Mật nhân và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất nên biết

Mật nhân là được mệnh danh là thần dược chữa bách bệnh được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Một số tác dụng điển hình của thảo dược này phải kể đến như chữa đau xương khớp, các bệnh gan, đau dạ dày,… đặc biệt là các bệnh về sinh lý ở nam giới. Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây mật nhân có tác dụng chữa bệnh gì cũng như cách dùng, những lưu ý khi sử dụng.

Những thông tin cần biết về mật nhân

Cây thuốc mật nhân chắc hẳn còn xa lạ với nhiều người bởi đây là một loài mọc hoang, xuất hiện ít ở Việt Nam. Dưới đây là một vài thông tin về vị thuốc này:

  • Tên gọi khác: cây mật nhơn, bách bệnh, cây bá bệnh (bá bịnh), hậu phác nam,…
  • Tên khoa học: Eury Longifolia
  • Thuộc họ: Thanh thất (tên khoa học là Simaroubaceae)

Đặc điểm thực vật

Với những đặc điểm thực vật dưới đây, không khó để có thể nhận biết được vị thảo dược này trong tự nhiên:

Hình ảnh cây mật nhân xuất hiện trong tự nhiên
Hình ảnh cây mật nhân xuất hiện trong tự nhiên
  • Mật nhân là cây thân gỗ, nhỏ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m và thường ẩn nấp dưới những bóng cây đại thụ lớn.
  • Lá mật nhân thuộc loại lá kép lông chim, lá chẵn và mọc đối xứng với nhau. Mỗi phiến lá có hình bầu dục, dày, nhẵn, không có lông tơ. Để ý kỹ sẽ thấy mặt trên của lá có màu xanh còn mặt dưới nhạt màu hơn hoặc có màu trắng. Các cuống lá dài khoảng 30 – 40cm, màu nâu đỏ, mọc tập trung ở phần ngọn.
  • Hoa thường mọc thành cụm, màu đỏ nâu, là loại hoa lưỡng tính và được bao phủ bởi lớp lông tơ ngắn, mềm.
  • Quả của cây thuộc dạng quả hạch cứng, màu nâu vàng khi chín chuyển dần sang màu đỏ nâu, có hình trứng dẹt đặc trưng. 
  • Rễ cây mật nhân (củ) có kích thước khá lớn, có những cây có bộ rễ lên đến hàng chục kg. Chúng thường có màu trắng ngà hoặc màu vàng nâu, nằm sâu trong lòng đất.

Khu vực phân bố chủ yếu

Cây mật nhân được phát hiện đầu tiên ở một số vùng của Indonesia, Malaysia từ nhiều năm về trước. Sau đó, chúng cũng được tìm thấy ở các quốc gia như Thái Lan, Lào, Ấn Độ và cả Việt Nam nhưng với số lượng ít hơn. 

Tại Việt Nam, vị thuốc mật nhân chỉ xuất hiện ở một số khu vực miền núi của Quảng Ninh, các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ như Ninh Bình, Quảng Nam, Tây Nguyên, Đắk Lắk,…

Hiện nay, với giá trị kinh tế và y học cao, loài cây này được trồng nhiều ở các khu thảo dược, vườn nhà để thu hái dược liệu.

Thu hái và bào chế

Theo các nghiên cứu, tất cả các bộ phận của cây đều có hàm lượng dược chất cao, đặc biệt là củ mật nhân. Chính vì thế, các bộ phận này đều được lấy làm thuốc chữa bệnh và có thể thu hái quanh năm.

