Hẹp ống sống: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị đúng cách

Xương khớp suy yếu là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở những người trung niên và lớn tuổi. Tuổi càng cao, xương khớp càng thoái hóa và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh hẹp ống sống. Vậy hẹp ống sống là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? 

Hẹp ống sống là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Theo giải phẫu học, các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Mỗi xương trong đốt sống đều có một lỗ sống cho tủy đi qua. Ống sống chính là các lỗ sống xếp chồng lên nhau với chức năng chứa đựng tủy sống và rễ dây thần kinh. 

Hẹp ống sống là tình trạng lỗ sống bị thu hẹp chèn ép lên rễ thần kinh
Hẹp ống sống là tình trạng lỗ sống bị thu hẹp chèn ép lên rễ thần kinh

Vậy hẹp ống sống là tình trạng các khoang rỗng này bị thu hẹp lại khiến rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép. Đây là căn bệnh có thời gian phát triển khá chậm, trong vài năm và thậm chí là trải qua nhiều thập kỷ. 

Bệnh hẹp ống sống thường gặp ở những người trên 50 tuổi và ít xảy ra ở người trẻ. Bệnh cũng không phân biệt giới tính và có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. 

Được biết, bệnh thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Vậy nguyên nhân chính là do đâu?

  • Các đĩa đệm khô và phình to ra: Tuổi càng cao, đĩa đệm sẽ trở nên giảm đàn hồi, làm giảm chiều cao đĩa đệm và có thể gây lồi nhân nhầy ở đĩa đệm vào ống sống gây nên bệnh. 
  • Các xương và dây chằng cột sống: Trong nhiều trường hợp, do sự phát triển của gai xương và dây chằng cột sống dày hơn, phát triển lớn hơn làm tăng khả năng mắc bệnh. 
  • Viêm khớp cột sống: Khi bị viêm khớp cột sống, các khớp này sẽ dần to lên, phì đại diện khớp cột sống và gây chèn ép vào bên trong ống sống.
  • Các bệnh về xương khớp: Mắc một số bệnh lý về xương khớp như Paget cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp ống sống.
  • Khuyết tật cột sống bẩm sinh: Hẹp ống sống có thể xảy ra khi trẻ em vừa được sinh ra đã mắc bệnh khuyết tật cột sống bẩm sinh.
  • Gai cột sống: Những biến đổi trong cơ thể do thoái hóa sẽ dẫn đến sự hình thành gai xương từ thân đốt sống. Những gai xương này sẽ phát triển và gây chèn ép ống sống, dây thần kinh.
  • Chấn thương cột sống: Do lao động nặng nhọc hoặc tai nạn làm chấn thương cột sống, nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ bị hẹp ống sống. 
  • U cột sống: Các khối u phát triển trong cột sống có thể gây ra hiện tượng chèn ép vào trong lòng ống sống, đè nén tủy sống và rễ thần kinh. 

Triệu chứng hẹp ống sống điển hình nhất

Hẹp ống sống thường gây ra các cơn đau nhức âm ỉ khá thường xuyên. Có lúc cơn đau sẽ dữ dội khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và lo âu. Bệnh có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào vị trí hẹp ống sống và mức độ hẹp. Phổ biến nhất là bệnh hẹp ống sống cổ và thắt lưng.

Triệu chứng hẹp ống sống ở cổ:

  • Người bệnh sẽ bị đau mỏi vai gáy, tê yếu một hoặc cả hai tay.
  • Cơ bắp ở vai và tay bị yếu dần.
  • Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây liệt tứ chi.
Hẹp ống sống gây nên tình trạng đau mỏi lưng, vai gáy, yếu cơ
Hẹp ống sống gây nên tình trạng đau mỏi lưng, vai gáy, yếu cơ

Triệu chứng hẹp ống sống ở thắt lưng:

  • Khoảng 75% bệnh hẹp ống sống xảy ra ở vùng thắt lưng.
  • Đau xung quanh thắt lưng, đùi, mông và lan xuống chân do dây thần kinh bị chèn ép. Các cơn đau này sẽ tiến triển trong một thời gian dài.
  • Bị tê, ngứa ran ở vùng mông và chân đi kèm theo là những cơn đau nhức khó chịu.
  • Một bên chân hoặc cả hai bên chân yếu dần gây khó khăn trong việc vận động, đi lại.
  • Đứng hoặc đi bộ lâu thì các cơn đau sẽ bùng phát dữ dội hơn. Khi ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi, các ống sống sẽ được mở rộng và các cơn đau giảm dần. 
  • Đại tiểu tiện không thể kiểm soát do chèn ép lên dây thần kinh cơ tròn. 

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Thực tế, bệnh hẹp ống sống không quá nguy hiểm đến tính mạng con người. Hầu hết, người bệnh chỉ bị đau nhức thắt lưng, bả vai, cổ khi đi bộ, vận động. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm bằng những phương pháp khác nhau. 

