Hội chứng đuôi ngựa là gì? Chẩn đoán và cách điều trị

Hội chứng đuôi ngựa là hiện tượng bó rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép gây nên triệu chứng đau nhức. Bệnh có thể gây mất cảm giác, rối loạn dây thần kinh bàng quang, ruột và nặng nhất là bị liệt chân vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh hội chứng đuôi ngựa, cách phòng ngừa và điều trị bệnh. 

Hội chứng đuôi ngựa là gì?

Các dây thần kinh khi đi qua các đốt sống thắt lưng trong cơ thể sẽ bắt đầu phân nhánh. Sự phân nhánh này bắt đầu ở dưới tủy sống và có hình dáng giống như đuôi ngựa. Nhiệm vụ của các dây thần kinh này là nhận và gửi tín hiệu từ hai chân. Đồng thời, chúng có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của trực tràng và bàng quang. 

Hội chứng chùm đuôi ngựa được viết tắt là CES hình thành khi các dây thần kinh dưới tủy sống bị tổn thương hoặc chèn ép. Hội chứng này tác động đến một bó rễ thần kinh được gọi là thần kinh đuôi ngựa. Đây là một rối loạn hiếm hoi và là một vấn đề cần phẫu thuật khẩn cấp.

Hội chứng đuôi ngựa gây rối loạn các dây thần kinh dưới tủy sống
Hội chứng đuôi ngựa gây rối loạn các dây thần kinh dưới tủy sống

Việc xử lý và điều trị bệnh nhanh chóng là điều cần thiết để ngăn chặn những tổn thương dẫn đến tê liệt chân vĩnh viễn và mất tự chủ khi đi vệ sinh. 

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gặp cả nam và nữ giới. Bệnh thường xuất hiện ở người già, người bị chấn thương làm tác động đến đám rối dây thần kinh đuôi ngựa. 

Nguyên nhân gây hội chứng đuôi ngựa

Theo nghiên cứu, có khá nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng đuôi ngựa. Trong đó, phổ biến nhất là các căn bệnh nguy hiểm về xương khớp:

  • Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Đây là nguyên nhân chính gây bên căn bệnh này. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do chấn thương, sai tư thế, thoái hóa cột sống, gù vẹo cột sống là những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi thoát vị đĩa đệm trong thời gian dài, bệnh sẽ gây biến chứng là hội chứng chùm đuôi ngựa. Ngoài ra, đĩa đệm bị gãy vỡ ở thắt lưng cũng là nguyên nhân gây bệnh. 
  • Hẹp ống sống: Khoảng 15% trường hợp bị đau rễ thần kinh thắt lưng có liên quan đến hẹp ống sống. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do hẹp ống sống thắt lưng, gãy xẹp đốt sống, viêm đốt sống…
  • U dây thần kinh vùng đuôi ngựa: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh hội chứng chùm đuôi ngựa. Khối u sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. 
  • U ống nội tủy vùng đuôi ngựa: Đây là một khối u thường gặp được hình thành từ vùng tận cùng của tủy sống và tổn thương tăng dần. Khối u chiếm toàn bộ túi cùng thắt lưng làm cho phẫu thuật khó khăn. 
  • Một số nguyên nhân khác: Những trường hợp bị nhiễm trùng cột sống, xuất huyết tủy sống, áp xe hoặc tụ máu ngoài màng cứng cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Ngoài ra, biến chứng sau phẫu thuật cột sống hoặc gây tê tủy sống cũng khiến người bệnh mắc phải hội chứng đuôi ngựa. 

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào tiến triển bệnh như mức độ chèn ép rễ thần kinh và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Có thể nói rằng biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa cũng tương tự như bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bệnh nhân sẽ gặp phải những biểu hiện của bệnh như sau:

  • Biểu hiện mà hầu hết bệnh nhân bị hội chứng chùm đuôi ngựa đều gặp phải đó là đau lưng. Cơn đau sẽ lan từ thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân rồi xuống đến bàn chân. 
  • Đi kèm với cơn đau thắt dữ dội là tình trạng tê, mất cảm giác đặc biệt ở vùng xương chậu.
Bệnh gây ra tình trạng đau thắt dữ dội lưng, mông, đùi
Bệnh gây ra tình trạng đau thắt dữ dội lưng, mông, đùi
  • Rối loạn các chức năng bàng quang như tiểu không tự chủ, bí tiểu.
  • Rối loạn chức năng cơ quan sinh dục, yếu cơ, chi và mất phản xạ ở tay chân. 

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách đồng loạt, tiến triển chậm nhưng thay đổi liên tục. 

