Ho khan ra máu cảnh báo bệnh gì? Hướng dẫn điều trị an toàn nhất

Ho khan ra máu là tình trạng vô cùng nguy hiểm, khiến nhiều người bệnh lo lắng. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nan y, tiềm ẩn những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, liệu ho ra máu có thực sự đáng sợ và cách điều trị hiệu quả. Câu trả lời chi tiết và chính xác nhất sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ho khan ra máu là gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể với mục đích đào thải các chất cặn bã, dịch đờm ra bên ngoài. Có rất nhiều dạng ho khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho gà hoặc thậm chí là ho ra máu. Trên thực tế, ho khan ra máu là tình trạng máu từ đường hô hấp dưới trào ra bên ngoài thông qua đường ho, khạc, máu có thể xuất hiện ở mũi hoặc miệng. 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể và mức độ biểu hiện, lượng máu xuất hiện sẽ khác nhau:

  • Ho ra máu cấp độ nhẹ: Lượng máu sau mỗi lần ho chỉ dưới 50ml/ngày. Trong phần dịch ho ra chỉ xuất hiện máu ở dạng tia hoặc vài giọt nhỏ.
  • Ho khan ra máu trung bình: Lượng máu ho ra từ 50 – 200ml/ngày, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh.
  • Ho ra máu nặng: Lúc này, người bệnh có thể ho ra lượng máu trên 200ml mỗi ngày, mất máu gây mệt mỏi, choáng váng, cần được can thiệp y tế nhanh chóng.

Ho khan khạc ra máu là bệnh lý gì?

Trên thực tế, ho khan ra máu không phải một bệnh lý cụ thể. Đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nguy hiểm mà cơ thể đang gặp phải. Sau đây là các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này mà bạn đọc không nên bỏ qua:

Ho khan ra máu là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nguy hiểm
Ho khan ra máu là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nguy hiểm
  • Tổn thương miệng hoặc cổ họng: Hiện tượng ho khan ra máu đôi khi không phản ánh một bệnh lý cụ thể mà xuất phát do tai nạn hoặc chấn thương nhỏ ở vùng miệng, cổ họng. Khi cắn hoặc nhau nuốt các đồ ăn cứng, sắc nhọn hoặc chịu sự va đập từ bên ngoài trong hoạt động thể thao, tai nạn…vùng miệng hoặc cổ họng sẽ xuất hiện các vết thương. Bên cạnh đó, một số trường hợp chảy máu có thể do vết lở miệng, viêm loét hoặc bệnh lý viêm nha chu, đánh răng quá mạnh.
  • Chấn thương ngực gây ho khan ra máu: Nếu bị va chạm mạnh vào vùng ngực sẽ gây ra tổn thương, bầm tím và ảnh hưởng tới bên trong phổi, gây nên tình trạng tràn máu màng phổi. Phần máu có thể lẫn trong dịch đờm trong quá trình ho, đồng thời gây cảm giác co thắt lồng ngực và đau đớn.
  • Chảy máu cổ họng do nhiễm trùng: Nhiễm trùng vùng cổ họng do bụi bẩn, vi khuẩn, virus có thể gây ra một số bệnh lý viêm đường hô hấp, dẫn tới chảy máu.
  • Giãn phế quản: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây ra tình trạng viêm, khiến thành của phế quản bị sưng dày lên và tích tụ chất nhầy. Bệnh để lâu sẽ dẫn đến hiện tượng phế quản bị giãn hoàn toàn, gây ho ra máu hoặc đờm có lẫn máu.
  • Viêm phế quản: Viêm phế quản mãn tính là tình trạng tổn thương lớp tế bào phủ mặt ống dẫn không khí vào trong phổi, gây phù nề vùng dưới niêm mạc khiến người bệnh có thể bị ho ra đờm lẫn máu.
  • Viêm phổi: Bệnh viêm phổi có thể gây ra ho khan khạc ra máu kèm theo biểu hiện như thở nhanh, sốt cao, ớn lạnh, đau tức ngực, mệt mỏi và buồn nôn. 
  • Ho dữ dội hoặc kéo dài: Trường hợp ho mãn tính kéo dài trên 8 tuần có thể gây kích ứng đường hô hấp trên và làm rách các mạch máu, dẫn đến ho ra máu. 
  • Viêm amidan: Đối với các trường hợp cắt viêm amidan buộc phải chỉ định phẫu thuật cắt bỏ có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu nếu vết thương chưa lành hoặc viêm nhiễm sau khi điều trị.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Đây là tên gọi chung của một nhóm bệnh phổi bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Người bệnh sẽ có một số triệu chứng bao gồm khó thở, tức ngực, thở khò khè và ho lẫn máu.
  • Bệnh xơ nang: Đây là dạng bệnh có tính di truyền với các biểu hiện tương tự như bệnh COPD, gây nhiễm trùng xoang nghiêm trọng. Do đó xảy ra tình trạng cổ họng bị chảy máu.
  • Ung thư phổi: Trường hợp ho kéo dài, đi kèm với đau tức ngực, ho ra máu hoặc khạc đờm có tia máu, khó thở, nhiễm trùng dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
  • Phù phổi: Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa ở phổi, dẫn tới triệu chứng sùi bọt kèm theo máu, khó thở dữ dội, tim đập nhanh và thường xuyên hồi hộp, lo lắng.
  • Thuyên tắc phổi: Đây là hiện tượng tắc nghẽn động mạch nằm bên trong phổi, chủ yếu do các cục máu đông gây ra. Bệnh khiến cho người mắc cảm thấy đau ngực, khó thở và ho khan ra máu hoặc khạc ra chất nhầy có máu.

