Lá dứa – Thảo dược quý cho sức khỏe được chuyên gia khuyên dùng

Cập nhật: 12/04/2024

Lá dứa là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nhà bếp để tạo mùi thơm cho món ăn. Thế nhưng lại ít ai biết được lá dứa thơm cũng là một dược liệu phổ biến trong Đông y với các công dụng như lợi tiểu, chữa thấp khớp, tiểu đường,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dược liệu này trong bài viết dưới đây.

Lá dứa là lá gì và những thông tin tổng quan

Cây lá dứa là một trong những loài mọc dại, xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài thực vật này. Dưới đây là một vài thông tin tổng quan chung về loài thực vật này:

  • Tên gọi khác: Cây cơm nếp, cây lá nếp, lá thơm, lá nếp
  • Tên khoa học: Pandanus Amaryllifolius
  • Thuộc họ: Dứa dại (Pandanaceae)

Đặc điểm thực vật

Không ít người thắc mắc lá nếp là lá gì, liệu đây có phải là lá dứa hay không? Thực chất, hai tên gọi này là cùng một loài thực vật. Để phân biệt cây lá dứa thơm trong tự nhiên có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật dưới đây:

Hình ảnh cây lá dứa trong tự nhiên
Hình ảnh cây lá dứa trong tự nhiên
  • Thuộc loài thân thảo, mọc hoang nhiều ở khu vực nhiệt đới, chịu được khô hạn.
  • Thân cây ngắn, mọc thẳng đứng và không sinh trưởng đơn lẻ mà tập hợp thành đám.
  • Từ thân, các lá mọc chụm lại theo các đường gân dọc tại thành bụi. Mỗi phiến lá có hình lưỡi gươm dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 3 – 4cm, màu xanh mướt, mùi thơm đặc trưng như cơm nếp. Mặt dưới có lá có màu xanh đậm hơn, đôi khi được phủ một lớp lông ngắn mịn và cả hai mặt đều không có gai. 
  • Cây lá dứa không có quả hay hoa.

Người dùng cần chú ý là tuyệt đối không được nhầm lẫn với cây dứa ăn quả. Vậy điểm khác biệt giữa cây dứa (khóm) với cây lá nếp là gì? Điểm dễ phân biệt nhất là hai mép lá nếp đều không có gai, đặc biệt là có mùi thơm đặc trưng tựa mùi cơm nếp chín. Ngược lại, lá cây khóm dày, cứng, có gai ở hai mép và loài cây này có ra quả.

Khu vực phân bố phổ biến

Cây lá nếp có sức sống khỏe, thường mọc hoang ở nhiều khu vực như vườn, bờ ruộng, ven suối, bìa rừng,… Đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những khu vực ẩm ướt, có bóng râm. Loài này được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. 

Tại Việt Nam, số lượng cây lá dứa xuất hiện rải rác khắp mọi miền đất nước và được nhiều hộ gia đình, khu dược liệu tiến hành trồng để khai thác. Vùng phổ biến nhất phải kể đến khu vực Miền Nam và Tây Nguyên.

Thu hái và bào chế

Một đặc điểm nổi bật của cây lá dứa là không có bộ phận quả và hoa, chỉ có lá là phát triển mạnh nhất. Đây cũng chính là bộ phận được thu hái nhiều nhất dùng vào nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, đun nước uống, chữa bệnh,… 

Lá dứa có thể thu hoạch vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi thu hái, nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, phát triển ở nơi sạch sẽ, không sâu bệnh.

Sau khi lấy về đem rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn hay côn trùng bám xung quanh rồi ngâm trong dung dịch nước muối loãng từ 5 – 10 phút.

Dược liệu khô vẫn giữ được hương thơm, dược chất nguyên vẹn
Dược liệu khô vẫn giữ được hương thơm, dược chất nguyên vẹn

Lá dứa sử dụng dưới dạng tươi hay khô đều không ảnh hưởng đến mùi thơm hay chất lượng dược liệu. Để thu được thảo dược khô, người dùng có thể tham khảo các bước tiến hành như sau:

  • Lá cây mang về rửa sạch, có thể cắt thành những khúc nhỏ.
  • Rải đều ra tấm lót sạch, phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.
  • Sau đó bọc trong các lọ hoặc túi nilon kín để tránh nấm mốc, côn trùng và bay hết mùi thơm.

