Nhân Trần: Thảo dược quý nhiều tác dụng trị bệnh ít biết

Cây nhân trần rất thân thuộc với người dân ở các vùng, đặc biệt là trung du, miền núi. Từ lâu dân gian đã sử dụng cây này để làm nước giải khát vào mùa hè. Thế nhưng những hiệu quả tốt đối với sức khỏe mà nó mang lại không chỉ có vậy. Rất nhiều bài thuốc Đông y cần đến vị dược liệu này mà có thể bạn chưa biết.

Cây nhân trần nam mọc ở Bắc bộ
Cây nhân trần nam mọc ở Bắc bộ

Nhân trần là gì?

Cây nhân trần trong dân gian còn được gọi là chè nội, chè cát hay hoắc hương núi. Trong nhiều tài liệu ghi chép về Đông y, nó được nhắc đến với những cái tên như huyền sâm, tuyết hương lam. mạo xạ hương… Mặc dù thuộc loại thân thảo nhưng cây này sống rất lâu năm. Ở Việt Nam, nó mọc chủ yếu ở phía Bắc và một số tỉnh miền trong. Đó là loại nhân trần nam (phân biệt với nhân trần bắc).

Phân loại cây

Nhiều người thắc mắc loài cây này có mấy loại, thực tế, nó được chia thành nhiều loại, dựa trên một vài đặc điểm riêng và cách dùng khác nhau. Trong đó gồm 2 loại chính:

Nhân trần nam

  • Loại này còn được gọi là hoắc hương núi, khoa học xếp vào họ Mõm chó (Scrophullrriaceae), dùng với tên Adenosma Caeruleum R.Br.
  • Hoắc hương núi chủ yếu xuất hiện ở miền Bắc nước ta. Cụ thể là các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên hay Cao bằng, Tuyên Quang và cả Bắc Giang.
  • Bên cạnh đó nó cũng có ở một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam và Quảng Ngãi.
  • Người ta cho rằng loại này cho hiệu quả cao trong việc kháng viêm và tăng tiết mật.

Nhân trần bắc

  • Loại này còn được nhiều người gọi là nhân trần cao, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Khoa học gọi nó với cái tên Artemisia Capillaris Thunb.
  • Nhân trần bắc chủ yếu sinh trưởng ở vùng núi cao có khí hậu ôn hòa. Người ta gặp nhiều ở Trung Quốc, đặc biệt là đảo Hải Nam.
  • Các thầy thuốc dùng nhiều cây này để diệt khuẩn và hạ sốt.

Đặc điểm mô tả

Loại cây này thường cao từ 0.5m đến 1m và có những đặc điểm như sau:

Đây là cây thân cỏ
Đây là cây thân cỏ
  • Thân cây: Là thân thảo nhưng cây này mọc thẳng đứng trong tự nhiên, cấu trúc thân tròn, chỉ nhỏ như đầu đũa. Màu của thân có màu xanh tím, xung quanh được bao phủ bởi lớp lông mềm, ngắn và trắng. Trên thân cây thường không phân nhiều nhánh mà chia cành từ sát gốc.
  • Lá cây: Cũng giống như thân, ở cả hai mặt lá cây đều có lông. Ngoài ra trên các phiến còn có gân và răng cưa không sắc nhọn quá ở rìa mép. Nhìn tổng thể lá nhân trần có hình trái xoan với đuôi lá khá nhọn. Chúng được mọc trực tiếp và đối xứng qua thân, nối với nhau bằng cuống khá ngắn, chỉ khoảng dưới 1cm.
  • Hoa: Vào khoảng tháng 4 – tháng 7, trên các kẽ lá hoặc đầu cành cây này sẽ mọc ra những chùm hoa màu tím lam. Nhìn từ xa mỗi khóm hoa này giống như những chiếc chuông nhỏ. Cánh hoa chia làm 2 phần, môi trên gồm 1 cánh và môi dưới chia 3. Ở giữa có nhụy màu tím. Đài hoa có màu xanh đậm, nối với thân bằng một phần cuống nhỏ khá dài.
  • Quả: Sau khi hoa tàn, quả nhân trần được hình thành giống như hình quả trứng nhỏ, chia nang ở trong. Mỗi nang lại chữa những hạt nhỏ màu vàng.
  • Đặc điểm phân bố: Các loại của cây này đều thích nghi tốt ở môi trường có độ ẩm cao. Đặc biệt chúng sống tốt ở những khu rừng nhiệt đới thưa có độ cao từ 300m – 2000m. Ngoài Việt Nam, Trung Quốc, nhiều người còn phát hiện ra dược liệu này tại Lào, Campuchia, Thái Lan và một số nước Đông Nam á khác.

