Ho khó thở do đâu? Triệu chứng điển hình và cách khắc phục hiệu quả

Ho khó thở là biểu hiện của bệnh gì? Đây là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Khi gặp tình trạng này, nhiều người thường tự ý mua thuốc điều trị mà không qua thăm khám. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức nguy hiểm, bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể chuyển biến nặng, gây nguy hiểm.

Bị ho khó thở là bệnh gì? Triệu chứng

Phản xạ ho của cơ thể nhằm tống các dị vật từ trong đường hô hấp đi ra bên ngoài, bảo vệ đường thở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Ho khò khè kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

"<yoastmark

Ho nhiều khó thở là dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh lý. Người bệnh cần nắm rõ các thông tin về bệnh để sớm có biện pháp điều trị. Thông thường, cơ thể diễn ra sự trao đổi khí rất nhịp nhàng: Dưỡng khí vào cơ thể, thải ra khí carbonic qua hoạt động của phổi và phế quản.

Nếu nhu phổi có vấn đề, phế quản sẽ bị kích hoạt gây viêm. Từ đó, sinh ra hiện tượng ho khó thở, hoặc nặng hơn là ho tức ngực khó thở có đờm.

Một số triệu chứng cụ thể của bệnh như:

  • Ho, ho lâu ngày, ho dai dẳng không dứt
  • Cổ họng ngứa rát, khó chịu
  • Ho kèm theo sổ mũi, tắc mũi
  • Ho khan, ho có đờm
  • Hiện tượng khó thở, thở khò khè, hen suyễn

Nguyên nhân gây hiện tượng ho và khó thở

Nguyên nhân gây ho và khó thở là do một bệnh lý nào đó ở đường hô hấp. Cụ thể, theo các bác sĩ chuyên gia, ho rát cổ khó thở có thể do:

  • Viêm phổi: Bệnh lý hình thành do nhiễm vi khuẩn, virus ở nhu mô phổi khiến cơ quan này bị tổn thương nặng và gây ra các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở, đau đầu. Thông thường, các cơn ho là ho lâu ngày, ho khan, ngứa cổ, chảy nước mắt.
  • Viêm phế quản: Khi có tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi, khói bụi,… xâm nhập vào đường hô hấp khiến ống phế quản bị sưng, viêm gọi là viêm phế quản. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và người già với các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau tức ngực…
  • Tràn dịch màng phổi: Phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí. Trong màng phổi có một lượng chất lỏng nhất định với nhiệm vụ bôi trơn, giúp hoạt động của phổi diễn ra trơn tru. Tuy nhiên, khi lượng chất lỏng này quá nhiều, vượt mức bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dịch. Bệnh lý này dẫn đến triệu chứng như ho khó thở đau đầu. Nguy hiểm hiểm, nó có thể gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
  • Hen suyễn: Đây là nguyên nhân gây tình trạng ho dễ nhận biết nhất. Với những triệu chứng như ho và khó thở kèm theo những tiếng rít, hoặc ho có đờm. Khi thời tiết thay đổi, các biểu hiện này càng rõ rệt.

Ho, khó thở có nguy hiểm không?

Ho khó thở là bị gì? Những thông tin trên đã cho chúng ta đáp án chính xác nhất. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ho khó thở là do bệnh lý ở đường hô hấp.

Như vậy có thể nói, tình trạng ho và khó thở KHÔNG QUÁ NGUY HIỂM. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan vì các bệnh lý này có thể gây biến chứng nặng nếu không được chữa trị kịp thời. 

Đây cũng là lý do vì sao bạn được khuyến cáo không nên tự mua thuốc ở ngoài về uống. Thay vào đó, khi gặp triệu chứng ho, đặc biệt là ho khó thở vào ban đêm, lâu ngày, bạn cần đi đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị hợp lý nhất. Nếu không, tình trạng càng nặng, bệnh lý càng nghiêm trọng, khi đó việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bị ho khó thở phải làm gì? Các điều trị an toàn, hiệu quả

Có nhiều biện pháp khác nhau chữa chứng ho và khó thở. Người bệnh có thể áp dụng những mẹo dân gian, thuốc Đông y hoặc thuốc Tây y.