Ho khan ra máu khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, ho khan ra máu có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu cổ họng thật sự có thể rất nguy hiểm. Nếu chậm trễ trong việc tìm ra nguyên nhân và điều trị sẽ làm tăng nguy cơ khiến cho máu tích tụ lại, làm tắc nghẽn khí quản, chặn đường thở, gây ra biến chứng nguy hiểm.

Ho khan ra máu khi nào cần gặp bác sĩ?
Ho khan ra máu khi nào cần gặp bác sĩ?

Đôi khi ho khan khạc ra máu cũng có khả năng xuất phát từ các tổn thương trong đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng tới thăm khám để xác định nguyên nhân và được khắc phục một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh biểu hiện ho ra máu, người bệnh có thể lưu ý một số triệu chứng đi kèm như:

  • Chán ăn
  • Sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân
  • Trong nước tiểu và phân có máu
  • Lượng máu ho ra nhiều hơn 1 thìa cà phê
  • Đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng sau mỗi khi ho.

Những cách điều trị ho khan khạc ra máu hiệu quả nhất

Ho khan khạc ra máu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, cần can thiệp y tế sớm nhất có thể. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, mọi phương pháp đều tuân thủ theo nguyên tắc điều trị chung như:

  • Ưu tiên cầm máu cho người bệnh.
  • Tập trung hồi sức và đảm bảo chức năng hô hấp.
  • Bồi bổ lượng máu đã bị mất.
  • Điều trị và khắc phục các vấn đề gây ra tình trạng ho ra máu.

Phương pháp điều trị triệu chứng

Người bệnh sẽ được tập trung giảm thiểu và khắc phục các triệu chứng bằng phương pháp tại chỗ hoặc ngoại khoa.

Những cách điều trị ho khan khạc ra máu hiệu quả nhất
Những cách điều trị ho khan khạc ra máu hiệu quả nhất
  • Thuốc giảm ho: Sử dụng những sản phẩm có tác dụng giảm cơn ho như Terpin codein, một số trường hợp có thể được chỉ định các chế phẩm chứa morphin.
  • Điều chỉnh rối loạn đông máu: Một số trường hợp sẽ được xem xét chỉ định truyền huyết tương, tiểu cầu hoặc tiêm vitamin K hoặc các sản phẩm tăng cường độ bền thành mạch.
  • Can thiệp ngoại khoa: Những người bệnh ho ra máu nhiều có thể được tiến hành đốt điện đông cao tần cầm máu, cầm máu phế quản bằng gạc có chứa thuốc.

Phương pháp hồi sức cho người bệnh

Bên cạnh các biện pháp điều trị, các bác sĩ có thể kết hợp với phác đồ hồi sức để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

  • Truyền máu để bù lại lượng đã mất, đảm bảo khối lượng tuần hoàn.
  • Bổ sung thêm dịch và điện giải nếu cần thiết.
  • Đặt nội khí quản, mở khí quản hoặc cho bệnh nhân thở máy.
  • Hút bớt máu đông, dịch đờm nhầy để làm thông thoáng đường thở.
  • Cho bệnh nhân dùng thuốc an thần nhẹ kết hợp với kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm.

Phương pháp phòng ngừa ho khan khạc ra máu

Bên cạnh việc tuân thủ các biện pháp điều trị, người bệnh nên chủ động xây dựng lối sống, sinh hoạt phù hợp nhất.

  • Uống đủ nước để hạn chế đờm tích tụ trong cổ họng, giữ cho miệng không bị khô rát.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học có mùi như tẩy rửa, sơn.
  • Đeo khẩu trang có màng lọc khí mỗi khi đi ra ngoài để tránh khói bụi.
  • Ưu tiên chế độ ăn có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là hệ hô hấp như ngó sen, cháo huyết mạch, trái cây, nước ép…

Ho khan ra máu là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương nghiêm trọng ở hệ hô hấp do bệnh lý hoặc tổn thương bên ngoài. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên có thể giúp bạn nhất thức đúng mức độ nguy hiểm của tình trạng này và kịp thời lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?