Đặc trưng của cây là toàn bộ các bộ phận đều có mùi hương rất thơm. Người ta dùng cả cây này (trừ rễ) để làm thuốc. Nhiều địa phương còn sử dụng cả rễ, chỉ bỏ những lá hỏng.

Cách trồng, thu hoặc và bào chế nhân trần làm dược liệu

Cây nhân trần ngày nay đã được trồng ở nhiều nơi để phục vụ nhu cầu chữa bệnh. Các vườn dược liệu tốt cho chúng phát triển đa phần đều ở phía Bắc.

Cách trồng cây 

Loại cây này rất dễ trồng và ít phải chăm sóc, đầu tư. Thời gian cho thu hoạch khoảng nửa năm.Cách trồng như sau:

  • Vào khoảng tháng 1 – 2 đầu năm, người ta gieo hạt lên phần đất trống không bị ngập úng, trũng.
  • Tưới nước đều đặn để hạt nảy mầm lên cây non sau khoảng 20 ngày.
  • Sau đó tách các con giống ra trồng ở đất cát pha với khoảng cách 30cm x 30cm mỗi khóm (2 – 3 cây).
  • Hoặc cũng có thể trồng xen canh trong các vườn cây ăn quả chưa khép tán. Trong quá trình chăm sóc, cần cấp ẩm cho đất và loại trừ cỏ dại. Nên loại bỏ những cây yếu để giúp cây chính khỏe sinh trưởng tốt hơn.

Thu hoặc và bào chế

Nếu trồng vào tháng giêng thì tốt nhất bạn nên thu hái nhân trần từ tháng 4 đến tháng 7. Lúc này cây đang ra hoa, các dưỡng chất được tích lũy nhiều nhất. Tuy nhiên, phần hoa của chúng lại không sử dụng để làm thuốc.

Sau khi phơi khô thì bó lại thành từng bó và cất ở nơi thoáng mát
Sau khi phơi khô thì bó lại thành từng bó và cất ở nơi thoáng mát

Sau khi thu hoạch, cần làm sạch, loại bỏ những tạp chất, lá hỏng và đem phơi khô. Việc này nhằm giúp loại bỏ hoa của cây và bảo vệ nhân trần khỏi bị ẩm mốc, dùng lâu dài.

Khi đã khô thì đem bó thành cụm, mỗi bó khoảng 20 cây dài 25 – 30cm, trọng lượng có thể lên đến 50kg.

Có 2 cách dùng nhân trần trong dân gian và Đông y phổ biến là:

  • Dạng tươi: Chủ yếu là đem đun nước để uống giải nhiệt.
  • Dạng khô: Thường cắt khúc để thêm vào các thang thuốc trị bệnh theo Đông y.

Thành phần, tác dụng của nhân trần

Tác dụng nhân trần chữa bệnh thế nào được nói đến nhiều từ lâu nay. Thế nhưng phải đến khi khoa học phát triển, người ta mới đi tìm lời giải cho câu hỏi nhân trần có tác dụng gì?

Công dụng cây nhân trần theo quan niệm phương Đông

Trong dân gian, nhân trần được dùng nhiều làm thức uống giải khát vào mùa hè. Không chỉ có tác dụng như vậy, nhiều thầy thuốc Đông y còn sử dụng dược liệu này để trị các bệnh như:

  • Gan nhiễm mỡ, viêm gan vàng da ở trẻ sơ sinh.
  • Trị bệnh viêm nhiễm ở da do nấm, khuẩn hại, loại trừ giun ở ống mật, viêm loét ở miệng.
  • Giải độc, điều hòa nội tiết và ngừa mụn.
  • Điều hòa huyết áp, trị tai biến mạch máu não, cân bằng đường huyết và chống đông máu.
  • Giảm đau cho các trường hợp bị tổn thương ngoài da. Trị thương hở và kích thích lên da non.
  • Trị viêm phổi, thiểu năng mạch vành, tăng tuần hoàn máu và chữa rối loạn lipid máu.
  • Ngoài ra, nhiều tin đồn còn cho rằng nhân trần có khả năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bệnh ung thư.

