Tác dụng tuyệt vời của việc dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp

Gạo lứt chữa thoái hóa khớp là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và đạt hiệu quả nhất định. Vậy phương pháp này thực sự có hiệu quả như đồn đại? Cách sử dụng gạo lứt chữa thoái hóa khớp như thế nào cho đúng?

Gạo lứt là gì? Công dụng tuyệt vời với bệnh nhân thoái hóa khớp ra sao?

Gạo lứt là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng các vitamin khác nhau có tác dụng tốt cho cơ thể. Loại gạo này được gọi là gạo không đánh bóng, ở một số địa phương còn gọi là gạo lật hay gạo rắn. Gạo chỉ được xay bỏ vỏ trấu chứ không được bỏ lớp cám gạo bên ngoài như những loại gạo thông thường.

Chính vì vậy, đây cùng là một trong những lý do khiến gạo lứt giàu chất dinh dưỡng, các sinh tố và yếu tố vi lượng phong phú tốt cho sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu Y học hiện nay, gạo lứt chứa các thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện những tổn thương và duy trì sự phát triển của hệ thống xương khớp. Thành phần của gạo lứt bao gồm:

  • Các vitamin: Gồm vitamin B1, B3, B5, B6, vitamin K, vitamin M.
  • Các vi lượng: Mangan, Calci, Sắt, Kali, Magie, Selen, Natri,…
  • Chất chống oxy hóa có thể kể đến như IP6, glutathione, SOD, tocotrienol,…
  • Chất xơ.
  • Phytosterol và Sterol Line.
Gạo lứt là một trong những loại gạo rất tốt cho sức khỏe
Gạo lứt là một trong những loại gạo rất tốt cho sức khỏe

Công dụng chữa thoái hóa khớp của gạo lứt thực hư ra sao?

Do chỉ xay vỏ trấu nên gạo lứt có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết được giữ lại bên ngoài vỏ lụa với những công dụng như sau:

  • Các vitamin trong gạo lứt giúp hỗ trợ và bảo vệ hệ thần kinh. Bên cạnh đó, một lượng lớn vitamin K có công dụng sàng lọc canxi thừa trong máu, giúp cơ thể hấp thu canxi vào xương, từ đó bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Chất chống oxy hóa, đặc biệt là IP6 giúp ngăn ngừa kết tinh oxalat canxi gây sỏi thận ở đường tiết niệu và giúp xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa ngăn cản hoạt động của các gốc tự do và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của chúng.
  • Các chất vi lượng giúp cơ thể khỏe mạnh, vận động hiệu quả hơn và cải thiện được tình trạng thoái hóa khớp, hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
  • Chất xơ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, chống táo bón, kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Phytosterol và Sterol Line là hai chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế phản ứng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa cơ quan xương khớp.
  • Giúp đẩy lùi các triệu chứng tê bì tay chân, yếu cơ, tăng cường sức mạnh cho các chi và cung cấp dưỡng chất cho người mắc bệnh suy dinh dưỡng, chán ăn.
  • Gạo lứt có tác dụng giảm cân hiệu quả do nó giúp tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất, giải độc trực tràng, duy trì cân nặng hợp lý, từ đó, giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ cơ xương khớp.
Gạo lứt với nhiều công dụng tuyệt vời hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Gạo lứt với nhiều công dụng tuyệt vời hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Nhiều người áp dụng chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, sử dụng gạo lứt như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? 

Cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt 

Theo các chuyên gia, người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, nhất là bệnh thoái hóa khớp nên sử dụng gạo lứt. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị khác như sử dụng các loại thảo dược, vật lý trị liệu, chế độ ăn uống và chế độ tập luyện khoa học.

Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bằng gạo lứt hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay:

Chữa thoái hóa khớp bằng bột gạo lứt rang

Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ chữa thoái hóa khớp được nhiều người áp dụng. Phương pháp này phù hợp với những người bận rộn không có thời gian sử dụng các phương pháp khác chữa thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu: 1kg gạo lứt.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem gạo lứt cho vào chảo rang đến khi vỏ ngoài của gạo ngả sang màu nâu đậm, ngửi thấy mùi thơm và các hạt gạo bung ra thì tắt bếp.
  • Sau đó đổ gạo ra, dùng vải phủ kín và để nguội.
  • Cho gạo vào máy xay thành bột mịn và bảo quản trong lọ nhựa hoặc bình thủy tinh để dùng dần.

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần người bệnh sử dụng 2 muỗng bột gạo hòa với 100ml nước sôi. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần vào buổi sáng, chiều hoặc tối.
  • Để đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên thực hiện kiên trì và liên tục trong 10 ngày.

Sử dụng cốm gạo lứt để cải thiện bệnh thoái hóa khớp

Cốm gạo lứt là biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp được nhiều người áp dụng do đây là món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ ăn và dễ thực hiện. Người bệnh tiến hành làm cốm gạo lứt rang như sau:

Nguyên liệu: 2 bát gạo lứt hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem gạo lứt đi ngâm trong khoảng thời gian 20 – 22 tiếng đồng hồ.
  • Sau đó, dùng gạo nấu thành cơm như bình thường. 
  • Cơm chín để nguội và khô hoàn toàn thì tiến hành tách rời các hạt với nhau (có thể đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời).
  • Đem cơm rang với một chút muối cho đậm vị. Đảo đều tay đến khi cơm vàng đều các mặt, các hạt nở ra và có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Để nguội và cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa để bảo quản dùng dần.

Cách sử dụng: Sử dụng như món ăn vặt hàng hàng sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.

Cốm gạo lứt phù hợp với mọi lứa tuổi
Cốm gạo lứt phù hợp với mọi lứa tuổi

Chữa thoái hóa khớp bằng trà gạo lứt

Đây là cách sử dụng đơn giản mà mọi người có thể thực hiện được tại nhà. Theo các chuyên gia, thức uống này có tính kháng viêm hiệu quả, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng cường tái tạo sụn khớp, giảm đau do viêm đau khớp.

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt: 1kg.
  • Nước lọc: 2 lít.
  • Muối: 1 thìa cà phê (khoảng 5 gram).

Cách thực hiện như sau:

  • Đem gạo lứt sao nóng trên chảo đến khi gạo chuyển sang màu nâu đậm, có mùi thơm và các hạt gạo nổ tung thì tắt bếp.
  • Đổ gạo ra đĩa. Để nguội khoảng 20 phút.
  • Sau đó, cho toàn bộ gạo lứt rang vào ấm cùng với 2 lít nước và đun sôi.
  • Khi nước sôi, tiến hành thêm 5 gram muối vào và đun đến khi hạt gạo mềm thì tắt bếp.
  • Để nguội và chắt lấy phần nước dùng hàng ngày.

Cách dùng: Uống trà gạo lứt khi còn ấm. Mỗi ngày nên dùng từ 2 – 3 lít thay cho nước uống hàng ngày.

Cháo gạo lứt với đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt: 100 gram.
  • Đậu đỏ: 200 gram.
  • Tỏi sống: 20 gram.

Cách thực hiện như sau:

  • Gạo lứt và đậu đỏ đem rửa sạch và ngâm 6 -7 tiếng cho mềm.
  • Sau đó, cho hỗn hợp trên vào nối với một lượng nước vừa đủ và đun sôi.
  • Sau khi sôi, đun lửa nhỏ đến khi gạo lứt và đậu đỏ mềm nhừ thì thêm tỏi băm vào khuấy đều, tiếp tục nấu sôi lại.

Cách sử dụng: Mỗi tuần nên ăn 2 – 3 lần cháo gạo lứt đậu đỏ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp.

