Gai đốt sống lưng l3 l4 l5: Đi tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời

Gai đốt sống lưng l3 l4 l5 chỉ tình trạng tổn thương tại bà đốt xương cuối cùng. Khi bệnh nhân không tìm được biện pháp ngăn chặn kịp thời, có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới sức khỏe.

Vị trí của đốt sống lưng l3 l4 l5

Đốt sống lưng l3 l4 l5 có vị trí thấp nhất trong vùng cột sống thắt lưng. Bộ phận này kết hợp với khớp, đĩa đệm, mô mềm, dây thần kinh để nâng đỡ và giúp cơ thể chuyển động theo nhiều hướng khác nhau. Đồng thời, các đốt sống còn làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan trong cơ thể không bị chấn thương.

Gai đốt sống lưng l3 l4 l5 là bệnh thường gặp
Gai đốt sống lưng l3 l4 l5 là bệnh thường gặp

Những đốt này được coi như đốt bản lề của cột sống thắt lưng. Chúng phải chịu sức ép nặng nề nhất của trọng lượng phía trên cũng như sự chuyển động của cột sống. Vì vậy, các đốt sống lưng l3 l4 l5 rất dễ bị thoái hóa và phát sinh nhiều bệnh lý về xương khớp.

Nguyên nhân gây gai đốt sống lưng l3 l4 l5

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố làm phát sinh tình trạng gai đốt sống lưng. Sau đây là một số nguyên nhân làm phát sinh các bệnh lý như gai đốt sống lưng l3 l4 l5, gai cột sống s1:

  • Do tính chất công việc nên thường xuyên phải mang vác vật nặng. Khi người bệnh lao động quá sức, phần cột sống phải chịu sức ép từ cơ thể và gây ra tình trạng gai, thoái hóa xương khớp.
  • Cơ thể không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng làm xương khớp thiếu sự dẻo dai. Mặt khác, việc sử dụng nhiều chất kích thích cũng gây nguy hiểm cho xương khớp.
  • Ngồi sai tư thế trong thời gian dài khiến người bệnh dễ bị gai cột sống l4 l5
  • Béo phì, thừa cân khiến các đốt sống phải chịu trọng lượng lớn từ cơ thể. Lúc này, các đốt xương bị áp lực quá mức và rất dễ bị tổn thương.
  • Tuổi càng cao, cơ thể càng thiếu hụt canxi cần thiết để tái tạo xương sụn. Hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa

Mặc dù gai đốt sống có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng những trường hợp sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người cao tuổi: cơ thể gia tăng tình trạng lão hóa, xương khớp yếu, các đốt sống bị ăn mòn và gây ra tình trạng đau nhức.
  • Nhân viên văn phòng: phải ngồi làm việc trong thời gian dài
  • Công nhân: làm việc nặng, mang vác vật nặng quá sức…

Dấu hiệu nhận biết gai đốt sống lưng l3 l4 l5

Gai cột sống gây đau nhức, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể phát hiện bệnh lý thông qua những biểu hiện sau:

  • Đau dữ dội tại vùng đốt sống thắt lưng. Cơn đau kéo dài và lan rộng tới cả bắp chân
  • Chạm vào xương cột sống có thể thấy những cục gò bất thường. Nếu người bệnh ấn mạnh sẽ cảm thấy đau nhức.
  • Khó đổi tư thế khi ngủ, mỗi khi xoay người đều nghe thấy tiếng kêu rắc rắc ở vùng thắt lưng
  • Người bệnh ăn không ngon ngủ không yên, quá trình vận động trở nên khó khăn
  • Cơn đau khiến bắp đùi co rút mạnh mẽ và làm giảm sự linh hoạt của thắt lưng. Đồng thời, phần chân bị yếu và hoàn toàn không có lực.
  • Cơn đau thắt lưng tăng mạnh khi bệnh nhân làm việc nặng hoặc thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
Người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu tại vùng thắt lưng
Người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu tại vùng thắt lưng