Kết quả phân tích khoa học về tác dụng cây nhân trần

Rất nhiều mẹo dân gian, bài thuốc Đông y sử dụng nhân trần để cải thiện sức khỏe. Thế nhưng có người cho rằng nó thực sự hiệu quả, cũng không ít người chưa thực sự hài lòng. Thực tế đó đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà khoa học: Thật sự uống nhân trần có tốt không,cây nhân trần chữa bệnh gì? Những cuộc nghiên cứu, phân tích mẫu đã diễn ra nhằm tìm kiếm câu trả lời. Họ cho biết:

Thành phần chủ yếu trong các loại nhân trần là các Saponin, Terpen, Triterpenic, Ancol, Coumarin, tinh dầu thơm và Flavonoid. Trong đó, tác dụng của từng hoạt chất như sau:

  • Saponin: Đây là chất mang lại khả năng chống viêm rất tốt do có khả năng bài trừ một số khuẩn, nấm như E.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm màng não. Ngoài ra, người ta cũng đang tìm hiểu thêm về tác dụng ngăn ngừa ung thư của chất này trong cây nhân trần.
  • Flavonoid: Cũng là một hợp chất có khả năng ngăn lại các gốc tự do, Flavonoid trong nhân trần đang được nghiên cứu kỹ hơn về tác dụng trên bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, đây là một chất có vai trò quan trọng với hệ tim mạch.
  • Tinh dầu thơm: Như đã nói ở trên, toàn bộ cây nhân trần có mùi hương thơm rất đặc trưng. Đó là nhờ có tinh dầu thơm trong đó. Nó đem lại khả năng thanh nhiệt, giải độc cho con người. Nếu thường xuyên uống nước cây này vào mùa hè sẽ giúp lợi tiểu, tăng cường chức năng thận và loại trừ tình trạng tiểu ra máu, khó tiểu.
  • Triterpenic: Đây cũng là một chất hỗ trợ đào thải độc tố. Vì thế khi cung cấp từ cây nhân trần cho cơ thể, nó giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh. Đồng thời Triterpenic mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị các bệnh về gan mà Đông y nhắc đến.
Người ta thường cắt khúc nhỏ để cho vào các bài thuốc
Người ta thường cắt khúc nhỏ để cho vào các bài thuốc

Như vậy, có thể thấy rất nhiều thành phần trong cây nhân trần mang dược tính mạnh cho phép chúng ta tin tưởng rằng đây là một thảo dược quý. Việc điều trị các bệnh ở gan, tim mạch, bệnh viêm nhiễm và hỗ trợ bệnh nhân ung thư bằng nhân trần mà dân gian, Đông y đang áp dụng hiệu quả là có một phần cơ sở. Vậy cụ thể có những bài thuốc nào từ cây nhân trần, chữa bệnh gì?

Cách dùng nhân trần chữa bệnh

Có nhiều cách dùng nhân trần để trị bệnh nhưng chủ yếu là đem pha trà hoặc kết hợp với các thảo dược khác để sắc uống. Việc kết hợp nhiều vị khác cần chọn loại cùng tính chất. Bởi lẽ cây này có tính thải nước. Ngoài ra, không nên kết hợp dược liệu này cùng với cam thảo, vì chúng có thể tương tác với nhau và gây hại. Liều dùng nhân trần trong mỗi thang thuốc sắc thường chỉ từ 10g đến 30g.

10+ bài thuốc hay trị các bệnh

Một số bài thuốc hay từ cây này có thể kể đến sau đây:

1. Bài thuốc chữa bệnh gan

Nhân trần được dùng nhiều cho người bệnh viêm gan cấp và mãn tính, viêm có kèm theo rối loạn tiêu hóa. Hoặc các trường hợp viêm gan vàng da cấp tính kèm theo sốt cũng dùng được. Cụ thể như sau:

Chữa viêm gan cấp tính

  • Thuốc này dùng 30g nhân trần thái vụn rồi đem rửa sạch và hãm nước sôi.
  • Đun trong bình kín cho đến khi nước sôi khoảng 15 phút thì thêm đường phèn vừa uống.
  • Dùng thay trà ấm và chỉ uống trong ngày.

