8 cách dùng lá tía tô chữa ho hiệu quả, an toàn

Lá tía tô là một loại lá rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó được biết đến như một loại gia vị giúp tăng hương vị cho món ăn. Lá tía tô còn có khả năng hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh. Một trong những công dụng của lá tía tô chính là chữa ho hiệu quả. Lá tía tô chữa ho là mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời và đánh giá cao về hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Lá tía tô và những công dụng chính

Lá tía tô là một loại cây thuộc họ Hoa môi, có tên khoa học là Perilla frutescens. Loài cây này có chiều cao từ 0,5-1m, trên thân có lông. Phần lá của cây có lông nhám, mép lá có khía răng cưa và mọc đối xứng nhau. Phần mặt dưới của lá thường có màu tím, ở một số trường hợp tím cả 2 mặt, hoặc pha những màu khác như nâu, xanh lục. Hoa của cây tía tô có màu trắng hoặc tím mọc ở đầu cành. Quả tía tô có hình cầu. Loại cây này mọc rải rác ở khắp mọi nơi, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.

Tía tô có mùi thơm và vị hơi cay rất đặc trưng
Tía tô có mùi thơm và vị hơi cay rất đặc trưng

Trong dân gian tía tô còn được gọi với các tên khác như tô ngạnh, tô diệp hoặc tử tô. Tía tô có mùi thơm và vị hơi cay rất đặc trưng. Nó thường được sử dụng như một loại gia vị giúp món ăn tăng thêm hương vị. Không những vậy, nhờ bảng thành phần đa dạng tía tô còn là một loại thảo dược có khả năng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

  • Trong hạt tía tô có chứa khoảng 40% lượng dầu có bao gồm acid béo chưa bão hòa (acid alpha – linoleic).
  • Trong lá tía tô có chứa 0,2% tinh dầu với các thành phần chính như aldehyde, xeton, hydrocarbon, furan,…

Những thành phần này giúp lá tía tô có công dụng chữa các bệnh như:

  • Hen suyễn
  • Chữa triệu chứng bệnh ho
  • Chống viêm và dị ứng
  • Chống oxy hóa
  • Hỗ trợ điều trị dạ dày
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Hỗ trợ giảm đau và trị viêm xương khớp
  • Giúp đầu óc thanh tỉnh, thư giãn
  • Làm đẹp da

Lá tía tô có trị ho được không? Đối tượng sử dụng

Như đã nói ở trên, lá tía tô có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy nó được ví như một vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những công dụng của lá tía tô được nhắc đến rất nhiều chính là trị ho. Thảo dược này rất an toàn và lành tính nên có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi mà không lo về tác dụng phụ.

Cụ thể, theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị vay và không độc, tác động đến 3 kinh phế – tâm – tỳ. Không những vậy nó cũng giúp tiêu đờm, trị phong hàn và an khái hiệu quả. Ngoài ra, tía tô cũng kích thích tăng tiết mồ hôi, giải độc, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, cân bằng cơ thể, hấp thu hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thành phần tinh dầu trong lá tía tô cũng có thể cải thiện cái triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và đầy bụng.

Lá tía tô có công dụng trị bệnh ho hiệu quả
Lá tía tô có công dụng trị bệnh ho hiệu quả

Còn theo y học hiện đại, trong lá tía tô có một lượng lớn vitamin A, C, kali, chất xơ, canxi, sắt,… Những dưỡng chất này có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và trị ho rất tốt. Nhờ đó cơ thể của bạn sẽ được khỏe mạnh, có sức để chống lại những tác nhân gây hại có trong môi trường.

Câu trả lời lá tía tô có trị ho được không đã được giải đáp qua nội dung trên. Và với những phân tích trên bạn có thể yên tâm về công dụng chữa ho bằng lá tía tô. Thế nhưng, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của từng người. Ngoài ra mẹo dân gian lá tía tô chữa ho được khuyến cáo phù hợp với những người đang bị ho ở mức độ nhẹ, hoặc bệnh ho ở giai đoạn mới khởi phát.

