Nổi hạch sau tai là bị bệnh gì? Thông tin hữu ích không thể bỏ qua

Nổi hạch sau tai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm mà cơ thể đang gặp phải. Để giúp độc giả chủ động bảo vệ sức khỏe, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết nhất về tình trạng này.

Hiện tưởng nổi hạch sau tai 

Hạch nổi sau tai là hiện tượng thường gặp. Các phần dạng khối nổi lên có kích thước từ nhỏ tới trung bình và rất dễ nhận biết. Trong một số trường hợp, người bệnh thường nhầm lẫn với mụn trứng cá sau tai.

Thực tế, các khối hạch này thường là hạch bạch huyết, có khả năng xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như hạch ở nách, cổ, sau tai,… Chúng là những hạt nhỏ liti, liên kết với nhau tạo thành một hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Trong đó có chứa các tế bào bạch cầu giúp phát hiện, loại bỏ virus hoặc vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, các hạch bạch huyết có khả năng lọc dịch bạch huyết, khi các yếu tố ngoại lai bị tiêu diệt, xác của chúng tích tụ lại sẽ làm cho hạt bạch huyết sưng lên.

Nổi hạch sau tai cảnh báo bệnh gì?

Bản chất của các hạch bạch huyết không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu khối u xuất hiện cùng những biểu hiện bất thường có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Bệnh ung thư

Đối với tình trạng nổi hạch phía sau tai có thể cảnh báo nguy cơ ung thư tuyến giáp. Khi đó, các hạch nổi sẽ có kích thước khác nhau và tăng dần theo thời gian. Chúng dễ dàng di chuyển sau đó cố định lại ở một vị trí, khi sờ hoặc ấn sẽ có cảm giác đau nhức.

Bệnh về hạch bạch huyết

Khi hạch bạch huyết sưng to trong thời gian dài đồng nghĩa với việc chúng đang gặp các vấn đề bất thường. 

Nổi hạch sau tai có thể do hạch bạch huyết
Nổi hạch sau tai có thể do hạch bạch huyết

Hệ thống hạch bạch huyết được xem là tấm màng chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại độc tố, vi khuẩn gây hại. Nếu chúng bị vỡ hoặc tổn thương sẽ sưng to ở khu vực cổ, sau tai, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Mắc u nang bã nhờn

Khi các tế bào chết, vi khuẩn có hại ứ đọng lại ở các hạch bạch huyết sẽ khiến cho vùng này bị nhiễm trùng, gây ra một số bệnh như thủy đậu, sởi hoặc viêm họng. Nếu hạch ở sau tai không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng xương vùng tai (mastoid), trở thành tác nhân gây ra bệnh viêm vú.

Viêm xương chũm

Viêm xương chũm khởi phát khi tai bị nhiễm trùng và không được điều trị kịp thời, bệnh phát triển mạnh ở phần nhô sau tai khiến cho các tế bào tập trung thành cục hạch. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải đối diện với một số biến chứng như áp xe ngoài màng cứng, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu,…

Viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa là một dạng của nhiễm trùng, sự tấn công của các loại vi khuẩn sẽ làm cho chất lỏng tích tụ lại, dẫn tới sưng đau, ù tai và nổi hạch ở vùng phía sau.

[pr_middle_post]

Bệnh viêm tai giữa là một dạng của nhiễm trùng,
Bệnh viêm tai giữa là một dạng của nhiễm trùng,

U mỡ

Những khối u mỡ thường phát triển dễ dàng ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể và gần như vô hại. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận thấy trực tiếp bằng tay khi kích thước của chúng tăng lên.

Viêm u nang bã nhờn

Khác với khối u mỡ, u nang bã nhờn phát triển xung quanh tuyến bã nhờn, không gây ra bất kỳ sự bất tiện nào cho người mắc. Nếu các khối u này bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng sưng to, đỏ tấy, đau đớn, thậm chí chứa dịch mủ và máu bên trong.

Hướng dẫn nhận diện hạch sau tai lành tính hay ác tính

Đa số trường hợp nổi hạch sau tai thường được chẩn đoán lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên vì thế mà loại bỏ những khả năng nguy hiểm ác. Dưới đây là một số biểu hiện giúp bạn phân biệt và chẩn đoán nhanh tình trạng sức khỏe.

Cách nhận biết hạch lành tính:

  • Kích thước hạch khá nhỏ, thường chỉ bằng hạt đỗ và không có khả năng gia tăng theo thời gian.
  • Khối u có thể di chuyển được, ít khi bám vào những tổ chức xung quanh nó.
  • Tự động lặn chỉ sau 3 – 4 tuần.

Cách nhận biết hạch ác tính: 

Hướng dẫn nhận diện hạch sau tai lành tính hay ác tính
Hướng dẫn nhận diện hạch sau tai lành tính hay ác tính
  • Kích thước tăng dần theo thời gian và xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau.
  • Hạch sau tai khó di chuyển, thường cố định ở một vị trí.
  • Không thể lặn nếu không can thiệp các giải pháp đặc trị.

Một số hướng dẫn giúp phòng ngừa nổi hạch sau tai

Để được điều trị hiệu quả tình trạng nổi hạch sau tai, người bệnh nên chủ động thực hiện thăm khám y tế. Thông qua các biện pháp xét nghiệm chuyên sâu, chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nhằm duy trì khả năng miễn dịch, bạn đọc cần thực hiện một số lưu ý như:

  • Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin C có trong thực đơn như ổi, cam, chanh, quýt, táo,…
  • Có thể sử dụng dầu dừa, dầu tràm để bôi lên chỗ bị sưng.
  • Người mắc có thể tham khảo một số cách thu nhỏ kích thước tại nhà như mát xa, chườm ấm, chườm đá,…
  • Thường xuyên theo dõi những bất thường ở vùng sau tai để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm.
  • Không nên áp dụng các bài chữa mẹo, y học cổ truyền hoặc tự ý mua thuốc khi chưa xác định rõ tình trạng bệnh lý.

Nổi hạch sau tai có thể là các khối u lành tính hoặc cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, độc giả không thể chủ quan trước bất kỳ tình trạng khác thường nào của cơ thể, nên thường xuyên khám định kỳ sức khỏe và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học để củng cố hệ miễn dịch, tránh khỏi sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?