Trường hợp viêm gan kèm sốt và da vàng

Bài thuốc 1:

  • Dùng 300g nhân trần kết hợp cùng 60g sinh đại hoàng cùng 30g trà.
  • Đem tất cả đi tán nhỏ lẫn vào nhau.
  • Mỗi ngày dùng 30g bột hỗn hợp đó hòa vào nước để đun sôi trong bình kín 15 phút.
  • Sau đó rót uống trong ngày thay cho nước lọc.

Bài thuốc 2:

  • Lấy 150g nhân trần kết hợp cùng 500g bạch hoa xà thiệt thảo.
  • Ở bài này có dùng thêm cả cam thảo với lượng nhỏ. Bạn cũng đem tán vụn các vị và trộn đều.
  • Sau đó mỗi ngày dùng 60g hỗn hợp đun với nước để sôi 15 phút rồi uống ấm.

Trị vàng da, lợi thấp

Nếu muốn chữa khỏi tình trạng vàng da do bị viêm gan, nhiễm thấp, bạn dùng:

Bài thuốc 1:

  • 24g hoắc hương núi sắc kết hợp với 12g chi tử và 8g đại hoàng.
  • Đem tất cả đi rửa sạch và cho đại hoàng, chi tử vào đun kỹ trước.
  • Khi nước thuốc gần được thì thêm hoắc hương núi vào, đảo đều và tắt bếp.
  • Chắt nước này ra uống nóng để chữa bệnh ở gan, đồng thời loại bỏ da vàng.
  • Nên tiến hành nhiều ngày cho đến khi thấy sắc tố da bình thường trở lại.

Bài thuốc 2:

  • Dùng 16g nhân trần kết hợp lượng tương ứng lá vọng cách và 12g lá cây cối xay.
  • Đem tất cả đi rửa rồi đun sôi nước, thả lá vọng cách, cối xay vào trước. Đun sôi vài phút thì cho nhân trần vào rồi tắt bếp, để một lát và chắt uống.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang nhưng chia ra 3 – 4 lần, uống đến khi hết sốt, vàng da.

Bài thuốc trị viêm gan kèm rối loạn tiêu hóa

Dùng 500g nhân trần và lượng tương ứng mạch nha. Thêm vào đó 250g quất bì rồi đem tất cả đi sấy khô, tán vụn. Mỗi ngày lấy 60g hỗn hợp thuốc này đem bỏ vào bình nước sôi , đun thêm 20 phút rồi rót ra uống ấm trong ngày.

Đừng bỏ lỡ

Thuốc thanh nhiệt, mát gan

Không chỉ pha trà nhân trần mới đem lại tác dụng thanh nhiệt. Để gia tăng hiệu quả và làm mát gan, người ta dùng:

  • Kết hợp nhân trần, bán biên liên và cây mã đề mỗi thứ dùng với lượng tương đương đem phơi khô.
  • Sau đó rửa sạch lại, để róc hết nước rồi tán thành bột mịn, trộn đều lên.
  • Mỗi ngày dùng 50g bột này hòa với nước sôi để ấm rồi uống.
Nhân trần giúp thanh nhiệt
Nhân trần giúp thanh nhiệt

2. Chữa viêm túi mật và sỏi mật

Ngoài tác dụng chữa viêm gan thì uống nước nhân trần có tác dụng gì? Nó còn giúp loại bỏ tình trạng viêm và sỏi ở túi mật. Cụ thể như sau:

  • Lấy 300g râu ngô khô kết hợp với 150g nhân trần và lượng tương ứng cây diếp dại.
  • Đem tất cả đi rửa nhanh và sạch, sau đó tán vụn thành hỗn hợp.
  • Mỗi ngày dùng 50g hỗn hợp này đun với nước sôi 20 phút để uống ấm.

3. Bài thuốc chữa mụn nhọt

Những trường hợp bị mụn nhọt, viêm ở da do cơ thể tích tụ độc tố từ môi trường có thể xử lý bằng cây nhân trần. Sắc nước cây này uống mỗi ngày sẽ làm cho da láng mịn, cơ thể được thanh lọc độc tố. Cụ thể cách làm:

Bài thuốc 1:

  • Lấy 30g cây nhân trần đem rửa sạch rồi cho vào ấm.
  • Thêm 300ml nước sôi để hãm trong vài phút, nhiệt độ nước khi pha nên là 70 – 80 độ. Nếu dùng nước quá nóng có thể làm nhân trần biến đổi chất.
  • Sau khoảng 15 phút ủ trong ấm, các dược tính của cây đã chiết ra nước, bạn có thể uống lạnh hoặc ấm đều được.

