Bị hạch dưới hàm có nguy hiểm không? Cách nhận biết sớm và điều trị

Hạch dưới hàm là sự xuất hiện bất thường của các khối u trên cơ thể. Đây có thể là tổn thương lành tính hoặc cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nhận diện sớm và khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Hiện tượng hạch dưới hàm

Các khối hạch ở dưới hàm hay còn được gọi là hạch bạch huyết. Đây là tổ chức lympho được phân bố ở khắp cơ thể như hàm, vùng cổ, sau tai, nách và rất khó để sờ thấy. Hệ thống có vai trò liên kết với nhau và tạo thành một hệ thống bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. 

Hạch dưới hàm là sự xuất hiện bất thường của các khối u trên cơ thể
Hạch dưới hàm là sự xuất hiện bất thường của các khối u trên cơ thể

Khi các hạch bạch huyết chứa nhiều xác vi khuẩn hoặc tổn thương sẽ gia tăng kích thước bất thường. Hiện tượng này khiến người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy bằng tay, các khối hạch bạch huyết sẽ xuất hiện dưới hàm, góc hàm phải, gần vùng cằm hoặc cổ.

Trên thực tế, hạch dưới hàm được chia thành 2 khả năng: u lành tính và ác tính. Trường hợp hạch bạch huyết có khối lượng dưới 1cm, dễ dàng di chuyển và lặn mất chỉ sau 3 – 4 ngày. Đối với các khả năng nguy hiểm hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư.

Bị hạch nổi dưới hàm có nguy hiểm không?

Hạch dưới hàm có nguy hiểm không là thắc mắc được không ít được độc giả quan tâm. Theo các chuyên gia, mức độ ảnh hưởng của tình trạng này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, vị trí và kích thước của các khối hạch.

Nếu nổi hạch dưới hàm có kích thước nhỏ hơn 1cm, ở những vị trí thông thường như cổ, xương quay xanh, nách hoặc tai, không gây đau đớn, dễ dàng di chuyển sẽ được đánh giá là dạng lành tính.

Đây có thể là một số ảnh hưởng do viêm nhiễm cấp tính viêm miệng, viêm họng hoặc viêm amidan cấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được khắc phục hoặc quan tâm đúng cách có thể dẫn tới tổn thương hệ hô hấp, gây di chứng lâu dài, tái phát thường xuyên.

Mặt khác, các trường hợp hạch xuất hiện ở vị trí bất thường, hạch có kích thước to và cứng, khó di động hoặc bám chân cố định, dính với các tổ chức xung quanh, ấn vào thấy cứng, xuất hiện nhiều hạch ở 1 hoặc 2 bên cổ, khạc ra máu, đau nhức có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Khi đó, bạn nên chủ động tới thăm khám để hạn chế biến chứng.

Hạch dưới hàm là bệnh gì?

Nổi hạch dưới hàm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lành tính hoặc nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan trước các khả năng có thể xảy ra dưới đây

  • Nhiễm khuẩn hô hấp: Trường hợp nổi hạch ở góc hàm, kèm theo sốt nhẹ, có mủ trắng ở họng thường là u lành tính hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Viêm đau răng số 8: Răng khôn (răng số 8) có thể bị viêm nhiễm, sâu răng, nhiễm trùng sẽ khiến cho hệ thống hạch bạch huyết hoạt động mạnh theo cơ chế bảo vệ. Từ đó dẫn tới sưng to và đau bất thường. 
  • Viêm tai giữa: Tai – mũi – họng là 3 bộ phận có liên quan mật thiết với nhau. Sự tổn thương ở một cấu trúc có thể kéo theo những ảnh hưởng nhất định tới cơ quan còn lại. Chính vì vậy, khi dịch viêm tai xuất hiện gây đau nhức, ù tai, có thể dẫn tới gia tăng kích thước hạch bạch huyết vùng sau tai và dưới hàm.
  • Quai bị: Mặc dù số lượng người mắc ngày một ít nhờ vào công tác tiêm chủng vắc – xin. Tuy nhiên vẫn có một số người trưởng thành nhiễm bệnh mà không hề hay biết. Quai bị thường dễ dàng lây lan qua dùng chung đồ đạc với người mắc, hôn môi hoặc tuyến nước bọt… Một số triệu chứng phổ biến khi bệnh khởi phát mà bạn cần quan sát kỹ lưỡng chính là sốt, nhức đầu, chán ăn, sưng viêm tuyến nước bọt,…
  • Viêm hoặc nhiễm trùng: Hạch nổi dưới hàm lành tính thường khởi phát do nhiễm trùng không đặc hiệu, bởi sự tấn công của vi trùng hoặc virus nào đó. Một số trường hợp khối u sưng ở hàm do nhiễm trùng đặc hiệu bởi vi trùng lao.
  • Bệnh ung thư vòm họng: Một số trường hợp đặc biệt, khối u có thể là dấu hiệu phát triển của bệnh ung thư vòm họng. Trong giai đoạn đầu, người mắc thường không cảm nhận thấy triệu chứng rõ rệt. Một số biểu hiện bất thường như ù 1 bên tai. ngạt mũi, nuốt vướng hoặc đau họng sẽ dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm cấp tính. 

Xem thêm

Phương pháp xét nghiệm nổi hạch dưới hàm

Nhằm xác định rõ nguyên nhân gây nổi hạch dưới hàm, mức độ lây lan và nguy cơ biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên môn như:

Phương pháp xét nghiệm nổi hạch dưới hàm
Phương pháp xét nghiệm nổi hạch dưới hàm
  • Nội soi mũi, họng để xác định vị trí khối u và đánh giá sự lây lan sang tổ chức lân cận.
  • Sờ nắn các u hạch, tìm kiếm ổ viêm và nhận định tính chất của bệnh.
  • Một số trường hợp phải tiến hành lấy sinh thiết hạch, cấy dịch, mủ, chất bã đậu (nếu có) để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, qua đồ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Hạch dưới hàm là một biểu hiện cảnh báo sự tấn công của vi khuẩn vào hệ miễn dịch. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, chủ động thăm khám y tế để được xác định chính xác tình trạng sức khỏe, qua đó áp dụng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?