Mề đay cấp tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mề đay cấp tính là một loại bệnh da dị ứng có tính chất cấp tính, xuất hiện đột ngột và thường kéo dài trong thời gian ngắn. Mề đay cấp được coi là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến do số lượng người mắc phải khá nhiều. Bệnh có thể điều trị khỏi nếu được can thiệp đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên, để hiểu rõ về bản chất cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết. 

Mề đay cấp tính là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mề đay cấp hay mề đay cấp tính là tình trạng da nổi sẩn, viêm đỏ khiến người bệnh ngứa ngáy. Hiện tượng này kéo dài dưới 6 tuần, có thể huyên giảm sau thời gian ngắn nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. 

Ở một số trường hợp, mề đay cấp có thể phát triển nặng, kéo dài trên 6 tuần và diễn tiến sang mãn tính, tái phát liên tục rất khó điều trị. So với mề đay mãn tính, hầu hết các trường hợp mề đay cấp thường khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh chóng và có thể là biểu hiện của sốc phản vệ. 

Hình ảnh mề đay cấp
Hình ảnh mề đay cấp

Để nhận biết mề đay cấp tính, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu điển hình như sau: 

  • Da đỏ, hơi nóng rát, xuất hiện các nốt sẩn ngứa màu hồng/ đỏ hoặc màu da. 
  • Các nốt sẩn ngứa có bờ tròn, nổi cộm, bề mặt trơn, sờ vào cứng chắc, không có mụn nước hay mụn mủ, chúng cũng có ranh giới rõ ràng so với vùng da xung quanh. 
  • Các bề mặt ngứa có thể liên kết tạo thành mảng da viêm đỏ, phù nề lớn. 
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, sưng nóng đau rát tại các vị trí nổi sẩn đỏ.
  • Các nốt mề đay xuất hiện ở mặt có thể gây ra tình trạng phù nề môi, sưng mí mắt. 
  • Trong một số trường hợp, người bị mề đay cấp có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, người mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, đau bụng, ho….

Trên thực tế, các tổn thương do mề đay cấp tính gây ra còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa của mỗi người. 

Nguyên nhân gây mề đay cấp 

Theo các chuyên gia da liễu, cơ chế gây nổi mề đay tương đối phức tạp. Theo đó, căn bệnh này có liên quan tới hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch, cụ thể là sự gia tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương và vai trò tế bào mast. 

Các yếu tố có khả năng  kích thích hệ miễn dịch và dẫn tới mề đay cấp phải kể tới:

  • Do các nhiễm trùng cấp tính chủ yếu là viêm nhiễm ở các cơ quan hô hấp trên
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như xà phòng, hóa chất, bụi bẩn, nọc độc côn trùng,…
  • Thay đổi thời tiết đột ngột quá nóng hoặc quá lạnh khiến cơ thể không kịp thích ứng. 
  • Dị ứng thuốc, chủ yếu là các kháng sinh penicillin 
  • Dị ứng thức ăn như đậu phộng, mè, hải sản, thịt bò,…
  • Căng thẳng, stress 
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Cơ thể suy nhược 
  • Mồ hôi tiết quá mức 
  • Ma sát với quần áo, giày dép,..

Ngoài ra, còn nhiều yếu tố gây khởi phát mề đay cấp tính khác… So với mề đay mãn tính, nguyên nhân gây mề đay cấp thường rõ ràng và dễ xác định hơn.

Mề đay cấp tính có nguy hiểm không? 

Giải đáp thắc mắc này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam cho biết, mề đay cấp tính không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng có thể khiến da bị tổn thương, kèm theo một số triệu chứng khó chịu như đau, nóng rát, ngứa ngáy,…

Trong một số ít trường hợp, mề đay cấp có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, tình trạng không chỉ gây phù nề da, ngứa ngáy mà còn phát sinh triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa như khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt phế quản… Nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời có thể gây suy hô hấp, hạ huyết, tử vong.

Với những trường hợp thông thường, tổn thương do mề đay cấp gây ra sẽ giảm nhanh sau vài giờ mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu tổn thương da tiếp tục tiến triển trong thời gian dài, người bệnh buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp. Theo các thống kê, có tới 5% số bệnh nhân mề đay cấp kéo dài hơn 6 tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Vì vậy, ngay khi gặp các triệu chứng của bệnh cần nhanh chóng tìm kiếm biện pháp khắc phục giúp giảm cảm giác khó chịu và dự phòng bệnh tiến triển mãn tính, dai dẳng. 

