Ho ngứa cổ họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Ho ngứa cổ họng là một triệu chứng rất dễ gặp, đặc biệt vào mùa lạnh. Bệnh có thể thểxảy ra ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những cơn ho kèm ngứa cổ liên tục, nhất là về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài cũng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân bị ho ngứa cổ họng

Theo các chuyên gia y tế, ho ngứa cổ là biểu hiện của hệ hô hấp bị kích ứng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều ở người già và trẻ em. Ngứa họng ho liên tục có thể do nguyên nhân từ bên trong hoặc cũng có thể do tác nhân bên ngoài gây ra.

Nguyên nhân bên trong

Nguyên nhân bên trong gây ho, ngứa họng đó là khi bạn gặp phải những vấn đề bệnh lý, hoặc sinh lý. Theo đó, bệnh lý gây ra hiện tượng ho, khó thở gồm:

Ho ngứa cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau
Ho ngứa cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Bị cảm lạnh hoặc cảm cúm: Đây là bệnh lý gây hiện tượng ho, rát họng, sổ mũi, chảy nước mũi… Bệnh này có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày kèm ngứa cổ có đờm.
  • Bị dị ứng: Cơ thể dễ bị phản ứng với những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… Đây đều là những tác nhân gây ngứa cổ họng và ho. Ban đầu các cơn ho ngắn nhưng sau có thể có triệu chứng bị ngứa họng ho liên tục có đờm, đôi khi kèm nóng rát, cay họng, co thắt thanh quản – họng gây khó thở. Ngoài ra, dị ứng một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Mất nước: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực cơ thể dễ bị mất nước, nhất là sau khi tập thể dục. Điều đó gây nên tình trạng khô miệng, nếu không được cấp nước sớm sẽ gây nên cảm giác ngứa cổ họng và ho.
  • Viêm phổi, viêm phế quản, trào ngược dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng. Triệu chứng kèm theo của các bệnh lý này là khó thở, sốt cao, cơ thể tím tái,…

Nguyên nhân bên ngoài

Ngoài những nguyên nhân ho ngứa cổ họng bên trong thì một số tác nhân bên ngoài cũng có thể gây ra bệnh lý này. Cụ thể như:

  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đang nắng chuyển sang mưa.
  • Không khí, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, nhiều chất độc hại.
  • Ở phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp và thời gian quá lâu.
  • Uống nước lạnh quá nhiều và thường xuyên.
  • Tính chất công việc phải nói nhiều khiến cổ họng bị ảnh hưởng.

Triệu chứng bệnh ho ngứa cổ họng

Ho ngứa cổ họng là một trong những bệnh lý rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng của chúng biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng. Theo đó, khi bị ngứa họng ho liên tục sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Hiện tượng ngứa họng ho liên tục, đặc biệt là về đêm
  • Ho nhiều, ngứa cổ, ho có đờm
  • Cảm giác khát, khô miệng
  • Mỗi lần đi tiểu thấy nước tiểu có màu đậm

Điều trị ho ngứa cổ họng như thế nào?

Có nhiều cách điều trị ngứa cổ ho có đờm như: Sử dụng các mẹo dân gian, bài thuốc Đông y hay thuốc Tây y. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp chữa ho và ngứa cổ họng dưới đây:

Cách trị ho ngứa cổ tại nhà

Dùng các mẹo dân gian là một trong những cách trị ho tại nhà khá hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng một trong số những biện pháp trị ho ngứa cổ họng sau:

Chanh và mật chữa ngứa cổ hiệu quả
Chanh và mật chữa ngứa cổ hiệu quả
  • Trị ho ngứa cổ về đêm bằng gừng và đường phèn: Lấy 1 miếng gừng, rửa sạch, thái lát rồi cho vào nồi hấp cách thủy cùng đường phèn. Sau 15 phút tắt bếp, lấy ra để nguội và cho vào miệng ngậm. Mỗi ngày ngậm từ 2 đến 3 lần.
  • Chanh và mật ong trị ho ngứa cổ họng: Lấy nước cốt chanh và mật ong pha với một cốc nước ấm, uống hàng ngày. Thực hiện vài ngày liên tục cảm giác ngứa sẽ giảm xuống, những cơn ho cũng dần dần được loại bỏ.
  • Quất hấp đường phèn chữa ho ngứa cổ kéo dài: Lấy 2- 3 quả quất còn xanh đem rửa sạch rồi dùng dao cắt làm đôi. Sau đó, bóp nát quả quất rồi loại bỏ hạt, trộn với đường phèn rồi cho vào nồi hấp cách thủy cho đến khi chín mềm. Chia hỗn hợp này thành 3 – 4 phần và uống trong ngày.