Những trường hợp bệnh gây nên những biến chứng với tác hại nghiêm trọng không nhiều. Thông thường, bệnh sẽ gây ra biến chứng như đau dai dẳng tồn tại lâu dài, mất cảm giác ở vùng bị đau, thậm chí là bị liệt hai chân, hai tay vĩnh viễn. 

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng như trên, tốt nhất người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để kịp thời xử lý mà không gây ra những biến chứng nặng nề. 

Cách điều trị hẹp ống sống đúng cách

Bệnh hẹp ống sống có thể được điều trị bằng nhiều cách như uống thuốc Tây y, Đông y và các phương pháp điều trị tại nhà. 

Tây y điều trị hẹp ống sống

Để điều trị hẹp ống sống, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc Tây y. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau thắt, sưng tê bì và hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp. Một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh như sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc Tây giúp giảm đau nhức phổ biến thường được sử dụng như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid. Khi không có cải thiện rõ rệt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phối hợp giữa Paracetamol và thuốc giảm đau gây nghiện opioids hoặc dùng thuốc opioids riêng lẻ nếu cơn đau tái phát ở mức nghiêm trọng. 
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng giúp giảm đau nhức, giảm co thắt quá mức. Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và bị viêm quanh khớp vai. 
  • Tiêm corticoid: Đối với tình trạng bị hẹp ống sống nặng, đau nhức dữ dội, bác sĩ sẽ tiêm corticoid quanh rễ thần kinh hoặc tiêm ngoài màng cứng để giảm triệu chứng. 
Thuốc Tây y giúp người bệnh giảm co thắt, đau nhức lưng, vai gáy
Thuốc Tây y giúp người bệnh giảm co thắt, đau nhức lưng, vai gáy
  • Thuốc giảm đau nhức thần kinh: Khi bị đau nhức do chèn ép dây thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Pregabalin và Gabapentin. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhức thần kinh rất mạnh. 
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Để giảm triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân uống một số loại thuốc thoái hóa tác dụng chậm. Các loại thuốc này có tác dụng phục hồi các mô sụn, ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp và giảm đau nhức xương khớp

Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng hẹp ống sống thường chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ lên gan, thận và các cơ quan nội tạng khác. 

Điều trị hẹp ống sống bằng thuốc Đông y

Cũng giống như một số bệnh lý xương khớp khác, hẹp ống sống xảy ra do yếu tố bên trong cơ thể như thận khí hư suy, khí huyết ứ trệ. Bên cạnh đó, bệnh xảy ra tà khí phong hàn xâm nhập vào cơ thể hoặc các chấn thương gây bệnh và khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. 

Các bài thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh bằng cách kiểm soát các triệu chứng đau nhức, cải thiện chức năng xương khớp, thư giãn gân cốt và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

  • Bài thuốc số 1: Ô đầu thang và chích cam thảo mỗi vị 6g, ma hoàng, xuyên ô, hoàng kỳ và thược dược mỗi vị 9g. Người bệnh sắc thuốc pha với mật ong và uống đều đặn mỗi ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, xuyên ngưu tất và kê huyết đằng mỗi loại 2g, nhũ hương, xuyên khung, hoa đào, hương phụ, toàn yết mỗi vị 10g, hồng hoa, đương quy, tế tân, nhục quế mỗi vị 8g. Bệnh nhân cho thuốc vào ấm và sắc thuốc với một lượng nước vừa đủ, uống mỗi ngày. 
  • Bài thuốc số 3: Phục linh 12g, bán hạ, bạch phụ tử, chế nam tinh, bọ cạp, uất kim mỗi vị 10g, mộc hương 4g, trần bì, bạch giới tử mỗi vị 6g. Người bệnh cũng rửa sạch các loại nguyên liệu và sắc thuốc uống mỗi ngày. 

Khi điều trị bệnh bằng thuốc Đông y, bệnh nhân phải đến gặp trực tiếp thầy thuốc Đông y để thăm khám tình trạng bệnh, tránh việc tự ý mua thuốc về nhà và sử dụng. Ngoài ra, có một số vị thuốc Đông y chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và trẻ em nên người bệnh cần lưu ý khi uống thuốc. 

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị ngoại khoa với mục đích giảm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống mà không làm tổn thương dây thần kinh và giữ vững cột sống. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân không đáp ứng được phương pháp điều trị bằng thuốc, phục hồi chức năng hoặc bệnh phát triển ở giai đoạn muộn gây teo cơ, bí tiểu, liệt chân. 