Gợi ý 8 cách chữa ho bằng lá tía tô hiệu quả cao

Trị ho cho bé bằng lá tía tô là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam. Thế nhưng cũng có rất nhiều người không biết chính xác chế biến lá tía tô để cho hiệu quả tốt nhất. Theo đó, nếu bạn đang bị ho nhưng không muốn uống thuốc kháng sinh có thể tham khảo 7 cách chữa ho bằng lá tía tô dưới đây.

Uống lá tía tô chữa ho cho bé an toàn, hiệu quả

Cách chữa ho cho trẻ bằng lá tía tô rất đơn giản, bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Cách thực hiện nước lá tía tô chữa dấu hiệu ho tại nhà như sau.

Bạn chuẩn bị:

  • 20g lá tía tô
  • Nước lọc

Cách làm:

  • Lá tía tô bạn rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Vớt lá tía tô lên và để ráo nước.
  • Tiếp đó bạn đem sao vàng lá tía tô, sau đó tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Mỗi lần dùng, bố mẹ lấy 1 thìa bột hòa chung với nước ấm và cho bé uống.
  • Hoặc bố mẹ có thể hòa bột chung với cháo, sau đó cho bé ăn.

Ngoài cách làm nước tía tô chữa ho trên, bạn có thể chế biến theo hướng dẫn sau.

Chuẩn bị:

  • 20g lá tía tô
  • Nước lọc

Cách làm:

  • Lá tía tô bạn đem rửa sạch dưới vòi nước. Tiếp đó ngâm lá tía tô trong nước muối 10 phút để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn.
  • Sau khi hết 10 phút bạn vớt lá tía tô lên để ráo nước.
  • Cho lá tía tô vào máy xay sinh tố, thêm chút nước lọc và xay nhuyễn.
  • Dùng dụng cụ lọc bỏ phần bã, lấy phần nước và cho bé uống.

Bài thuốc kết hợp lá tía tô + hoa khế + hoa đu đủ đực

Đây cũng là một bài thuốc chữa ho cho bé bằng lá tía tô kết hợp với hoa khế và hoa đu đủ đực. Mẹo dân gian này thích hợp với những bé bị ho ở mức độ nhẹ. Các bố mẹ có thể tham khảo và làm theo cách điều trị sau.

Lá tía tô kết hợp hoa đu đủ và hoa khế chữa ho hiệu quả
Lá tía tô kết hợp hoa đu đủ và hoa khế chữa ho hiệu quả

Chuẩn bị:

  • Bạn chuẩn bị các loại lá tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực.
  • Một ít đường phèn và nước lọc.

Cách làm:

  • Các nguyên liệu trên bạn dùng nước rửa thật sạch, sau đó ngâm trong nước muối 10 phút.
  • Cho các nguyên liệu vào chén sứ và bỏ thêm nước, đường phèn, đem đi hấp cách thủy.
  • Sau 15 phút bạn tắt bếp, chắt lấy phần nước và cho bé uống khi còn ấm.
  • Mỗi ngày bố mẹ cho bé uống nửa thìa cà phê.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Kết hợp kinh giới, gừng tươi và lá tía tô chữa ho

Ngoài 2 cách nêu trên, bố mẹ cho thể tham khảo cách chữa ho cho bé bằng việc kết hợp lá tía tô với gừng tươi và kinh giới.

Chuẩn bị:

  • Bố mẹ chuẩn bị 100g lá tía tô
  • 100g kinh giới
  • 5g gừng tươi
  • 500ml nước lọc

Cách làm:

  • Bố mẹ đem lá tía tô, gừng tươi và kinh giới đi rửa thật sạch. Lá tía tô và kinh giới ngâm trong nước muối khoảng 10 phút.
  • Gừng nạo bỏ vỏ, giã nhuyễn.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước và đun sôi.
  • Bạ đun sôi nước trong vòng 10 phút thì tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc ra bát và chia nhiều phần, cho bé uống hết trong ngày.
  • Lưu ý, để không làm bé bị đau bụng, trước khi uống thuốc bố mẹ nên hâm nóng lại trước.

