Lồi Đĩa Đệm L5 S1: Tổng Quan Và Hướng Điều Trị Hiệu Quả

Lồi đĩa đệm L5 S1 là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ các kiến thức tổng quan về bệnh dưới đây.

Lồi đĩa đệm L5 S1 là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Đốt sống L5 S1 được xem là điểm tựa chính của cột sống. Đây là vị trí này giúp cột sống có thể linh hoạt thực hiện được các động tác ưỡn, cúi, nghiêng người,… Do phải vận động thường xuyên và chịu tác động lực lớn nên vị trí này thường xuyên gặp vấn đề về xương khớp, nhất là phồng lồi đĩa đệm.

Theo y học, đĩa đệm là bộ phận chịu trách nhiệm phân tán lực tác động lên các đốt sống lưng, giúp cho quá trình hoạt động của các đốt sống này được êm ái và không gây đau đớn. Khi cơ thể vận động, đĩa đệm đóng vai trò là bộ phận giảm xóc, giúp cho quá trình vận động được linh hoạt. Bên cạnh đó, đĩa đệm còn có tác dụng ngăn các đốt sống không va chạm vào nhau gây đau.

Lồi đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm ở vị trí đốt sống L5 và S1 bị lồi ra phía sau và vòng sợi bị suy yếu. Lúc này các bao xơ bị phồng lồi nhưng chưa rách và tổn thương và cấu trúc nhân nhầy vẫn nằm bên trong bao xơ mà chưa bị thoát ra ngoài. Vì vậy, đây là giai đoạn rất dễ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm

Lồi đĩa đệm L5 S1 khiến người bệnh phải đối mặt với các cơn đau nhức tại chỗ tổn thương. Cùng với đó, tình trạng bệnh mang lại cảm giác tê bì tay chân, hạn chế khi vận động. 

Lồi đĩa đệm L5 S1 ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Lồi đĩa đệm L5 S1 ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 là:

  • Vận động sai tư thế: Sai tư thế khi mang vác đồ vật, nhấc đồ vật không đúng cách hay thay đổi tư thế đột ngột.
  • Chấn thương: Các chấn thương trong cuộc sống như: tai nạn, chơi thể thao, lao động,… ảnh hưởng đến xương khớp và gây ra tình trạng phồng lồi đĩa đệm.
  • Quá trình lão hóa: Tuổi già dẫn đến quá trình lão hóa trong cơ thể và dẫn đến các đĩa đệm ngày càng suy yếu. Đặc biệt, đĩa đệm L5 S1 còn chịu nhiều áp lực nên càng dễ tổn thương.
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng hoặc sử dụng các loại thực phẩm có hại cho xương khớp cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Người có tiền sử mắc bệnh xương khớp như: thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp,…
  • Một số trường hợp mắc bệnh lồi đĩa đệm là do di truyền.

Nhận biết bệnh như thế nào? Có biến chứng không?

Một số dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải tình trạng lồi đĩa đệm L5 S1 cụ thể như:

  • Thường xuyên đau nhức, mỏi hông, tê bì chân, nhất là khi giữ lâu một tư thế. 
  • Các cơn đau âm ỉ, kéo dài, có dấu hiệu tăng dần và lan dọc theo dây thần kinh. Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng đau ở mặt ngoài đùi tới cẳng chân và toàn bộ chân.
  • Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện động tác cúi, vặn mình,…

Khi xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh không thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như:

  • Thoát vị đĩa đệm: Các đốt sống L5 và S1 được nối ở phía sau xương sống bởi hai khớp (gọi là khớp mặt), có thể đau do sự tác động khi chuyển động đột ngột hoặc thoái hóa gây ra. Nếu các đốt sống có dấu hiệu phồng lồi, kết hợp với sự tác động này sẽ nhanh chóng dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm. 
  • Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh đi từ ống tủy sống qua lỗ mở ở mặt sau của đốt sống L5 S1 và chạy dọc hai bên cẳng chân được gọi là dây thần kinh tọa (dây thần kinh L5). Nếu chịu tác động chèn ép hay tình trạng viêm trong phần nhân đĩa đệm khiến phần nhân lồi ra ngoài và cọ xát với dây thần kinh. Từ đó dẫn đến tình trạng đau chi phía dưới hay còn được gọi là đau dây thần kinh tọa.

Ngoài ra, tình trạng đau lâu ngày còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: Teo cơ, suy giảm chức năng vận động, tê liệt chi,…

Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác
Tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác

Cách điều trị bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 hiệu quả nhất

Lồi đĩa đệm L5 S1 không nguy hiểm nếu được phát hiện và sử dụng biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng phồng lồi đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp trị bệnh sau:

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc để điều trị tình trạng đau nhức do phồng lồi đĩa đệm ở vị trí L5 S1.