Phẫu thuật ống sống giúp giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh
Phẫu thuật ống sống giúp giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh

Hiện nay, y khoa có rất nhiều phương pháp phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng và ống sống cổ như:

  • Phẫu thuật giải ép thần kinh và làm rộng ống sống đơn thuần: Đây là phương pháp cơ bản nhằm giải phóng các dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép. Phẫu thuật này tương đối đơn giản, chi phí thấp và hiệu quả khá cao. 
  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi để mở cửa sổ xương giải ép ở bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng. Phương pháp này mang lại kết quả khả quan, giảm chấn thương phần mềm và rút ngắn thời gian điều trị. 
  • Phẫu thuật lấy toàn bộ đĩa đệm kèm hàn xương cố định: Thường được chỉ định trong trường hợp hẹp ống sống nặng, nguy cơ bị mất vững cột sống sau mổ khá cao. 

Các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc

Để đạt hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp chữa bệnh bằng thuốc với các cách điều trị tại nhà như tập luyện thể dục, chườm nóng lạnh, xoa bóp. 

Bài tập hẹp ống sống

Các bài tập có tác dụng giúp giãn cơ ở vùng thắt lưng, cổ và kiểm soát các cơn đau. Người bệnh có thể tập luyện theo những bước như sau:

  • Gấp lưng: Nằm ngửa người và từ từ gấp đầu gối về phía ngực đến khi cảm thấy căng cơ phía sau. Bạn giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi quay về vị trí ban đầu, mỗi buổi tập thực hiện từ 4 đến 6 lần.
  • Tư thế phủ phục: bạn ngồi quỳ trên hai gót chân, ngực áp vào đầu gối và hai tay duỗi thẳng ra trước. Bạn giữ tư thế trong 30 giây rồi quay về vị trí ban đầu, thực hiện khoảng 5 lần. 
  • Nằm ngửa và đẩy vùng thắt lưng: Bạn nằm ngửa xuống sàn nhà và gồng cơ bụng, đẩy rốn lên phía trên và vào trong, giữ khoảng 10 giây, thực hiện từ 8 đến 10 lần.
  • Uốn người: Người bệnh gấp hai tay trước ngực, co cơ bụng lên rồi từ từ nâng vai và đầu khỏi sàn. Giữ yên tư thế trong 2 đến 4 giây rồi từ từ quay lại vị trí ban đầu, bạn tập 10 lần mỗi buổi tập. 

Xem thêm

Chườm nóng lạnh

Chườm nóng lạnh là phương pháp phổ biến được mọi người áp dụng khi bị những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Chườm nóng giúp các cơ được thư giãn, làm dịu cơn đau và quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng. Chườm lạnh giúp các cơ khớp giảm tình trạng sưng viêm và tê bì. 

Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi chườm cho đá lạnh vào bên trong nếu bạn chườm lạnh hoặc cho nước nóng vào bên trong nếu bạn chườm nóng. Dưới tác dụng của nhiệt, các cơn đau nhức sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh không nên chườm quá 20 phút hoặc chườm khi đang ngủ. 

Xoa bóp giảm đau nhức

Khi xoa bóp, máu sẽ lưu thông tốt hơn và hạn chế ứ đọng máu ở tĩnh mạch. Nhờ đó, máu sẽ mang oxy đến nuôi dưỡng xương khớp được tốt hơn. Ngoài ra, phương pháp xoa bóp giúp tăng khả năng hoạt động của cơ xương khớp, làm mềm gân và tăng tính đàn hồi.

Bạn sử dụng lòng bàn tay xoa tròn khắp vùng cổ và thắt lưng, chú ý xoa nhiều ở những vùng bị đau nhức. Người bệnh có thể xoa bóp cùng với dầu nóng hoặc gừng để đẩy lùi cơn đau hiệu quả hơn. 

Lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa bệnh

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải lưu ý một số lời khuyên từ chuyên gia dưới đây để bệnh sớm thuyên giảm:

  • Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Sử dụng thuốc tao mà bác sĩ đã chỉ định trước đó, không được tự ý mua thuốc về dùng khi không có yêu cầu của bác sĩ.
  • Giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải nhằm hạn chế tạo nên áp lực cho xương khớp. 
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như xương ống, cá, ngũ cốc dinh dưỡng, các loại sữa cung cấp nhiều canxi và vitamin cho xương khớp.
  • Đi đứng cẩn thận hạn chế vấp ngã.
  • Tăng cường sức khỏe bằng các bài tập thể thao đơn giản, dễ thực hiện. 
Tập luyện thể dục mỗi ngày bằng các bài tập dễ thực hiện
Tập luyện thể dục mỗi ngày bằng các bài tập dễ thực hiện

Có thể thấy, hẹp ống sống là một căn bệnh với nhiều triệu chứng đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, đi lại của người bệnh. Chính vì thế, khi đã biết nguyên nhân gây bệnh, mỗi người cần chăm sóc cho bản thân tốt nhất và hạn chế mắc bệnh. Hơn hết, khi có những biểu hiện bất thường trong cơ thể, người bệnh không nên chủ quan mà nên thăm khám và điều trị sớm nhất tại các cơ sở y tế uy tín.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?