Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Xương Rồng Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh về xương khớp khá phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào chứ không chỉ riêng người cao tuổi. Trong dân gian có rất nhiều mẹo khác nhau chữa thoát vị đĩa đệm, chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng là một trong nhưng cách được áp dụng phổ biến nhất.

Tại sao cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả?

Xương rồng là loại cây thuộc họ thầu dầu, có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. Ngoài tên thường gọi, xương rồng còn được biết đến với tên gọi là xương rồng ông, hóa ương lặc hay bá vương tiêm.

Loại cây này thường có chiều cao từ 1-3 mét, loại cây lớn có thể cao tới hơn 6m. Vì xương rồng là loại cây chuyên sống ở các vùng sa mạc khô hạn, nắng nóng nên lá cây bị tiêu biến thành các gai nhọn. Thân cây mọng nước vì cần phải tích trữ.

Xương rồng là một loại cây thường sống trong môi trường khô hạn
Xương rồng là một loại cây thường sống trong môi trường khô hạn

Hoa xương rồng mọc thành từng chùm, có đường kính khoảng 2-4cm. Quả của loại cây này có màu tím đỏ và đường kính khoảng 1cm.

Căn cứ vào hình dáng mà xương rồng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau: Xương rồng 3 cạnh hay 5 cạnh, xương rồng tai thỏ, xương rồng bẹ…

Loại cây này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ… Nhìn chung là những vùng đất có khí hậu khô nóng.

Ông bà ta đã phát hiện và sử dụng cây xương rồng để chữa một số bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Vậy tại sao loại cây này lại có tác dụng trong việc chữa trị và giảm thiểu các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra?

Theo đó, xương rồng chứa nhiều chất như: Epifriedelanol, Taraxerol, Acid Citric, Tartric, Fumaric, Friedelan-3a-ol,… có tác dụng kháng viêm, giải độc khá hiệu quả.

Vì vậy biết cách sử dụng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm sẽ mang lại kết quả khả thi cho người bệnh. Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng, người ta thường dùng xương rồng bẹ, xương rồng 3 cạnh và xương rồng tai thỏ.
Bên cạnh chữa trị tình trạng thoát vị, xương rồng còn là thành phần trong một số bài thuốc chữa:

  • Gai cột sống
  • Viêm khớp
  • Mụn nhọt, viêm da
  • Sâu răng, đau nhức răng
  • Đau dạ dày
  • Bệnh lý về gan

Những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Biết được công dụng tuyệt vời của xương rồng nhưng phải biết cách áp dụng chính xác thì quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm mới đạt được kết quả khả quan.

Dưới đây là một số cách dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm đã được nhiều người bệnh áp dụng.

Xương rồng 3 cạnh và muối trắng

Chuẩn bị: 2-3 nhánh xương rồng tươi và một nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch xương rồng với nước sạch rồi dùng dao để cắt bỏ hết các gai nhọn trên thân.
  • Đập dập lá xương rồng, sao cho phần nhựa bên trong chảy ra nhiều nhất có thể.
  • Đem xương rồng đã đập dập trộn cùng với muối hạt.
  • Lấy hỗn hợp kể trên cho vào nồi hoặc chảo rồi sao nóng tới khi hơi xém.
  • Đợi khi hỗn hợp nguội bớt thì đổ vào túi chườm chuyên dụng hoặc khăn sạch và đắp trực tiếp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý: Căn nhiệt độ túi chườm cho phù hợp, tránh tình trạng quá nóng gây bỏng da.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng, cám gạo và giấm táo

Chuẩn bị: 1-3 nhánh xương rồng 3 cạnh, 1 bát con cám gạo và 3 thìa giấm táo.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch xương rồng, loại bỏ gai nhọn rồi giã nhuyễn trong cối sạch.
  • Cho xương rồng vào chảo rồi sao nóng, khi nào xương rồng hơi săn lại thì cho cám gạo vào, tiếp tục sao khoảng 3-5 phút rồi cho thêm giấm táo.
  • Tiếp tục sao hỗn hợp cho tới khi có độ nhuyễn và kết dính thì dừng lại.
  • Bỏ hỗn hợp vào khăn sạch, đợi nguội bớt rồi đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý: Không chườm quá nóng, khi gói chườm nguội thì có thể sao lại cho nóng rồi tiếp tục sử dụng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng 3 cạnh
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng 3 cạnh

Xương rồng bẹ chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: 1-3 nhánh xương rồng bẹ.