Sử dụng thuốc Tây y

Một trong những phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 sử dụng là dùng thuốc Tây y. Cơ chế điều trị của thuốc Tây y là tác động đến các dây thần kinh dẫn truyền và vùng bị tổn thương, từ đó, giúp giảm nhanh các cơn đau và ngăn chặn những tổn thương tiếp theo.

Ưu điểm của phương pháp điều trị này là thời gian sử dụng ngắn, tiện lợi, các cơn đau giảm nhanh. Một số thuốc thước Tây y thường được sử dụng trong điều trị lồi đĩa đệm là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol giảm đau đơn thuần hoặc Aspirin dùng trong trường hợp giảm đau kháng viêm.
  • Thuốc kháng viêm không steroid hay corticoid: Các nhóm thuốc này được sử dụng khi bệnh lồi đĩa đệm kéo dài. Các cơn đau nhức có xu hướng nặng hơn và gây tổn thương, viêm, thoái hóa cột sống.

Đây là phương pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, tuy nhiên đây không phải là phương pháp an toàn. Hầu hết các loại thuốc Tây y khi sử dụng thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày,  thận, tim mạch,…

Vì vậy, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng thuốc. Khi điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Có thể sử dụng một số thuốc Tây y để trị phồng lồi đĩa đệm
Có thể sử dụng một số thuốc Tây y để trị phồng lồi đĩa đệm

[middle_link]

Sử dụng thuốc Đông y chữa lồi đĩa đệm L5 S1

Sử dụng các bài thuốc Đông y là biện pháp chữa lồi đĩa đệm L5 S1 rất được nhiều người hướng đến bởi tính an toàn, ít gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.

Một số bài thuốc Đông y thường dùng để điều trị phồng lồi đĩa đệm theo các thể bệnh như sau:

  • Thể hàn thấp: Sử dụng bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang gia vị.
  • Thể phong thấp: Áp dụng bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang.
  • Thể thấp nhiệt: Điều trị bằng bài thuốc Tứ diệu hoàn gia vị.
  • Thể thận hư: Thường được chỉ định bài thuốc Tả quy hoàn gia giảm.
  • Thể thận dương hư: Điều trị bằng bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm.

Các bài thuốc Đông y là các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên nên ngoài lành tính còn đảm bảo dược tính cao. Tuy nhiên, các bài thuốc này cần thời gian hấp thu và điều trị lâu hơn thuốc Tây y. Vì vậy, người bệnh khi lựa chọn sử dụng cần kiên trì điều trị mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trị lồi đĩa đệm L5 S1 bằng bài thuốc dân gian

Trong trường hợp bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị. Các loại thảo dược có tác dụng chữa phồng lồi đĩa đệm hiệu quả như: lá lốt, ngải cứu, cây trinh nữ, bột nghệ, đinh lăng, cây dền gai,… 

Một số bài thuốc thường được dân gian sử dụng chữa lồi đĩa đệm ngay tại nhà như:

Sử dụng ngải cứu: Đây là vị thuốc có tính hàn, giúp giảm đau tốt nên thường dùng chữa các chứng đau như: đau bụng kinh, đau xương khớp, đau do thoát vị đĩa đệm,..  

Cách sử dụng: 

  • Lấy vỏ quả bưởi phơi khô cùng 1 kg chanh non phơi khô và 200g lá ngải cứu. 
  • Trước tiên đem sao khô các nguyên liệu trên chảo nóng sau đó hạ thổ cho nguội tự nhiên. Sau đó, đem ngâm cùng với khoảng 2 lít rượu trắng. 
  • Ngâm thuốc trong khoảng 1 tháng có thể mang ra dùng. 
  • Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ giúp giảm nhanh chóng tình trạng đau nhức lưng.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng rượu thuốc xoa bóp trực tiếp vào vùng bị đau trước khi ngủ để giảm triệu chứng bệnh và giúp ngủ ngon hơn.

Bài thuốc từ cây xương rồng: Theo Đông y, xương rồng có tính hàn, vị đắng, chứa thành phần diệt khuẩn, đồng thời có tác dụng giảm đau nhức các cơn đau do lồi đĩa đệm. 

Cách sử dụng: 

  • Chuẩn bị 50g xương rồng và 2 thìa muối hạt. 
  • Lấy nhánh xương rồng đậm dập rồi trộn đều với muối hạt. Sau đó đem hơ trên bếp, rồi cho vào một chiếc khăn mỏng đem chườm nóng tại đốt sống L5 S1.
  • Bài thuốc có tác dụng kháng viêm và giúp giảm nhanh các cơn đau mỏi. 