Bài thuốc 2:

  • Bạn cũng lấy 30g hoắc hương núi nhưng kết hợp thêm 15g lá sen khô.
  • Đem tất cả đi rửa sạch, phơi khô lại rồi tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần lấy 3g bột hoắc hương lá sen để pha với nước ấm.
  • Thêm vào cốc một chút mật ong để uống ngon hơn và tăng hiệu quả trị viêm, ngứa.

4. Bài thuốc lợi tiểu

Nếu bạn thường hay bị tiểu rắt buốt, bí tiểu, không tự chủ trong việc tiểu tiện thì nên dùng:

  • 30g hoắc hương núi (nhân trần nam) kết hợp với lượng tương đương râu ngô.
  • Đem 2 vị thuốc đi rửa sạch, sau đó đun sôi 300ml nước, tắt bếp một lát rồi thả nhân trần nam cùng râu ngô vào.
  • Ủ một lúc sau đó chắt lấy nước uống thay nước lọc trong ngày.
  • Tiến hành tương tự nhiều ngày sau để hỗ trợ hệ bài tiết, giúp việc tiểu tiện tốt hơn.

5. Chữa cao huyết áp

Nhân trần nam hay nhân trần bắc đều có tác dụng giảm huyết áp. Vì vậy, nếu bạn hay bị tăng huyết áp thì nên dùng:

  • 30g nhân trần đem rửa sạch với nước.
  • Để róc nước, trong khi đó đun nước sôi và để nguội bớt xuống 80 độ.
  • Thả dược liệu này vào ủ 15 phút trong ấm kín.
  • Sau đó chắt ra uống như nước dùng hàng ngày.
  • Nên thường xuyên pha trà nhân trần để uống nếu bị bệnh này.

6. Bài thuốc sát trùng và trị bệnh máu khó đông

Với những người bị vết thương hở chảy máu liên tục, máu khó đông, hoặc trên vết thương có biểu hiện mưng mủ, viêm nhiễm, nên tiến hành:

  • Lấy 1 nắm lá nhân trần nam tươi đem rửa thật sạch, tốt nhất là ngâm muối loãng.
  • Sau đó đợi róc nước rồi cho vào cối giã nát ra.
  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ rồi lấy bã cây này đắp lên để kháng khuẩn, giảm sưng và cầm máu.

7. Bài thuốc chữa sốt, say nắng và đau đầu bằng nhân trần

Vào mùa hè, nếu trẻ nhỏ hoặc người lớn bị say nắng gây đau đầu và sốt, nhiều thầy thuốc dùng:

Bài thuốc 1:

  • Lấy 1 nắm lá nhân trần khô rửa sạch và để róc nước.
  • Trong thời gian đó sơ chế hành tăm, cắt khúc và thả vào 300ml nước sôi.
  • Khi hành chín thì tắt bếp, cho lá nhân trần vào ủ thêm một lúc rồi uống.

Bài thuốc 2:

  • Lấy 16g nhân trần khô kết hợp với 20g hoàng cầm và lượng tương ứng hoạt thạch.
  • Thêm 8g mộc thông cùng thạch xương bồ (đồng lượng).
  • Cùng với đó là liên kiều, xạ can 6g và lượng tương ứng bạch đậu khấu.
  • Đem tất cả đi sắc lấy nước uống, chú ý cho nhân trần vào sau.

8. Chữa đau mắt đỏ

Người bị đau mắt hoặc mắt sưng đỏ có thể chữa khỏi bằng nhân trần và một số thảo dược như sau:

  • Dùng 1 nắm lá cây này sắc chung với bông mã đề.
  • Chú ý rửa sạch các nguyên liệu, đun sôi nước trước rồi mới thả các dược liệu vào.
  • Sau khi nước sôi lại thì tắt bếp và chắt ra uống nóng.
  • Lặp lại cho đến khi không còn thấy mắt đau hoặc sưng đỏ.

