại bỏ chất thải ra bên ngoài nhanh hơn. Đồng thời nó giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng tỏi

Tỏi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt. Tỏi cũng là vị thuốc quý thường được sử dụng trong Đông y và dân gian. Từ lâu, tỏi đã được sử dụng chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có viêm đường tiết niệu sau sinh.

Y học hiện đại nghiên cứu và cho biết, trong tỏi có nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên như Allicin, Glycogen… tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng vitamin (A, B, C) cùng những khoáng chất trong tỏi cũng giúp tăng cường sức đề kháng từ bên trong cơ thể.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng tỏi thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Tỏi khô (3 – 4 nhánh)
  • Thực hiện: Tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Phơi tỏi ra ngoài không khí trong 15 phút. Sau đó, dùng các lát tỏi này ăn sống. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể bổ sung tỏi trong các món ăn hàng ngày.
  • Tác dụng: Với phương pháp này, mẹ bầu có thể loại bỏ chứng viêm đường tiết niệu hiệu quả. Áp dụng hàng ngày để bệnh nhanh khỏi khỏi.

Phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu hãy dùng lá trà xanh

Theo Đông y, lá chè xanh có vị đắng, ngọt, tính hàn tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Trong khi đó, y học hiện đại cũng cho biết, trà xanh có nhiều thành phần hóa học giúp ngăn ngừa viêm nhiễm như tanin, tinh dầu, vitamin…

Điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh bằng lá trà xanh
Điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh bằng lá trà xanh

Đó là lý do vì sao từ lâu trà xanh đã được dùng để chữa bệnh viêm quan đến viêm nhiễm nấm ngứa, trong đó có viêm đường tiết niệu. Dưới đây là mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh từ trà xanh.

  • Chuẩn bị: Lá trà xanh non tươi (1 nắm)
  • Thực hiện: Lá trà xanh rửa sạch, để ráo, cho vào nồi đun với khoảng 2 lít nước. Dùng nước lá chè xanh uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Tác dụng: Duy trì đều đặn bài thuốc này  sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm nhiễm nấm ngứa đồng thời hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả.

Phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu bằng giấm táo

Giấm táo được ví như một loại kháng sinh tự nhiên và thường được dùng trong công nghệ làm đẹp da, trị mụn. Tuy nhiên, giấm táo cũng là một bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu rất tốt. Vì trong giấm táo có chứa Enzyme và các khoáng chất với tác dụng kháng khuẩn hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Giấm táo (1 muỗng); mật ong (2 thìa cà phê)
  • Thực hiện: Lấy giấm táo và mật ong trộn đều với nhau rồi uống trực tiếp một lần.
  • Tác dụng: Kết hợp giấm táo và mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn. Từ đó loại bỏ tình trạng viêm đường tiết niệu.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh từ mùi tây

Bị viêm đường tiết niệu sau sinh mổ cũng có thể dùng mùi tây để chữa bệnh. Nguyên nhân là do trong mùi tây có nhiều thành phần Apiozit giúp hỗ trợ hoạt động của cơ quan bài tiết. Ngoài ra, trong mùi tây còn có Riboflavin và Thiamin giúp làm sạch, thải độc thận qua đường tiểu rất hiệu quả.

Đông y cũng cho biết, mùi tây có tính ấm, vị cay tác dụng kháng khuẩn. Từ lâu, cây này đã được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau trong đó có viêm đường tiết niệu. Đặc biệt, nó rất an toàn với phụ nữ sau sinh.

  • Chuẩn bị: Mùi tây (vài cây)
  • Thực hiện: Nhặt sạch mùi tây (bỏ gốc) rồi đem rửa sạch. Bỏ rau vào nồi, đổ thêm nước vào và đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút. Bỏ bã, lọc lấy nước và dùng thay nước lọc.
  • Tác dụng: Chỉ cần sử dụng vài ngày cơ thể sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt, các triệu chứng viêm đường tiết niệu cũng giảm dần.

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà với rau diếp cá

Diếp cá là loại rau có vị tanh, tính lạnh đi vào kinh Phế. Diếp cá có tác dụng diệt  khuẩn và thanh nhiệt khá tốt. Từ lâu, cây này đã được dùng chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có viêm đường tiết niệu.