Chú ý: Người bệnh khi hết nóng lại đem hơ lửa cho nóng và chườm lại. Nên thực hiện bài thuốc chườm nóng xương rồng thường xuyên để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất. 

Đắp xương rồng giúp giảm đau nhức hiệu quả
Đắp xương rồng giúp giảm đau nhức hiệu quả

Các bài thuốc dân gian rất đơn giản, người bệnh không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức nên có thể thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không điều trị được tận gốc căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, đây là phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, không nên áp dụng khi bệnh ở mức độ nặng.

Điều trị ngoại khoa

Bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 nếu không được điều trị kịp thời sẽ diễn tiến nhanh và chuyển qua giai đoạn nặng. Khi đó, các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh sẽ được chỉ định  sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như:

  • Vị trí lồi đĩa đệm L5 S1 đã chuyển thành thoát vị đĩa đệm, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh cột sống.
  • Tình trạng lồi đĩa đệm L5 S1 gây chèn ép rễ thần kinh và có nguy cơ gây bại liệt.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật là can thiệp trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức và giúp người bệnh phục hồi như bình thường.

Tuy nhiên, đây là phương pháp dễ để lại rủi ro khi thực hiện. Ngoài ra còn có thể tái phát lại tình trạng lồi đĩa đệm. Vì vậy, trước khi thực hiện, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị mà các chuyên gia khuyên người bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 nên áp dụng. Các bài tập trị liệu này có thể được tiến hành độc lập trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc kết hợp với các phương pháp khác khi bệnh đã tiến triển nặng hơn.

Các biện pháp điều trị bằng vật lý trị liệu cho người bệnh phồng lồi đĩa đệm L5 S1 thường được sử dụng là:

  • Phương pháp nhiệt: Thực hiện biện pháp chườm nóng để giảm tức thì các cơn đau như chườm túi nước, cám rang, lá ngải cứu, muối rang,…
  • Điện trị liệu: Là biện pháp dùng dòng điện một chiều đễ dẫn các thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm vào cơ thể. Hoặc có thể sử dụng tia laser.
  • Châm cứu: Sử dụng kim châm vô trùng tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo liên quan đến điểm đau. Đây là biện pháp giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh chóng.
  • Bài tập kéo giãn cột sống: Thực hiện các bài tập kéo dãn gân cốt như yoga hay một số bài tập chuyên dụng có tác dụng giảm áp lực nội địa, giải phóng  các chèn ép tại rễ thần kinh. Từ đó, giúp giảm đau và hạn chế các biến chứng như gù vẹo cột sống, teo cơ,…
  • Biện pháp khác: Một số biện pháp khác có tác dụng hỗ trợ điều trị lồi đĩa đệm L5 S1 như: mặc áo nẹp cột sống, xoa bóp điều trị, tắm suối khoáng,…
Ngoài sử dụng thuốc người bệnh có thể tập yoga để chữa lồi đĩa đệm L5 S1
Ngoài sử dụng thuốc người bệnh có thể tập yoga để chữa lồi đĩa đệm L5 S1

Cách phòng ngừa lồi đĩa đệm L5 S1 hiệu quả

Tình trạng phồng lồi đĩa đệm ở vị trí L5 S1 dễ dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm rất khó điều trị khỏi. Vì vậy, để tránh bệnh biến chứng nặng, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau đây:

Về chế độ ăn uống:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi – đây là dưỡng chất thiết yếu giúp xương khỏe mạnh, dẻo dai. Các loại thực phẩm giàu canxi như: sữa, phô mai, các loại đậu, cá hồi, cá ngừ, các loại rau có màu xanh đậm,…
  • Bổ sung Glucosamin và Chondrotin giúp hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp, giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 giúp giảm đau, chống viêm xương khớp hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu omega 3 cần bổ sung là: cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt hướng dương,…
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có hại cho xương khớp như: nội tạng động vật, đồ dầu mỡ, các chất kích thích,… 
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân gây áp lực cho cột sống.

Về sinh hoạt:

  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc quá sức.
  • Chú ý tư thế khi làm việc, tránh mang vác vật nặng hoặc giữ lâu một tư thế.
  • Tập luyện thể thao 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập tốt cho xương khớp như: Đi bộ, yoga, bơi lội,…

Lồi đĩa đệm L5 S1 có thể dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm và các biến chứng nguy hiểm khác. Để ngăn chặn nguy cơ biến chứng, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp điều trị kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

4.7/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có nguy hiểm gì không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?