Bật mí 3 cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện tại

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp điều trị an toàn và phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau. Người bệnh có thể nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện như ợ chua, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng. Thông tin chi tiết về cách áp dụng và hiệu quả thực sự của lá trầu không sẽ được gửi tới độc giả qua bài viết dưới đây.

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày có tốt không?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị dư thừa đi ngược lên trên, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nồng độ acid cao sẽ gây nên tổn thương cho hệ hô hấp và các bộ phận lân cận. Chính vì vậy, người bệnh trào ngược dạ dày thường gặp phải một số biến chứng như đau họng, khó thở, viêm họng hạt, viêm amidan, thậm chí là viêm phổi hoặc barrett thực quản.

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp điều trị an toàn và phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau.
Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp điều trị an toàn và phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau.

Bệnh trào ngược dạ dày có thể khởi phát ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, hoặc trẻ nhỏ. Vì vậy, ngày càng nhiều người bệnh có xu hướng tìm kiếm các giải pháp an toàn đến từ thiên nhiên và lá trầu không nhanh chóng trở thành sự lựa chọn hàng đầu.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Theo đó, loại lá này thường có tính kháng khuẩn cao, kháng viêm và ổn định acid dịch vị bên trong dạ dày. Bên cạnh đó, nếu áp dụng phương pháp này một cách khoa học còn giúp làm ấm cơ thể, điều hòa và lưu thông khí huyết trong cơ thể, loại bỏ vi khuẩn, tăng cường đề kháng.

Theo y học hiện đại, thành phần của lá trầu không chứa lượng lớn chất tanin, có khả năng thúc đẩy làm lành viêm loét, tổn thương; loại bỏ sự có mặt của gốc tự do; cân bằng pH và kiểm soát tình trạng của trào ngược dạ dày. Đặc biệt, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả chống lại các loại vi khuẩn như tụ cầu, coli và subtilis,… của loại cây này.

3 bài thuốc dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

Dưới đây là những cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không đơn giản, hiệu quả và được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhất.

Đun nước lá trầu không

Cách đơn giản nhất để dược tính trong lá trầu không phát huy tác dụng chính là đun nước uống. Tuy nhiên, phương pháp này thường không phù hợp với người sử dụng lần đầu tiên hoặc có tâm lý sợ thuốc.

3 bài thuốc dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất
3 bài thuốc dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

Nguyên liệu: Lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu không rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Sau đó tiến hành đun cùng 1 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Người bệnh nên uống đều đặn mỗi ngày khi còn ấm. Sử dụng sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng.

Ăn lá trầu không loại bỏ triệu chứng trào ngược

Nhai sống lá trầu không hoặc chế biến cùng với các món ăn sẽ giúp cho tinh chất thẩm thấu sâu vào cổ họng. Từ đó khắc phục nhanh chóng biểu hiện bệnh, giảm tần suất tái phát của các cơn trào ngược, đau dạ dày,…

Nguyên liệu: Lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn những lá trầu không còn non để giảm vị cay nồng, sau đó tiến hành làm sạch với nước muối.
  • Người bệnh có thể vò nát, nhai sống trực tiếp hoặc thái nhỏ.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không đắp ngoài da

Thay vì sử dụng các biện pháp tác động vào bên trong cơ thể, người bệnh có thể tham khảo các giải pháp giảm đau tạm thời và nhanh chóng thông qua bài thuốc đắp lá trầu không.

Nguyên liệu: Lá trầu không, muối ăn

Cách thực hiện

  • Lá trầu không rửa sạch, chờ cho ráo nước có thể đem ra thái nhỏ.
  • Tiến hành xay nhuyễn với 1 nắm muối ăn.
  • Đun nóng hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 5 phút. Sau đó bọc vào khăn, chườm lên bụng ngay khi còn ấm. Trong quá trình thực hiện có thể kết hợp xoa nhẹ nhàng để tăng thêm hiệu quả.

Lưu ý quan trọng khi dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày được đánh giá là một trong những bài thuốc từ mẹo dân gian phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và lối sống của người bệnh. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn tối ưu công dụng và rút ngắn thời gian điều trị.

[pr_middle_post]

hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và lối sống của người bệnh
hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và lối sống của người bệnh
  • Kiên trì áp dụng theo đúng liều lượng, không nên nóng vội hoặc bỏ dở giữa chừng.
  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nên đi ngủ đúng giờ và tránh kê gối quá cao, khi nằm ưu tiên nghiên về bên trái để tránh trào ngược dạ dày ban đêm.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tinh bột, khó tiêu. Thay thế bằng thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, omega 3,…
  • Có thể kết hợp việc sử dụng các loại trà thảo dược, sinh tố hoặc nước ép để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể. Tuy nhiên, nên tránh các loại quả có vị chua.
  • Phương pháp này chỉ thích hợp với người trong giai đoạn mới khởi phát, tổn thương ở mức độ nhẹ, không thể thay thế thuốc đặc trị bệnh dạ dày.
  • Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy bất cứ phản ứng khác thường nào cần nhanh chóng ngừng thuốc và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành áp dụng. Nếu sử dụng lá trầu không với nồng độ cao có thể gây ra tác dụng phụ trên một số cơ địa nhạy cảm.

 

Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là giải pháp được nhiều người bệnh và giới chuyên môn đánh giá cao. Mong rằng thông qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, độc giả đã có thêm nhiều phương pháp mới trong quá trình điều trị dứt điểm căn bệnh này. 

4.8/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?