Cách chữa ho khó thở tại nhà với mẹo dân gian

Có nhiều mẹo dân gian tại nhà giúp chữa ho hiệu quả. Nếu đang gặp tình trạng ho rát cổ khó thở, có thể tham khảo một số mẹo dưới đây. 

"Gừng

  • Chữa ho bằng gừng tươi: Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Khi bị ho, người bệnh có thể dùng gừng pha trà để uống. Hoặc dùng tinh dầu gừng xông hơi sẽ giúp giảm ho rất hiệu quả.
  • Trị ho và khó thở bằng diếp cá: Diếp cá có vị tanh, cay nhẹ, tính mát là thần dược giúp trị ho hiệu quả. Khi bị ho, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm 1 bát nước gạo vào đun sôi. Để nguội rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Chữa ho khó thở bằng mật ong và củ cải trắng: Nhiều người áp dụng bài thuốc này khá hiệu quả khi bị ho. Đầu tiên, cải trắng cạo vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó, cho vào bát, thêm 1 ít nước và mật ong, cho lên bếp hấp cách thủy trong 15 phút. Mỗi ngày 3 lần uống  và mỗi lần dùng 2 muỗng cà phê.

Chữa bệnh bằng Đông y

Theo Đông y, ho chủ yếu do thủy ẩm, đàm thấp xâm nhập vào cơ thể khiến cho phế khí bị ngưng trệ khiến người bệnh bị ho, có đờm, khó thở, ngứa họng… Do đó, để giảm triệu chứng ho cần tập trung bồi: bổ tỳ, bổ phế, bổ can thận để cơ thể có thể thích nghi với môi trường bên ngoài và loại bỏ nguy cơ gây bệnh.

Có nhiều bài thuốc Đông y khác nhau có thể giúp loại bỏ triệu chứng ho và khó thở. Đó là bài thuốc tập hợp các nguyên liệu, thảo dược tự nhiên như dĩ ý, đẳng sâm, trần bì, hậu phác… Ưu điểm của Đông y đó là chữa bệnh tận gốc, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì mới có hiệu quả.

Ho khó thở uống thuốc gì? Thuốc Tây y trị bệnh

Vì ho và khó thở là triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp cho nên để loại bỏ chứng ho bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe và kê thuốc cho phù hợp.

Một số loại thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị ho nhiều khó thở như:

Thuốc tây y chữa ho khó thở đau đầu
Thuốc tây y cần dùng theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc long đờm: Một số loại thuốc như natri benzoat, acetylcystein, dextromethorphan, carbocystein,… với mục đích giảm đờm, giảm dịch nhầy (nguyên nhân kích thích niêm mạc gây ho). Người bệnh cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng viêm: Tùy vào mức độ ho khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Các loại thuốc chứa corticoid với tác dụng kháng viêm mạnh có thể giúp loại bỏ cơn ho hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu trường hợp ho khó thở do vi khuẩn, virus gây ra các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ kê thuốc khác nhau như penicillin, amoxicillin, macrolide, quinolone,…

Cách chăm sóc người bị bệnh tại nhà? Lưu ý điều trị

Ngoài những cách điều trị ho kể trên, bạn cũng cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị ho và khó thở, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày (2 lít). Việc này giúp giảm cảm giác nóng rát ở đường thở và làm dịu niêm mạc. Ngoài ra, nước cũng giúp làm loãng, tan đờm. Từ đó dễ dàng tống đờm ra ngoài.
  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Mỗi ngày nên vệ sinh 3 lần sau khi ăn. Bạn có thể dùng nước muối súc miệng, rửa mũi.
  • Người bị ho nên có chế độ ăn uống khoa học để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung những thực phẩm tốt như yến mạch, ngũ cốc, thịt bò, thịt lợn…
  • Chế biến những món ăn có nhiều tỏi, hành cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng.

Để việc điều trị chứng ho nhiều khó thở lâu ngày đạt hiệu quả, ngoài chế độ chăm sóc và các biện pháp điều trị trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng ho để bệnh không kéo dài
Thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng ho để bệnh không kéo dài
  • Cần có chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không làm việc quá sức, không ngủ quá khuya.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và những đồ có chất kích thích.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán. Không uống nước có gas vì nó có thể khiến các cơn ho dai dẳng hơn.
  • Mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Ho khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên nó sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh có biện pháp phòng ngừa và điều trị. Tốt nhất, khi gặp triệu chứng ho, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?