Cháo gạo lứt phù hợp với người bệnh thoái hóa khớp
Cháo gạo lứt phù hợp với người bệnh thoái hóa khớp

Cháo gạo lứt với cá hồi

Nguyên liệu: Gạo lứt, tôm, cá hồi (chọn phần phi lê), tỏi tây, hành tây, súp lơ xanh, gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên.
  • Tôm được bóc nõn và băm nhuyễn ½ lượng tôm, sau đó, xào với dầu ăn và hành băm, tỏi băm.
  • Cá hồi chiên vàng rồi thái hạt lựu.
  • Tỏi tây tươi, hành tây và súp lơ xanh thái miếng nhỏ vừa ăn.
  • Gạo lứt vo sạch, nấu cháo như bình thường. Sau đó cho thêm tôm băm nhuyễn và cá hồi vào nấu cùng. Cuối cùng thêm gia vị và cho hành tây, tỏi tây, súp lơ xanh và phần tôm còn lại vào khuấy đều.

Gạo lứt và muối mè

Một cách sử dụng gạo lứt không thể không kể đến đó chính là cơm gạo lứt với muối mè. Đây là phương pháp được mọi người áp dụng khá nhiều vì hiệu quả mang lại rất tích cực và cũng là một món ăn rất hợp miệng.

Nguyên liệu:

  • 500 gram gạo lứt.
  • 50 gram muối mè.

Cách thực hiện như sau: 

  • Đem vo gạo lứt cho sạch, tránh chà xát mạnh để không làm mất lớp dưỡng chất bên ngoài.
  • Đem gạo cho vào nồi nấu cùng với một lượng nước vừa đủ và nấu thành cơm.
  • Dùng kèm cơm với muối mè.

Cách sử dụng: Có thể sử dụng như một bữa ăn phụ sau các bữa ăn chính.

Cơm gạo lứt trắng có thể sử dụng như bữa ăn phụ
Cơm gạo lứt trắng có thể sử dụng như bữa ăn phụ

Dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp cần lưu ý điều gì?

Mặc dù gạo lứt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng tốt trong các bệnh về cơ xương khớp, tiêu biểu như thoái hóa khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề khi dùng gạo lứt chữa bệnh thoái hóa khớp như sau:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người có thể trạng gầy, người cao tuổi không nên sử dụng gạo lứt thường xuyên và nó không thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể dẫn đến gây thiếu hụt chất.
  • Không nên sử dụng gạo lứt liên tục vì có thể gây tình trạng khó tiêu, táo bón. Người bệnh chỉ nên sử dụng ít nhất 2 – 3 lần/tuần.
  • Vì gạo lứt khá cứng nên trong quá trình ăn gạo lứt, người bệnh nên nhai thật kỹ rồi mới nuốt, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Có thể ngâm gạo lứt trước 10 – 36 tiếng trước khi nấu cơm để gạo mềm hơn.
  • Khi vo gạo lứt thì không nên chà xát quá mạnh vì nó có thể gây mất các chất dinh dưỡng, các thành phần quan trọng có ở ngoài vỏ gạo lứt.
  • Ngoài việc tăng cường các món ăn từ gạo lứt, người bệnh cần hạn chế sử dụng các đồ uống có chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ trong quá trình điều trị.
  • Thêm vào đó, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học: Tránh mang vác nặng, lao động quá sức và vận động sai tư thế; Ngủ đủ giấc và đúng giờ; Tăng cường luyện tập các bài tập phục hồi chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Bên cạnh việc sử dụng gạo lứt chữa thoái hóa khớp, người bệnh cần kết hợp với việc dùng thuốc, vật lý trị liệu để cải thiện thoái hóa.

[pr_middle_post]

Sử dụng gạo lứt nên có giới hạn và chế độ nhất định
Sử dụng gạo lứt nên có giới hạn và chế độ nhất định

Trên đây là một số phương pháp sử dụng gạo lứt chữa thoái hóa khớp mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy, gạo lứt quả là một thực phẩm tốt, có lợi cho người mắc thoái hóa khớp. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ điều trị, hoàn toàn không phải “thần dược” nên người bệnh không nên lạm dụng quá mức.

2.6/5 - (23 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?