Đối với mỗi bộ phận của cây thì đều có những cách bào chế khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng. Sau khi thu hái về, đem dược liệu rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và có thể tiến hành bào chế như sau:

Rễ cây bá bệnh khô được bào chế dạng bột
Rễ cây bá bệnh khô được bào chế dạng bột
  • Phơi, sấy khô: Thân, củ mật nhân sau khi rửa sạch được thái thành những lát mỏng sau đó phơi trực tiếp dưới nắng hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn.
  • Dạng bột: Dược liệu sấy khô hoàn toàn đem tán thành bột mịn, sử dụng trong thời gian dài.
  • Ngâm rượu: Dùng rễ cây mật nhân, chuối hột rừng mỗi loại 1kg cùng 2kg táo mèo, 10 lít rượu gạo 40 – 42 độ. Sau đó ủ rượu nơi thoáng mát trong khoảng 20 ngày là có thể sử dụng.
  • Các dạng khác: Ngoài ra, vị thuốc này còn được bào chế dưới dạng cao lỏng, viên nang uống. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu kỹ thuật cao nên chỉ được sử dụng trong các nhà máy sản xuất dược liệu.

Cây mật nhân có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Mật nhân được ví như vị thuốc quý dành cho sức khỏe bởi chúng có khả năng điều trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu những công dụng chữa bệnh này trong nội dung dưới đây.

Trong Đông y

Các tài liệu Đông y nhận định cây thuốc bá bệnh có vị đắng, tính hàn và quy vào các kinh Can, Thận. Đồng thời có tác dụng chủ trị các chứng như:

  • Đi tiểu ra máu, chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ, trị giun.
  • Chữa vết chàm ở trẻ em, mẩn ngứa.
  • Lợi tiểu, mát gan, giải độc, lương huyết.

Trong y học hiện đại

Theo kết quả phân tích thành phần hoạt chất trong cây mật nhân, các nhà y học đã tìm thấy nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe. Điển hình trong số đó phải kể đến như các chất đắng trong vỏ thân, rễ, alcaloid, quassinoid, hợp chất triterpen, campesterol,…. Các hợp chất này đã mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

Một số công dụng cây mật nhân đã được chứng minh như sau:

  • Chữa trị sốt rét, sốt, nhức đầu.
  • Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới, rối loạn cương dương, hỗ trợ điều trị vô sinh.
  • Mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể, giải rượu, điều trị các bệnh về gan.
  • Giảm các cơn đau do gout gây ra hay đau nhức xương khớp,…
  • Trị đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
  • Làm mờ vết chàm ở trẻ em, trị mẩn ngứa, chốc lở, ghẻ,…

Những bài thuốc từ cây mật nhân trị bệnh hiệu quả

Trong Đông y, cây mật nhân có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để tạo nên những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là những cách sử dụng cây mật nhân đơn giản, hiệu quả được sử dụng phổ biến.

Bài thuốc từ mật nhân mang đến nhiều công dụng hữu ích
Bài thuốc từ mật nhân mang đến nhiều công dụng hữu ích

Bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu từ mật nhân

  • Chuẩn bị: cây bá bệnh, sả, củ ấu, tiêu lốt mỗi vị 50gr, vỏ quýt, thổ hoắc hương, thổ cam thảo, dây mơ, nhân trần, dây rơm, xuyên phác mỗi vị 100gr.
  • Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên tán thành bột mịn. 
  • Sử dụng 12gr bột thuốc hòa với 300ml nước ấm sau đó uống trực tiếp. Nếu sử dụng cho trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Mỗi ngày dùng 1 lần, kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc chữa chàm, mẩn ngứa, chốc lở ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá cây mật nhân tươi.
  • Rửa sạch lá, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút rồi đun với nước. Dùng nước thuốc tắm cho trẻ hoặc rửa ở vùng da tổn thương. Hoặc có thể lấy lá tươi giã dập rồi đắp lên vùng da cần điều trị.

Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi da lành lại.

Bài thuốc cải thiện chức năng sinh lý ở nam

  • Sử dụng các dược liệu gồm: mật nhân 40gr, nhân sâm 5gr và 50gr linh chi.
  • Đem nguyên liệu tán thành bột mịn rồi tẩm mật, vo thành những viên nhỏ.