Hội chứng đuôi ngựa có nguy hiểm không?

Tuy là một hội chứng hiếm gặp nhưng hội chứng chùm đuôi ngựa là một bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Khác với các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác, hội chứng này là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nặng nề. 

Hầu hết các triệu chứng của bệnh đều khởi phát một cách đột ngột tạo ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng giấc ngủ, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt của người bệnh. 

Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề như:

  • Tổn thương bàng quang và ruột: Khi bó rễ thần kinh bị chèn ép nặng nề, bàng quang và ruột sẽ bị tổn thương vĩnh viễn và không thể phục hồi. Lúc này, bệnh nhân phải sử dụng ống thông tiểu hoặc tã để xử lý tình trạng mất tự chủ khi tiểu tiện.
  • Rối loạn cương dương: Hội chứng còn ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cương cứng của dương vật. Do đó, nếu cơ quan này này bị chèn ép thì bạn sẽ gặp phải tình trạng rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương. 
  • Trầm cảm: Phần lớn bệnh nhân bị hội chứng chùm đuôi ngựa đều có xu hướng mắc bệnh trầm cảm và mất ngủ kéo dài. 

Chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa

Trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết:

  • Tiền sử và tình trạng bệnh lý: Phần lớn người mắc hội chứng chùm đuôi ngựa đều do các bệnh lý mãn tính gây ra. Do đó, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử và tình trạng sức khỏe của bạn để khoanh vùng những khả năng có thể xảy ra. 
  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số hoạt động thể chất như ngồi, nâng chân, đứng, cúi người để quan sát khả năng vận động của chi dưới.
  • Chụp MRI: MRI là phương pháp xét nghiệm sử dụng cộng hưởng từ để hiển thị hình ảnh của các mô mềm, dây thần kinh… Qua đó, bác sĩ sẽ xác định một số nguyên nhân gây hội chứng đuôi ngựa thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, u cột sống… 

Khi đã xác định được tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị theo một số phương pháp như điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa… 

Điều trị hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như thuốc Tây y, Đông y, phẫu thuật. 

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y

Trong một số trường hợp, các tổn thương thần kinh có thể được điều trị bằng các loại thuốc. Các loại thuốc sẽ được chỉ định nhằm cải thiện các cơn đau và hỗ trợ kiểm soát hoạt động của bàng quang, ruột. 

Các loại thuốc Tây y giúp cải thiện các cơn đau nhức
Các loại thuốc Tây y giúp cải thiện các cơn đau nhức

Một số loại thuốc giảm đau dùng để điều trị bệnh hội chứng đuôi ngựa:

  • Paracetamol, Ibuprofen và Diclofenac là các loại thuốc giảm đau không kê toa để chữa trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ như suy gan thận, nóng trong người…
  • Các loại thuốc giảm đau gây nghiện như Oxycodone thường được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật. Loại thuốc này có tác dụng ức chế các tế bào thần kinh làm cho não bộ không cảm nhận được cảm giác đau. Thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh hơn nhưng cũng dễ gây ra các tác dụng trong một thời gian ngắn. 
  • Thuốc corticoid sẽ được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân bị sưng viêm quanh cột sống. Thuốc có tác dụng giảm nhanh các cơn đau nặng nề. Cũng giống như các loại thuốc Tây y khác, thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giúp kiểm soát chức năng của bàng quang và ruột cho bệnh nhân như Hyoscyamine, Tolterodine, Oxybutynin… Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa xương khớp và không nên lạm dụng thuốc. 

Đông y chữa bệnh hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra bởi tình trạng ngưng trệ khí huyết, huyệt trệ nặng hơn thành huyết hư lại thêm ngoại tà như thời tiết lạnh xâm nhập. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức vùng thắt lưng, rối loạn các dây thần kinh. 

Đông y điều trị hội chứng đuôi ngựa từ căn nguyên của bệnh. Các bài thuốc giúp giảm tình trạng đau nhức sưng viêm, tê bì ở thắt lưng. Ngoài ra, thuốc còn giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường cơ bắp, máu lưu thông đều đặn.