Cải thiện triệu chứng ho bằng cháo lá tía tô, củ hành tươi

Ưu điểm của phương pháp này là rất dễ chế biến, dễ uống, vị thơm ngon. Ngoài khả năng điều trị ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể từ sâu bên trong.

Người bị ho có thể ăn cháo tía tô để cải thiện bệnh
Người bị ho có thể ăn cháo tía tô để cải thiện bệnh

Chuẩn bị:

  • Bạn chuẩn bị 3 của hành tươi
  • 150g lá tía tô

Cách làm:

  • Lá tía tô bạn nhặt bỏ những phần hỏng sau đó dùng nước rửa sạch và ngâm trong nước muối 10 phút.
  • Hành tươi bạn bóc bỏ và thái thật nhỏ.
  • Cho các nguyên liệu trên vào cháo để ăn ngay khi còn nóng. Cách này sẽ giúp bạn giảm nhanh các cơn ho hiệu quả.

Bài thuốc lá tía tô, lá trà, đại táo, mận tươi

Lá trà, đại táo, mận tươi đều là những loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn, trị ho hiệu quả. Bạn kết hợp tía tô với những loại thảo dược này sẽ giúp tăng công dụng chữa bệnh.

Chuẩn bị:

  • 3g lá trà
  • 6g lá tía tô
  • 30g mận tươi
  • 5 quả đại táo

Cách làm:

  • Bạn đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch và để ráo.
  • Đại táo và mận tươi bạn giã nhuyễn, sau đó nấu lên để lấy phần nước.
  • Khi nước sôi bạn đổ vào ấm, tiếp theo cho lá trà và lá tía tô vào hãm trong vòng 15-20 phút.
  • Cuối cùng chắt nước ra uống.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, thực hiện liên tục 10 ngày để thấy cải thiện tình trạng ho mất tiếng, khan tiếng.

Chữa ho bằng lá tía tô + đậu đỏ

Lá tía tô kết hợp đậu đỏ thường được dùng trong các trường hợp bị ho kèm theo nôn, tiêu chảy, chảy máu. Trị bệnh bằng cách này cũng rất đơn giản, bạn làm theo hướng dẫn sau.

Chuẩn bị:

  • Một nắm lá tía tô
  • Đậu đỏ

Cách làm:

  • Đậu đỏ bạn rửa với nước sau đó đem rang vàng, tán thành bột mịn.
  • Lá tía tô rửa sạch sau đó cho vào nồi đun với nước để tạo thành cao tía tô.
  • Tiếp đó gạn bỏ bã và chắt lấy phần nước.
  • Lấy bột đậu đỏ hòa chung với cao tía tô rồi vo thành từng viên nhỏ vừa uống.
  • Bạn nên uống trước khi ăn để ngăn ngừa tình trạng ho và buồn nôn.
  • Dùng đều đặn mỗi ngày 3 lần để giảm nhanh các cơn ho kéo dài dai dẳng.

Lá tía tô chữa ho có đờm

Với những người bị ho có đờm nên tham khảo bài thuốc từ lá tía tô kết hợp với các vị thuốc bắc như sinh khương, hạnh nhân, pháp bán hạ.

Tía tô kết hợp với các thảo dược chữa bệnh ho rất tốt
Tía tô kết hợp với các thảo dược chữa bệnh ho rất tốt

Chuẩn bị:

  • Bạn chuẩn bị các loại thảo dược sau mỗi loại 8g: Sinh khương và lá tía tô
  • Các loại dược liệu mỗi vị 12g: Hạn nhân và pháp bán hạ

Cách làm:

  • Các vị thuốc trên bạn đem rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng.
  • Cho bột vào nồi đất, thêm nước và đun cho đến khi sánh lại.
  • Chắt nước ra bát và uống hết trong ngày.