Đây đều là những dấu hiệu dễ nhận biết, chỉ cần bạn chú ý kỹ là có thể phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, người bệnh nên tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám sức khỏe và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Các biện pháp chữa gai đốt sống lưng l3 l4 l5

Y học hiện đại phát triển nên ngày càng có nhiều cách chữa gai đốt sống lưng. Bác sĩ sẽ dựa trên cơ địa của từng đối tượng để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Cách điều trị bằng tây y

Trong tây y có hai cách chữa gai đốt sống lưng phổ biến là uống thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng cách điều trị bằng vật lý trị liệu:

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc có khả năng cải thiện cơn đau và loại bỏ triệu chứng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý và mong muốn của bệnh nhân để đưa ra biện pháp điều trị:

  • Thuốc chống viêm: được bào chế dưới dạng viên uống, miếng dán, đặt trực tràng dựa vào tình trạng sức khỏe. Tác dụng của thuốc là giảm đau ở cấp độ từ nhẹ đến trung bình. Những loại thuốc đặc trưng là Ibuprofen, Paracetamol, Naproxen…
  • Thuốc gây nghiện Opioid: tác động tới hệ thần kinh trung ương để đẩy lùi đau nhức từ trung bình đến nặng. Loại thuốc này có khả năng giảm đau mạnh hơn thuốc giảm đau thông thường nhưng rất dễ phát sinh biến chứng.
  • Thuốc giãn cơ: mục đích chính là thư giãn cơ bắp và dây chằng quanh cột sống nhằm giảm tình trạng đau do co thắt. Nhóm thuốc này được áp dụng khi thuốc chống viêm giảm đau không mang lại hiệu quả rõ rệt.

[pr_middle_post]

Thuốc tây chữa gai đốt sống lưng l3 l4 l5 là biện pháp điều trị phổ biến
Thuốc tây chữa gai đốt sống lưng l3 l4 l5 là biện pháp điều trị phổ biến

Bên cạnh các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc corticosteroid. Tuy nhiên, tân dược dễ gây tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.

Áp dụng vật lý trị liệu

Biện pháp này chủ yếu sử dụng tác nhân vật lý nhân tạo như nước, nhiệt… Mục đích chính là cải thiện tình trạng đau nhức và khôi phục chức năng của các khớp. Chuyên gia có thể áp dụng những kỹ thuật phổ biến sau:

  • Kích thích điện: dùng dòng điện có tần số thấp kích thích tới dây chằng. Từ đó giúp cơ bắp phục hồi chức năng.
  • Chườm lạnh – nóng: sử dụng nhiệt độ để giảm viêm và cải thiện tình trạng đau nhức. Nó có tác dụng hiệu quả đối với cơn đau ở mức độ nhẹ.
  • Sử dụng tia hồng ngoại: chiếu tia hồng ngoại tới khu vực đau nhức để các cơ bắp và dây chằng thư giãn, đồng thời làm giảm sự co thắt. Mặt khác, bác sĩ có thể sử dụng tia hồng ngoại dẫn thuốc vào đốt sống bị đau.
  • Tập kéo giãn cơ: đây là bài tập vật lý trị liệu có thể kéo giãn cột sống, phòng ngừa thoái hóa và khôi phục chức năng.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp vật lý trị liệu với việc dùng thuốc để gia tăng hiệu quả. Bởi lẽ, phương pháp này nhiều khi chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng ở một cấp độ nhất định.

Biện pháp ngoại khoa

Trường hợp tổn thương nặng, chuyên gia có thể can thiệp ngoại khoa. Tác dụng của biện pháp là cải thiện triệu chứng, cân bằng cấu trúc cột sống và gia tăng phạm vi chuyển động.

Một số thủ thuật được áp dụng phổ biến là: Cắt bỏ gai xương, loại dịch nhầy thoát vị, thay đốt sống, thay đĩa đệm nhân tạo.