  • Bài thuốc số 1: Tế tân, ngải cứu, trần bì, quế chi và phòng phong mỗi vị 8g, đan sâm, uy linh tiên, kê huyết đằng, thiên niên kiện, ngưu tất, độc hoạt mỗi vị 12g, cẩu tích 6g. Người bệnh rửa sạch các dược liệu, sắc uống mỗi ngày một thang thuốc để giảm các triệu chứng. 
  • Bài thuốc số 2: Thân thảo cây, dâm dương hoắc, ý dĩ và kê huyết đằng mỗi vị 30g, thổ miết trùng, độc hoạt, xuyên khung, xương truật mỗi vị 10g, tế tân 4g, hoàng bá 9g, mộc qua 12g. Người bệnh sắc thuốc và chia thành 2 lần uống mỗi ngày. 
  • Bài thuốc số 3: Thương truật, bạch linh, bạch chỉ mỗi vị 12g, can khương, phụ tử chế mỗi vị 4g, cam thảo 6g, xuyên khung 10g, quế chi 8g. Người bệnh rửa sạch các vị thuốc và cho lên ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang thuốc. 

Người bệnh nên đến bác sĩ Đông y thăm khám chẩn đoán bệnh và điều trị bằng các bài thuốc phù hợp với từng thể bệnh. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về uống và thay thế bằng cách loại thuốc khác. 

Phẫu thuật

Phần lớn các trường hợp bị hội chứng chùm đuôi ngựa đều phải tiến hành các phương pháp phẫu thuật. Vì bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như yếu cơ, liệt chi, mất cảm giác, đau nhức dữ dội, tiểu không kiểm soát. Hội chứng này cần phải được phẫu thuật trong 24 đến 48 giờ sau đó. 

Một số phương pháp phẫu thuật được thực hiện bao gồm:

  • Loại bỏ tất cả các gai xương và khối u trong cơ thể.
  • Thay thế đĩa đệm nhân tạo cho người bệnh trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do thoát vị đĩa đệm.
  • Phẫu thuật chỉnh hình cấu trúc cột sống cho người bệnh. 
Đa số bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa đều phải tiến hành phẫu thuật
Đa số bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa đều phải tiến hành phẫu thuật

Chậm trễ trong quá trình điều trị có thể gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng dây thần kinh và khiến tình trạng mất tự chủ khi đi tiểu không thể phục hồi hoàn toàn. 

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần ở lại trong bệnh viện để kiểm tra và xem xét nhanh mức độ hồi phục. Ở một số trường hợp, dây thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nếu có xảy ra biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.  

Một số phương pháp điều trị bệnh khác

Trong trường hợp bàng quang và ruột bị tổn thương dẫn đến tình trạng mất tự chủ khi đi vệ sinh, người bệnh phải điều trị bằng các biện pháp như sau:

  • Người bệnh sử dụng ống thông tiểu, mang tã trong trường hợp mất tự chủ khi đại tiện.
  • Sử dụng các loại thuốc thụt glycerin để quá trình đại tiểu tiện diễn ra thuận lợi.
  • Áp dụng liệu pháp tâm lý nếu người bệnh có dấu hiệu trầm cảm. 

Khi sử dụng ống thông tiểu, người bệnh cần uống nhiều nước và vệ sinh cơ thể thường xuyên để giảm thiểu rủi ro mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể giảm đau bằng các biện pháp tại nhà như sau:

  • Chườm nóng, lạnh: Bệnh nhân có thể sử dụng biện pháp này để giảm đau nhức lưng, tay, chân tại nhà. Bạn sử dụng một túi chườm nóng, lạnh để đặt lên vùng bị tổn thương. 
  • Vận động trị liệu: Các bài tập vận động trị liệu như kéo giãn cột sống, yoga, đi bộ sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng do hội chứng đuôi ngựa gây ra.
  • Xoa bóp: Dùng lực bàn tay để xoa bóp lên các vùng bị tổn thương nhằm kích thích làm ấm cơ thể, giảm đau thắt.

[pr_middle_post]

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên chủ động phòng ngừa bệnh tái phát lại bằng những lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:

  • Hạn chế khuân vác vật nặng, đứng ngồi lâu một chỗ hoặc bưng vật nặng một cách đột ngột.
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày để tăng cường dịch nhầy cho xương khớp.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường chức năng cho xương khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế mắc một số bệnh tật.
  • Dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày như các loại cá, ngũ cốc, hoa quả, trái cây để bổ sung canxi, khoáng chất, vitamin D cần thiết cho xương khớp. 
  • Hạn chế uống các loại rượu bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe. 
  • Tái khám đúng hẹn và uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh. 
  • Người lớn tuổi nên thăm khám xương khớp định kỳ mỗi năm nhằm kịp thời phát hiện ra các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Người tuổi trung niên hoặc lớn tuổi nên thăm khám xương khớp định kỳ
Người tuổi trung niên hoặc lớn tuổi nên thăm khám xương khớp định kỳ

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn thông tin về hội chứng đuôi ngựa, cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Khi phát hiện ra triệu chứng bệnh, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị bằng những phương pháp phù hợp nhất.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?