Với bài thuốc này, người dùng không thể sử dụng một cách tùy tiện mà cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đó có thể đưa ra liều lượng phù hợp với từng đối tượng người dùng.

Bài thuốc chữa bệnh gout, đau nhức xương khớp

  • Dùng khoảng 20gr cây mật nhân nấu nước uống.
  • Đun dưới lửa nhỏ đến khi nước thuốc cô cạn thì loại bỏ bã, chắt lấy nước.

Chia phần nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày, kiên trì sử dụng sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng do gout gây ra.

Bài thuốc cải thiện chức năng gan

Để phòng ngừa, điều trị các bệnh về gan, người dùng có thể sử dụng bá bệnh theo những cách sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 30gr mật nhơn cùng với 1 lít nước. Sắc kỹ dược liệu đến khi cô cạn còn 1 nửa thì lấy nước thuốc uống thay nước uống hàng ngày. 
  • Cách 2: Dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: mật nhân 10gr, cà gai leo 70gr và 30gr diệp hạ châu. Bỏ dược liệu vào ấm đun cùng 1 lít dưới ngọn lửa nhỏ đến khi cô cạn còn 1/2 thì lấy phần nước, loại bỏ bã. Chia nước thuốc thành 3 – 4 lần uống/ngày.

Người dùng nên sử dụng nước thuốc khi còn ấm để mang đến hiệu quả tốt nhất, đồng thời không để nước thuốc qua đêm.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Sử dụng 20gr cây bá bệnh khô rồi mang sao vàng.
  • Sắc cùng với 1 lượng nước vừa đủ để dùng thay cho nước trà.

Bài thuốc bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa

  • Chuẩn bị: củ mật nhân, 10 quả chuối sứ khô và 1 lít rượu gạo 40 – 42 độ. 
  • Chuối mang nướng trực tiếp dưới lửa đến khi vàng.
  • Bỏ tất cả dược liệu vào bình thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.

Sau vòng 7 ngày để rượu ngấm là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 3 lần, 30ml/lần. 

Những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng mật nhân

Trong quá trình sử dụng, nếu dùng không đúng cách, liều lượng, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn như:

Sử dụng cây bá bệnh không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Sử dụng cây bá bệnh không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Buồn nôn, ói mửa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
  • Kích ứng, mẩn ngứa trên da.
  • Hạ đường huyết đột ngột.
  • Ngộ độc dẫn đến nôn mửa, đi ngoài.
  • Tác dụng của cây mật nhân đối với phụ nữ mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí là sảy thai.

Khi sử dụng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngưng uống dược liệu ngay lập tức. Sau đó liên hệ với các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc mật nhân

Tuy là vị thuốc quý, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Vì vậy, người dùng cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không tự ý điều chỉnh liều lượng, kết hợp với các dược liệu khác khi chưa hỏi ý kiến của thầy thuốc.
  • Những đối tượng không nên sử dụng gồm: người bị dị ứng đối với bất kỳ thành phần nào có trong cây và các dược liệu khác trong bài thuốc; phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 9 tuổi, người mắc các bệnh tim mạch, dạ dày, rối loạn chức năng cần cân nhắc kỹ trước khi dùng.
  • Không nên cho trẻ dưới 14 tuổi sử dụng rượu ngâm từ mật nhân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng dược liệu.
  • Không nên sử dụng các dụng cụ bằng kim loại để sắc thuốc. Thay vào đó có thể sử dụng nồi đất, sứ,…
  • Mỗi liệu trình sử dụng tốt nhất nên kéo dài trong 3 tháng. Sau đó lại nghỉ 1 tháng để theo dõi tình hình bệnh. Nếu bệnh chưa thuyên giảm thì có thể sử dụng liệu trình tiếp theo.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cây mật nhân chữa bệnh gì, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng dược liệu này. Hy vọng những nội dung trong bài viết này mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.