Lá tía tô trị ho cho bà bầu hiệu quả

Như đã nói, lá tía tô là thảo dược thiên nhiên rất an toàn, lành tính nên có thể sử dụng được cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài tác dụng chữa ho, lá tía tô còn giúp an thai. Vì thế mẹ bầu có thể an tâm khi sử dụng loại thảo dược này để cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện.

Chuẩn bị:

  • Các vị thuốc sau mỗi loại 8g: Tía tô, hương phụ (củ gấu)
  • 4g cam thảo và 6g trần bì (vỏ quýt)

Cách làm:

  • Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên.
  • Cho thuốc vào ấm và sắc.
  • Chắt nước thuốc ra bát và uống ngay khi còn ấm để đạt công dụng tốt nhất.
  • Lưu ý: Mẹ bầu không để thuốc qua đêm.

Những lưu ý khi trị ho bằng lá tía tô

Dùng lá tía tô chữa ho là mẹo dân gian an toàn và cho hiệu quả cao. Phương pháp chữa bệnh này có thể áp dụng cho cả trẻ em, người lớn, phụ nữ đang có thai. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm, đồng thời ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng:

Bạn không nên lạm dụng lá tía tô để trị ho
Bạn không nên lạm dụng lá tía tô để trị ho
  • Lá tía tô là thảo dược thiên nhiên lành tính nên công dụng chữa bệnh sẽ yếu hơn các loại thuốc tân dược. Vì vậy khi lựa chọn chữa ho bằng lá tía tô bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn từ 5 ngày trở lên để thấy hiệu quả.
  • Mặc dù là thảo dược lành tính những bạn không nên lạm dụng lá tía tô. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sử dụng lá tía tô đúng liều lượng đã được hướng dẫn, chỉ định.
  • Nếu sử dụng lá tía tô chữa ho sau 5 ngày không thấy hiệu quả bạn nên ngưng. Tiếp đó đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách điều trị.
  • Nếu bạn bị ho do các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phế quản, lao phổi, hay tràn dịch màng phổi, bạn không nên áp dụng phương pháp từ lá tía tô. Trong trường hợp này lá tía tô không làm thuyên giảm bệnh mà có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hô hấp.
  • Trường hợp bạn bị ho kèm theo sổ mũi và nghẹt mũi nên kết hợp lá tía tô với gừng hoặc xả để xông hơi. Cách này sẽ giúp bạn loại bỏ toàn bộ dịch tiết hô hấp, đồng thời giảm phù nề niêm mạc mũi. Không những vậy nó cũng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thành mãn tính.
  • Phương pháp trị ho bằng lá tía tô không nên áp dụng với trẻ sơ sinh vì nó có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, hoặc dị ứng. Bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
  • Sử dụng lá tía tô có thể giảm nhanh các triệu chứng như chảy nước mũi, tắc mũi, đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm,… Thế nhưng bạn không nên phụ thuộc hoặc quá lạm dụng. Thay vào đó bạn nên kết hợp với việc dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh ngoài dùng lá tía tô chữa ho nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin A, C, khoáng chất. Ngoài ra người bệnh cần hạn chế tối đa việc bổ sung các loại thức ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bị ho nên xây dựng thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Theo đó, người bệnh không nên thức khuya, căng thẳng, stress quá độ.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng mỗi khi thời tiết giao mùa.
  • Khi đi ra ngoài luôn đeo khẩu trang để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp gây bệnh.
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ giúp tiêu diệt những tác nhân gây hại có trong không khí.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng chống lại những tác nhân gây hại.

Dùng lá tía tô chữa ho là phương pháp dân gian lành tính và cho hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo các cách trị bệnh trên để cải thiện triệu chứng ho dai dẳng không dứt. Tuy nhiên khi thấy ho có dấu hiệu chuyển biến nặng, bạn nên đến bệnh viện để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân trong gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn cần bết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?