Ngoại khoa sẽ can thiệp trực tiếp tới cơ quan bị thương tổn và có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây rủi ro nghiêm trọng đối với cơ thể. Những nguy cơ rủi ro phát sinh có thể là: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, trật cột sống, xuất huyết trong thời gian dài,… Vì vậy người bệnh chỉ phẫu thuật khi không còn sự lựa chọn nào khác.

Phương pháp điều trị tại nhà

Chữa gai đốt sống tại nhà áp dụng bài thuốc từ thảo dược để cải thiện triệu chứng và hạn chế quá trình gai xương phát triển. Ưu điểm của biện pháp là an toàn và ít gây tác dụng phụ cho cơ thể. Vì sử dụng dược liệu tự nhiên nên không tốn kém chi phí. Các biện pháp cụ thể là:

  • Sử dụng ngải cứu

Ngải cứu có khả năng giảm đau, kháng viêm, lưu thông khí huyết hiệu quả. Muốn chữa bệnh, bạn hãy xay trộn 3 lạng ngải cứu xay nhuyễn với 3 thìa mật ong. Mỗi ngày bạn uống 2 lần và kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần.

Biện pháp can thiệp tại nhà đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ
Biện pháp can thiệp tại nhà đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ
  • Bài thuốc từ lá lốt

Thảo dược có đặc tính ấm giúp giảm đau tự nhiên, chống viêm và kích thích lưu thông máu. Từ đó, giúp giảm tác hại của gai đốt sống và tăng cường chức năng vận động. Hàng ngày, bạn sử dụng 500g lá lốt và sắc với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1/3, bạn ngừng đun và chia làm 2 lần uống trong ngày. Người bệnh có thể uống bài thuốc trong 10 ngày liên tục.

  • Các chữa từ xương rồng bẹ

Tác dụng của xương rồng là sát trùng, giảm đau, hỗ trợ khắc phục triệu chứng của bệnh. Người bệnh cần chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ và một tấm vải mỏng. Đầu tiên, cắt bỏ gai xương rồng rồi đem rửa với muối. Nướng dược liệu chín mềm rồi bọc trong miếng vải và đắp lên vùng bị gai. Bạn có thể đắp xương rồng trong 20 phút cho đến khi nguội thì thay miếng khác.

Cách chữa tại nhà chỉ hỗ trợ giảm đau với mức độ nhẹ nên bạn không lạm dụng. Bệnh nhân có thể kết hợp với cách điều trị chuyên sâu để cải thiện bệnh lý.

Điều trị gai đốt sống lưng l3 l4 l5 bằng Đông y

Mặt lợi của Đông y là hỗ trợ trị sâu vào căn nguyên để phòng ngừa tái phát. Khi kiên trì dùng thuốc nam, người bệnh có thể tăng tuần hoàn máu, bồi bổ cơ quan nội tạng và thư giãn gân cốt.

Đông y trị bệnh theo nguyên tắc giải quyết căn nguyên sau đó phục hồi tạng gan, tạng thận. Vì vậy, biện pháp này sẽ mang tới tác dụng lâu dài. Thành phần thảo dược rất phù hợp với cơ địa của người phương Đông nên hoàn toàn không gây tác dụng phụ.

Lưu ý, biện pháp này không mang tới hiệu quả nhanh như thuốc tây. Mặt khác, quá trình đun sắc thuốc tương đối phức tạp nên người bệnh cần có đủ tính kiên trì.

Cách chữa gai đốt sống lưng bằng Đông có thể chữa tận gốc bệnh lý
Cách chữa gai đốt sống lưng bằng Đông có thể chữa tận gốc bệnh lý

Bên cạnh các cách chữa chuyên sâu, người bệnh cần xây dựng thói quen sống lành mạnh. Khi rèn luyện sức khỏe  và duy trì dinh dưỡng cần thiết, bạn sẽ sớm khỏi bệnh.

Gai đốt sống lưng l3 l4 l5 có thể diễn biến âm thầm và ảnh hưởng đến sức khỏe khi bạn không phát hiện sớm. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để được bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?