9. Trị chân tay lạnh, nhiều mồ hôi

Người bệnh thường hay lạnh chân tay, ngay cả vào mùa hè và ra nhiều mồ hôi dùng cách:

  • Lấy 24g nhân trần kết hợp với can khương 12g và 4g phụ tử chế.
  • Đem rửa sạch và sắc can khương, phụ tử chế với nước trước cho cô đặc, sau đó cho nhân trần vào.
  • Rót nước này ra uống ấm mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục khoảng 4 ngày là khỏi.

10. Trị bệnh chán ăn

Nước nhân trần màu nâu
Nước nhân trần màu nâu

Người lớn mệt mỏi sau ốm dậy, trẻ nhỏ lười ăn, sắc mặt u ám thì dùng:

  • 15g nhân trần, kết hợp thêm với táo tàu, đường đỏ và mấy lát gừng khô.
  • Đem làm sạch các nguyên liệu, đun nước sôi lên rồi thả táo, gừng và đường đỏ vào.
  • Nấu khoảng 3 phút rồi cho nhân trần vào đảo lên, sau đó tắt bếp.
  • Chắt nước này ra cho người bệnh uống khi còn ấm trong ngày, kết hợp ăn thêm táo.
  • Lặp lại như vậy khoảng 1 tuần để tình trạng sức khỏe được cải thiện, chức năng tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra còn có rất nhiều bài thuốc khác từ cây nhân trần cũng dùng để chữa bệnh. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không thể liệt kê hết được, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm.

Nhân trần mua ở đâu?

Là một dược liệu tốt nhưng không phải quá hiếm, nhân trần được bán ở nhiều nơi. Tuy nhiên không ít loại cây có hình dạng khá giống với nó được trà trộn vào. Nếu không nhận biết được, hoặc lựa chọn địa chỉ bán không uy tín, bạn có thể bị nhầm lẫn.

Nhằm cung cấp ra thị trường thuốc Nam những dược liệu sạch giàu dược tính nhất, trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia Vietfarm đã nhân giống cây này trên diện rộng. Quy trình chăm sóc và thu hái nhân trần của Vietfarm đã được kiểm định và chứng nhận đạt chuẩn GACP – WHO.

Tại đây, dược liệu này được sấy khô và đóng gói ở quy cách 0.5kg và 1kg. Trong đó mỗi gói 0.5 kg khô có giá là 90.000 đồng. Nếu mua nhân trần cùng các dược liệu khác với đơn trên 500.000 đồng, trung tâm có hỗ trợ vận chuyển miễn phí. Bạn có thể tìm mua tại hệ thống đại lý hoặc đặt hàng online qua website của trung tâm đều được.

Lưu ý khi sử dụng cây nhân trần chữa bệnh

Người ta thường chỉ dùng phần thân của cây nhân trần để chữa bệnh là chủ yếu. Để việc sử dụng đảm bảo an toàn sức khỏe và cho hiệu quả cao, bạn cần chú ý:

Chú ý đối tượng không nên dùng nhân trần
Chú ý đối tượng không nên dùng nhân trần
  • Lá nhân trần có tốt cho bà bầu không, câu trả lời là không. Vì vậy, khi đang mang thai hoặc cho con bú sữa, chị em không nên uống nước nhân trần.
  • Uống nhân trần hàng ngày có tốt không, theo các chuyên gia, bạn không được lạm dụng nhân thảo dược này quá mức. Tốt nhất chỉ dùng tối đa 30g mỗi ngày và uống khi cần thiết, hoặc dùng vào mùa hè. Nếu sử dụng quá nhiều, vị thuốc này có thể làm cơ thể bạn mất nước và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh khác.
  • Không tự ý kết hợp nhân trần với cam thảo vì nó dễ dẫn đến tác dụng phụ.
  • Nếu bị huyết áp thấp thì nên thêm gừng vào nước nhân trần để hạn chế tụt huyết áp đột ngột.
  • Khi điều trị bệnh bằng thuốc Đông y có chứa dược liệu này, bạn không nên thay đổi liều lượng tùy ý.

Tóm lại, nhân trần là cây thảo dược có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên việc sử dụng, tìm mua chúng phải cẩn trọng. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và hỏi ý kiến của các bác sĩ Y học cổ truyền để dùng đúng cách.

Tìm hiểu ngay