Nội dung nên xem

Diếp cá tốt cho phụ nữ sau sinh bị vấn đề về tiết niệu
Diếp cá tốt cho phụ nữ sau sinh bị vấn đề về tiết niệu

Trong diếp cá còn có nhiều thành phần hóa học giúp kháng khuẩn tốt như Aldehyd, dẫn xuất nhóm ceton. Do đó, dùng diếp cá chữa viêm đường tiết niệu sau sinh thường hay sinh mổ đều được.

  • Chuẩn bị: Rau diếp cá (1 bó); đường
  • Thực hiện: Diếp cá nhặt bỏ lá hỏng, rửa sạch, bỏ vào máy xay nhuyễn. Pha thêm 1 ít đường và uống.
  • Tác dụng: Đây là biện pháp kháng khuẩn tốt nhất giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm đường tiết niệu. Đặc biệt, mẹ bỉm uống nước ép diếp cá cũng tốt cho sức đề kháng của trẻ nhỏ đang bú.

Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng lá trầu không

Một trong những mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh an toàn, hiệu quả và được nhiều người thực hiện nhất đó chính là dùng lá trầu không. Nguyên nhân bởi trong lá trầu không có hàm lượng kháng sinh tự nhiên rất cao với tác dụng diệt khuẩn và khử mùi hôi.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, nồng, mùi thơm và hắc, tính ấm tác dụng hạ khí, tiêu đờm, trừ phong, tiêu viêm, kháng khuẩn. Dân gian thường dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu.

  • Chuẩn bị: Lá trầu không bánh tẻ (1 nắm)
  • Thực hiện: Lá trầu không ngâm muối, rửa sạch, để ráo nước, cho vào cối giã nát). Cho vào nồi rồi cho thêm nước vào đun sôi, chắt lấy phần nước, để nguội rồi dùng vệ sinh vùng kín.
  • Tác dụng: Tính kháng khuẩn của lá trầu không rất tốt, vì thể nếu áp dụng bài thuốc này trong khoảng 1 tuần sẽ thấy có tác dụng.

Cách chữa bệnh với cây mã đề

Theo Đông y, mã đề có tính hàn, vị ngọt đi vào kinh Can, Thận, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm… Từ lâu, mã đề đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, trong đó có viêm đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh.

Y học hiện đại cho biết, mã đề có nhiều thành phần hóa học như: Iridoid, acid phenoic, glycosid, chất nhầy… Công dụng lớn nhất của mã đề đó là thông tiểu, loại bỏ tạp chất ra khỏi cơ thể. Từ đó kháng viêm, diệt khuẩn, giảm triệu chứng viêm đường tiết niệu.

  • Chuẩn bị: Bông mã đề (15gr); lá mắt trâu (20gr); sinh mao căn (5gr).
  • Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, cho vào ấm sau đó đổ nước sôi vào hãm như hãm chè. Sau đó, uống nước sắc cây mã đề thay nước lọc hàng ngày.
  • Tác dụng: Kết hợp ba vị thuốc với nhau sẽ cho hiệu quả chữa viêm đường tiết niệu sau sinh nhanh hơn.

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh

Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để việc sử dụng các bài thuốc này có hiệu quả cao nhất, mẹ bỉm cần lưu ý một số vấn đề sau:

Phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu nên tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Cần phải lựa chọn nguyên liệu sạch, rửa sạch trước khi sử dụng để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Kết hợp với dùng thuốc bạn phải uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều cam, bưởi – những loại quả chứa nhiều vitamin C.
  • Viêm đường tiết niệu nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng hay đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vùng kín và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không mặc chung đồ lót, không mặc đồ lót khi ẩm ướt
  • Dùng các dung dịch vệ sinh có nguồn gốc tự nhiên để không làm tổn thương vùng kín.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, chăm chỉ tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh thực hiện tại nhà mang đến sự an toàn và hiệu quả. Có thể nói, các biện pháp này hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, dù sao chúng cũng chỉ là phương pháp dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, tốt nhất mẹ bỉm nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra biện pháp chữa bệnh phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?