Điều trị mề đay cấp tính như thế nào?

Mề đay cấp tính cần được điều trị với những trường hợp sốc phản vệ hay kéo dài hơn 24 giờ. Có nhiều phương pháp xử lý khác nhau, người bệnh cần dựa vào mức độ tổn thương, cơ địa, độ tuổi của bản thân để lựa chọn phương pháp phù hợp.

1. Sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Nếu tình trạng nổi mề đay đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hay gây ngứa ngáy trong thời gian dài, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường gặp trong điều trị mề đay cấp phải kể tới: 

Thuốc Tây y chữa mề đay cấp mang tới hiệu quả nhanh chóng
Thuốc Tây y chữa mề đay cấp mang tới hiệu quả nhanh chóng
  • Thuốc Epinephrine: Được sử dụng trong trường hợp mề đay gây phù mạch, co thắt phế quản, khó thở,… Người bệnh có thể được kê đơn thuốc ở dạng khí dung hay tiêm tùy thuộc vào mức độ dị ứng.
  • Kem bôi làm dịu da: Giúp giảm viêm, giảm ngứa ngáy, dịu vùng da bị kích ứng. Bác sĩ có thể kê đơn các loại kem bôi như Vaseline, Eucerin, A-Derma,…
  • Thuốc chống histamin: Là dạng thuốc được sử dụng cho hầu hết các trường hợp bị mề đay giúp ức chế phóng thích histamin vào da và niêm mạc, từ đó giảm tổn thương thực tế, hạn chế triệu chứng cơ năng đi kèm. Một số loại thuốc antihistamine thường được sử dụng phải kể tới Desloratadine, Loratadine,….
  • Một số loại thuốc khác: Một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng Paracetamol, Corticoid đường uống, thuốc kháng cholinergic…

Khi sử dụng thuốc chữa mề đay, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia, không được tự ý sử dụng khi chưa hiểu rõ tình trạng của bản thân. Điều này có thể gây nguy hiểm. 

Chữa mề đay bằng bài thuốc Đông y 

Sử dụng thuốc Đông y là giải pháp giúp mang tới hiệu quả, an toàn, lành tính được nhiều bệnh nhân áp dụng. Theo quan điểm của YHCT, mề đay là bệnh do tạng phủ suy yếu, khiến các yếu tố ngoại tà có cơ hội xâm nhập làm khí huyết bất túc, vệ khí bất hòa, uất tích tại bì, từ đó sinh ra mẩn đỏ, ngứa ngáy. 

Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên giúp tăng cường chức năng tạng phủ, củng cố hệ miễn dịch, nhờ vậy bệnh mới được đẩy lùi không trở lại.

Thuốc Đông y chữa mề đay hiệu quả bền vững, lâu dài
Thuốc Đông y chữa mề đay hiệu quả bền vững, lâu dài

Chữa mề đay bằng Đông y có thể áp dùng trong thời gian dài và mang tới hiệu quả tương đối cao. Do các vị thuốc đều là thảo dược thiên nhiên, lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các vị thuốc được kết hợp theo tỷ lệ nhất định nhằm đẩy lùi bệnh tận gốc, từ đó mang tới hiệu quả lâu dài. 

Tuy nhiên, phương pháp này không mang tới hiệu quả nhanh chóng. Do đó, người bệnh cần thực hiện trong một thời gian nhất định mới thấy các triệu chứng được cải thiện rõ ràng. Khi điều trị mề đay bằng Đông y, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, không tự ý bốc thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu sau liệu trình điều trị các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc để tìm hiểu nguyên nhân và các cách khắc phục phù hợp.

Chữa mề đay cấp tính tại nhà bằng mẹo dân gian  

Với những trường hợp mề đay nhẹ, không gây ngứa ngáy quá nhiều, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian, sử dụng thảo dược tự nhiên nhằm đẩy lùi cơn ngứa, làm dịu và dưỡng ẩm da. 

