Gai cột sống có chữa được không? Chữa như thế nào? Chuyên gia giải đáp

Gai cột sống là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng mắc bệnh ngày càng dần bị trẻ hóa. Vậy bệnh gai cột sống có chữa được không? Chữa bệnh bằng cách nào?

Gai cột sống có chữa được không? Chuyên gia giải đáp
Gai cột sống có chữa được không? Chuyên gia giải đáp

Gai cột sống có nguy hiểm thế nào?

Các chuyên gia xương khớp nhận định gai cột sống là một dạng bệnh lý lão khoa. Do tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sinh hoạt không điều độ hoặc ăn uống kém lành mạnh.

Triệu chứng của gai cột sống thường không bộc lộ rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh lý khác. Nên phần lớn các trường hợp bệnh nhân sẽ chỉ phát hiện bản thân mắc bệnh một cách thụ động.

Sự xuất hiện của gai xương dọc theo cột sống sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Thêm vào đó, nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh gai cột sống còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau thần kinh tọa: Khi các gai xương chèn ép lên dây thần kinh tọa sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển, khó cử động thân dưới, thậm chí là teo cơ vùng mông đùi, cẳng chân hay tiểu tiện mất kiểm soát.
  • Rối loạn tiền đình: Tại các đốt sống tập trung nhiều dây thần kinh, các gai xương làm suy giảm quá trình lưu thông máu đến não, gây rối loạn tiền đình khiến bệnh nhân thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, hay quên và mất ngủ.
  • Thoát vị đĩa đệm: Theo thời gian, gai xương phát triển làm rách bao xơ đĩa đệm khiên tràn dịch nhầy gây ra tình trạng thoát vị.
  • Tê liệt: Nếu các gai xương phát triển đến mức chèn ép các dây thần kinh chi phối hay tủy sống thì các tín hiệu truyền từ não bộ có thể bị gián đoạn tại khu vực này. Do vậy mà các bộ phận chịu sự chi phối của tủy sống bị tổn thương sẽ trở nên tê liệt.
Gai cột sống có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh
Gai cột sống có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh

Gai cột sống có chữa được không?

Gai cột sống là một bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Để điều trị gai cột sống, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với từng giai đoạn bệnh, thể trạng của từng bệnh nhân hoặc kết hợp nhiều biện pháp cải thiện để mang lại hiệu quả tốt.

Tin liên quan: Gai cột sống có chữa được không? Chữa như thế nào? Chuyên gia giải đáp

Phương pháp điều trị và phòng ngừa gai cột sống

Các phương pháp điều trị gai cột sống phổ biến hiện nay gồm: Dùng thuốc (Tây y và Đông y), vật lý trị liệu phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật cắt gai cột sống.

Điều trị bằng thuốc

Cách chữa bệnh gai cột sống được ưu tiên là sử dụng thuốc. Một số loại thuốc Tây y thường có trong toa thuốc điều trị có thể gồm:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm: đa số thuộc nhóm NSAID như naproxen, ibuprofen,…
  • Thuốc giãn cơ: myonal, coltramyl, decontractyl,…
  • Một số loại vitamin nhóm B được sử dụng với mục đích đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây y cũng có thể đem lại nhiều rủi ro. Cụ thể, việc lạm dụng thuốc hoặc uống thuốc quá liều rất dễ gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể như dạ dày, gan hoặc thận.

Đông y điều trị bệnh gai cột sống sự trên căn nguyên của bệnh. Các bài thuốc Đông y cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp nuôi dưỡng, bào mòn gai xương một cách từ từ mà người bệnh có thể lựa chọn. Tuy nhiên, hiệu quả của những bài thuốc này thường chậm, bệnh nhân phải kiên trì theo phác đồ dài ngày thì mới nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một biện pháp hỗ trợ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như: massage châm cứu, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung hay tập phục hồi chức năng cũng đem lại những hiệu quả rất tích cực.

Thêm vào đó, các biện pháp như chườm lạnh, chườm nóng căng cơ, xoa bóp cũng giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ, nẹp lưng cũng làm giảm bớt gánh nặng lên cột sống bị tổn thương.

Ngoài ra, vận động trị liệu với các bài tập phù hợp cũng giúp cải thiện khả năng chuyển động và tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp xương bị ảnh hưởng.

Các biện pháp vật lý trị liệu nên được kết hợp song song với phác đồ của bác sĩ
Các biện pháp vật lý trị liệu nên được kết hợp song song với phác đồ của bác sĩ

Tin liên quan: 12 Bài Tập Chữa Bệnh Gai Cột Sống hiệu quả theo sự hướng dẫn của các chuyên gia trị liệu

Phẫu thuật

Đối với trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng khiến gai xương chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống, cột sống bị vẹo, lệch hay biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng được như mong muốn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Tuy nhiên, phẫu thuật cũng không phải phương án hoàn toàn khả thi vì gai cột sống là một phản ứng tự chữa lành có tính chất dai dẳng của cơ thể.

Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí kịp thời các diễn tiến xấu đối với sức khỏe.

Tin liên quan: Những lưu ý quan trọng khi chọn phương pháp mổ gai cột sống

Phòng bệnh gai cột sống

Bệnh lý cơ xương khớp nói chung và gai cột sống nói riêng mang đến nhiều bất tiện cho bệnh nhân. Cách tốt nhất là nên áp dụng những phương pháp phòng ngừa gai cột sống ngay từ sớm.

  • Xây dùng chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp duy trì sức khỏe cho xương khớp và cột sống. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại như đồ uống có gas, các món chiên xào, đồ ăn có gia vị cay nóng,…
  • Tránh xa các loại thức uống có chứa chất kích thích làm cản trở quá trình hấp thu canxi vào xương như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Kiểm soát cân nặng để để giảm chịu lực cho cột sống. Do những người thừa cân béo phì thường có xu hướng mắc nhiều bệnh lý cơ xương khớp hơn.
  • Tăng cường những bài tập tập trung vào vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Hạn chế chơi những môn thể thao có nguy cơ chấn thương mạnh như bóng đá, cử tạ, điền kinh,…
  • Hạn chế khiêng vác nặng gây, ngồi khom lưng, ngủ gục trên bàn hay làm việc một tư thế trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng. Tránh đội vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng không tốt cột sống cổ.
  • Tránh thực hiện các động tác xoay vai, vặn mình đột ngột. Dùng các loại gối có chất liệu mềm mại, chiều cao khoảng 8cm là phù hợp. Không nên nằm gối quá cứng hoặc gối quá cao, không nền nằm võng, ngủ trên sofa hoặc đệm quá mềm.
  • Luôn để tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng đầu óc kéo dài vì có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau nhức do gai cột sống gây ra.
  • Thăm khám trực tiếp hoặc tư vấn từ xa với các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và định hướng các phương pháp điều trị khi có dấu hiệu của bệnh.
Sinh hoạt điều độ lành mạnh là biện pháp phòng bệnh tốt nhất
Sinh hoạt điều độ lành mạnh là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Gai cột sống có chữa được không? Phương án phòng ngừa và điều trị ra sao?”. Để hạn chế tối đa các biện chứng, bệnh nhân nên chú ý hơn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. Khi có bất cứ triệu chứng dấu hiệu nào thì nên tìm đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tin liên quan:

4.9/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?