Cách thực hiện:

  • Trước tiên cần rửa sạch xương rồng và loại bỏ hết gai nhọn.
  • Nướng xương rồng trên bếp lửa hoặc bếp than tới khi nào lá hơi săn lại thì lấy ra.
  • Dùng nhánh xương rồng bẹ đã nướng đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị tổn thương.

Lưu ý: Nhiệt độ của bẹ xương rồng cần ở mức vừa phải, không quá nóng có thể gây bỏng da.

Kết hợp xương rồng bẹ và ngải cứu

Chuẩn bị: 2 hoặc 3 nhánh xương rồng bẹ cùng một nắm lá ngải cứu tươi, cúc tần và dây tơ hồng.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế các nguyên liệu: Rửa thật sạch và loại bỏ các lá ngải cứu, cúc tần sâu, héo, gai nhọn của xương rồng.
  • Giã nhuyễn xương rồng.
  • Để ráo nước rồi đem tất cả các nguyên liệu kể trên sao vàng.
  • Bỏ vào túi chườm hoặc khăn sạch, buộc chặt rồi đắp lên vùng thoát vị.

Lưu ý: Túi chườm nguội có thể sao lại rồi sử dụng tiếp.

Cách dùng xương rồng tai thỏ chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: 100g xương rồng tai thỏ, 1 quả chanh, 10g muối hạt, một chút rượu và gừng.

Cách thực hiện:

  • Xương rồng tai thỏ rửa sạch, loại bỏ hết gai rồi thái mỏng.
  • Vắt lấy nước cốt chanh.
  • Ngâm xương rồng vào dung dịch pha muối loãng và nước cốt chanh.
  • Sau 2 giờ ngâm thì vớt ra để ráo rồi giã nhuyễn.
  • Tiếp tục giã gừng và rượu rồi cho vào xương rồng.
  • Cuối cùng mang hỗn hợp đi sao vàng.
  • Cho hỗn hợp thu được vào túi chườm hoặc khăn để đắp lên vùng đĩa đệm bị tổn thương.

Lưu ý: Giã nhuyễn các thành phần sao cho tạo được một hỗn hợp hơi sệt là đạt yêu cầu.

Xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ

Dùng xương rồng tai thỏ và cá lóc

Chuẩn bị: 2-3 nhánh xương rồng và 200-250g cá lóc.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai nhọn của xương rồng rồi rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
  • Cá lóc làm sạch, cắt thành các khúc vừa ăn.
  • Xào qua xương rồng rồi cho một chút nước để om cá lóc.
  • Khi cá săn lại thì đổ thêm nước sôi rồi cho gia vị vừa ăn.
  • Đun món ăn thêm 10 phút nữa là tắt bếp.

Lưu ý: Nên ngâm xương rồng trong nước muối khoảng 5-10 phút để loại bỏ bớt mủ.

Lưu ý khi trị thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng

Trong quá trình sử dụng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng theo các hướng dẫn chi tiết kể trên. Ngoài ra lưu ý thêm một số thông tin dưới đây để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất:

  • Ngâm, rửa xương rồng với nước muối để loại bỏ bớt mủ.
  • Đảm bảo bỏ hết gai nhọn trước khi sử dụng vì các gai này có thể gây tổn thương cho da trong quá trình đắp hoặc làm trầy xước hầu họng nếu ăn phải.
  • Một số người có cơ địa quá nhạy cảm có thể dị ứng với thành phần của xương rồng thì không nên áp dụng mẹo chữa trị thoát vị đĩa đệm này.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng đòi hỏi người bệnh phải áp dụng đều đặn trong một khoảng thời gian, ít nhất là 1 tháng thì mới có tín hiệu khả quan.
  • Bên cạnh việc điều trị thì người bệnh cũng cần duy trì một lối sống khoa học, ăn, uống, nghỉ ngủ hợp lý. Cụ thể, tăng cường ăn các nhóm thực phẩm giàu canxi, omega 3, ngủ đủ giấc, nâng vác vật nặng đúng cách, tăng cường luyện tập thể dục thể thao đồng thời hạn chế sử dụng rượu, bia, thức khuya hay ăn quá mặn.
  • Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng chỉ có hiệu quả tối ưu nếu tình trạng thoát vị còn nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng hoặc hỗ trợ điều trị song song với các phương pháp khác.
  • Trong trường hợp người bệnh đã bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng thì cần thăm khám và chữa trị bằng các phương pháp chuyên khoa tại các cơ sở y tế có chuyên môn.

Mong rằng các thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng sẽ giúp người bệnh biết thêm một mẹo hữu ích trong điều trị bệnh lý về xương khớp này.

4.6/5 - (12 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?