Ho ngứa cổ uống thuốc gì?

Ngoài việc dùng các mẹo dân gian, bạn cũng có thể trị ho ngứa cổ họng bằng các loại thuốc Tây y. Dưới đây là một số loại thuốc tây y được sử dụng chữa ho phổ biến:

  • Nhóm ức chế trung tây gây ho: Công dụng chính là giảm ho do kích thích nhẹ ở họng và phế quản. Điển hình của nhóm thuốc này đó là Dextromethophan. Tuy nhiên người bệnh chú ý, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nhóm dẫn xuất á phiện: Thuốc này chỉ có tác dụng điều trị ho, ngứa cổ họng ở mức độ nhẹ. Tiêu biểu của nhóm thuốc này chính là Codein. Thuốc chỉ dành cho người lớn, không dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón hoặc buồn ngủ.
  • Nhóm kháng Histamin: Trị ho ngứa cổ họng còn có thể sử dụng một số loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamin, chẳng hạn như: Diphenylhydramin, Chlopheniramin… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa cổ họng và giảm ho khá nhanh.

Điều trị bệnh bằng Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây ho là chức năng tạng phế suy yếu, hoặc do nhiễm lạnh. 

Đông y chữa ho ngứa cổ họng hiệu quả
Đông y chữa ho ngứa cổ họng hiệu quả

Ho ngứa cổ họng do 2 nguyên nhân chính là ngoại cảm (phong hàn táo nhiệt xâm nhập vào cơ thể) và nội thương (ho do nội thương khi có đờm xâm nhập vào phế làm cho cơ quan này bị ngăn). Do đó, điều trị ho gây ngứa cổ họng trong Đông y phải áp dụng bài thuốc tác dụng cả bên ngoài và bên trong.

Trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc trị ho khác nhau với tác dụng chính là giảm ngứa, trừ ho, thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số bài thuốc Đông y chữa ho ngứa họng được nhiều người tin dùng và áp dụng như: 

  • Bài thuốc trị ho có đờm, khàn tiếng: Cho các vị thuốc gồm khương giới, độc diệp thảo, mã kế, đương quy, giao đằng, xương bồ, cát cánh (mỗi loại 16gr); tục huyền, xà hưu thảo, cam thảo (mỗi loại 12gr); thiên niên kiện, ngũ mai tử (mỗi loại 10gr) và vỏ quế (8gr) vào ấm sắc nước. Đun với 3 bát nước trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi tắt bếp, mỗi ngày 3 lần uống.
  • Bài thuốc giảm sưng đau họng: Cho các vị thuốc gồm bồ công anh (20gr); lá húng chanh, kinh giới, tía tô (mỗi loại 16gr); liên kiều, huyền sâm, cam thảo (mỗi loại 12gr) và phòng phong, trần bì, ngân hoa (mỗi loại 10gr) vào ấm. Đổ 400ml nước vào đun đến khi chỉ còn 200ml thì tắt bếp. Chia nước thành 3 phần uống vào buổi sáng, trưa và tối.

Khi bị ho ngứa cổ họng kéo dài cần phải làm gì?

Ngoài các biện pháp điều trị trên, khi bị ho lâu ngày, đặc biệt là kèm theo đờm, bạn cần phải có những biện pháp chăm sóc để bệnh nhanh chóng khỏi. Các chuyên gia cho biết, để hạn chế tình trạng ho kéo dài, người bệnh cần áp dụng những cách sau:

Cần giữ ấm cơ thể khi bị ho
Cần giữ ấm cơ thể khi bị ho
  • Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt là một trong những cách ngăn ngừa bệnh ho ngứa cổ họng kéo dài một cách hiệu quả nhất. Loại bỏ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, làm việc quá sức,..
  • Không hút thuốc lá hoặc ngồi gần những người hút thuốc. Khói thuốc dễ gây kích thích niêm mạc đường hô hấp khiến các cơn ho dữ dội, kéo dài.
  • Hạn chế tiếp xúc những tác nhân gây kích thích như lông chó mèo, nấm mốc, bụi bẩn. 
  • Người bị ho cũng cần tránh uống rượu bia hoặc các đồ uống có chất kích thích.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ kích ứng như thức ăn cay nóng, hải sản, đồ tanh.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt phần cổ họng
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.

Ho ngứa cổ họng lâu ngày có thể cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi,… Do đó, khi mắc phải triệu chứng này người bệnh cần sớm có biện pháp điều trị để tránh bệnh kéo dài. Trường hợp ho dai dẳng mãi không khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?