  • Dùng gel nha đam: Gel nha đam chữa nhiều nước, chất nhầy, axit amin, khoáng chất, vitamin,… giúp giảm nhanh hiện tượng sưng viêm, nóng rát, làm mát da và đẩy lùi cơn ngứa hiệu quả. Loại thảo dược này cũng dưỡng ấm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô da bị hư tổn. 
Dùng gel nha đam giúp giảm ngứa ngáy, làm dịu da hiệu quả
Dùng gel nha đam giúp giảm ngứa ngáy, làm dịu da hiệu quả
  • Tắm lá chè xanh: Giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, sưng đỏ, cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó, lá chè còn chứa hàm lượng kẽm, EGCG, polyphenol giúp chống oxy hóa, phục hồi vùng da bị tổn thương hiệu quả. Đây là phương pháp chữa mề đay tại nhà được nhiều người áp dụng nhất.
  • Ngâm rửa với bột yến mạch: Bột yến mạch chứa kẽm, chất chống oxy hóa, giúp giảm ngứa, tiêu viêm, sát trùng làm dịu da hiệu quả. Người bệnh có thể trộn 2 thìa bột yến mạch với 1,5 lít nước ấm, ngâm rửa vùng da bị ngứa để đẩy lùi triệu chứng bệnh. 

Một số thảo dược khác cũng thường xuyên được sử dụng để đẩy lùi mề đay như lá khế, lá kinh giới, sài đất, gừng tươi,…. Các mẹo dân gian an toàn, lành tính với người bệnh, tuy nhiên nếu áp dụng các biện pháp này mà không có hiệu quả cần đổi phương pháp khác, liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp. 

Kết hợp với các biện pháp chăm sóc 

Mề đay cấp tính thường là phản ứng của da khi hệ miễn dịch bị kích ứng. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ, người bệnh nên kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học nhằm tăng cường sức khỏe, giảm phản ứng quá mẫn. Cụ thể:

  • Tắm nước mát ngay khi có các triệu chứng nổi mề đay nhằm loại bỏ dị nguyên, làm dịu da, đẩy lùi ngứa ngáy, ngăn tình trạng mề đay lan rộng. 
  • Nếu nổi mề đay là do côn trùng đốt hay tiếp xúc với mủ thực vật, cần rửa lại vùng da bị ảnh hưởng với nước mát rồi đắp khăn lạnh nhằm giảm viêm, ngứa ngáy. 
  • Bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày nhằm dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa viêm đỏ, khô ráp, hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài. 
  • Giữ cơ thể sạch sẽ, khô thoáng, nếu có thể nên tắm 1-2 lần/ngày, mặc quần áo rộng rãi, làm từ vải cotton thấm hút cao. 
  • Nếu mề đay xuất hiện là do các yếu tố bên trong như tâm lý, thay đổi nội tiết tố cần điều chỉnh thời gian sinh hoạt, làm việc, chế độ ăn uống hợp lý. 
  • Nếu phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh, cần nhanh chóng loại bỏ các nguyên nhân này nhằm ngăn ngừa mề đay phát triển mạnh hơn. 

Các biện pháp phòng ngừa mề đay cấp tính 

Mặc dù tình trạng cấp tính có thể giảm nhanh sau khi được xử lý, điều trị và chăm sóc đúng cách, nhưng nếu chủ quan, không phòng ngừa, mề đay cấp có thể xuất hiện nhiều lần, thậm chí chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị. Do vậy, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề như sau: 

  • Cần xác định các yếu tố gây bệnh từ đó tránh tiếp xúc với các yếu tố này. Một số yếu tố ngoại sinh có thể gây kích thích dẫn tới mề đay như thuốc lá, mỹ phẩm, mủ thực phẩm, côn trùng, mạt, nấm mốc. 
  • Không để cơ thể căng thẳng, stress bởi đây là yếu tố khiến hệ miễn dịch suy giảm, gây rối loạn nội tiết tố từ đó dẫn tới mề đay. Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục, thể thao, ăn uống sinh hoạt khoa học nhằm duy trì cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mề đay tái phát. 
  • Với những người thường xuyên phải hoạt động, mồ hôi ra nhiều, cần lựa chọn trang phục, giày dép phù hợp tránh ma sát lên da. 
  • Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có thể gây dị ứng. Nên thận trọng sử dụng các thực phẩm, đồ uống có khả năng gây dị ứng cao như rượu bia, lúa mì, hải sản, trứng.
  • Khi thấy tình trạng gặp các vấn đề bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. 

Mề đay cấp tính có thể tự thuyên giảm và biến mất chỉ sau vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 24 giờ, người bệnh cần chủ động điều trị, chăm sóc để hạn chế tổn thương da, hay tình trạng mề đay cấp tiến triển thành mề đay mãn tính. Nếu có bất cứ bất thường nào cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị cụ thể.

> Đọc thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?