Sử dụng lá dứa có tác dụng gì cho sức khỏe?

Lá dứa là một trong những nguyên liệu chính giúp tạo mùi thơm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, loài cây này còn có nhiều công dụng chữa bệnh được sử dụng phổ biến trong Đông y và y học hiện đại. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lá dứa khô có tác dụng gì ngay sau đây.

Theo y học cổ truyền

Trong các tài liệu Đông y, lá dứa là dược liệu phổ biến, dễ sử dụng bởi mùi thơm đặc trưng và không chứa độc tố. Thảo dược này được dùng trong nhiều bài thuốc chủ trị các chứng như ho, sốt cao, cảm mạo phong hàn, phong thấp, tứ chi đau nhức, cân bằng đường huyết, bổ phế,…

Theo y học hiện đại

Điểm nổi bật nhất của dược liệu này là có mùi thơm đặc trưng như mùi hương cơm nếp. Đây là mùi thơm được tạo ra từ một loại enzyme không bền và dễ bị oxy hóa, không gây độc hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chiết xuất từ thảo dược này còn chứa nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe như:

  • Chất xơ, nước chiếm đến 90%
  • Alkaloid, Glycosides
  • 2 – Acetyl – 1 – Pyrroline
  • 3 – Methyl – 2 (5H) – Furanon

Vậy những hợp chất này trong lá dứa nấu nước uống có tác dụng gì? Những thông tin trong nội dung sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Lá dứa thơm thường được dùng để tạo mùi hương cho các món ăn như trà lá sâm dứa, cơm nếp, bánh, chè,… Đồng thời, theo các nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu này còn có mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể bao gồm:

  • Lợi tiểu, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. 
  • An thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống lo âu, trầm cảm.
  • Cải thiện các căn bệnh liên quan đến xương khớp như đau nhức, thấp khớp,…
  • Hạ nhiệt, giải cảm, kích thích tiêu hóa hiệu quả.
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, loại bỏ các tế bào xấu trong máu, cân bằng đường huyết.
  • Làm đẹp da, mờ các vết rạn, thâm trên da.
Lá thơm không chứa độc tính, không để lại tác dụng phụ khi sử dụng
Lá thơm không chứa độc tính, không để lại tác dụng phụ khi sử dụng

Bên cạnh đó, không ít người dùng băn khoăn liệu rằng lá dứa có tốt cho bà bầu không? Theo ý kiến các chuyên gia, tác dụng của lá dứa không hề ảnh hưởng đến thai nhi, phụ nữ mang thai có thể sử dụng nhưng cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng.

Những cách dùng cây lá dứa đơn giản, hiệu quả nhất

Lá dứa là một nguyên liệu tự nhiên, không có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người dùng cũng cần phải biết sử dụng đúng cách để khai thác công dụng của lá dứa thơm hiệu quả, an toàn. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc những cách dùng phổ biến của dược liệu này.

Sử dụng làm nguyên liệu tạo mùi cho món ăn

Với mùi thơm đặc trưng, màu xanh hấp dẫn, lá dứa được dùng phổ biến trong các món chè, thạch, cơm nếp. Cách sử dụng nguyên liệu này trong các món ăn như sau:

  • Dùng 1 – 2 lá nếp tươi hoặc khô, rửa sạch.
  • Đun cùng với một bát nhỏ nước trong khoảng 5 – 10 phút để lấy hết dưỡng chất trong lá.
  • Dùng nước thu được làm nguyên liệu thay cho nước tinh khiết trong các món ăn.

Cần lưu ý rằng không được quá lạm dụng nguyên liệu này mà chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải.

Bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: một chén nhỏ dầu dừa cùng 3 chiếc lá thơm.
  • Đun dầu dừa dưới ngọn lửa nhỏ, đến khi nóng già thì tắt bếp.
  • Lá dứa rửa sạch rồi thái nhuyễn, trộn đều cùng dầu dừa.
  • Đến khi dầu đã nguội thì thoa hỗn hợp lên vùng khớp bị đau nhức, kết hợp với xoa bóp đều đặn.

Bài thuốc này có thể thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày, kiên trì sử dụng sẽ giúp giảm các cơn đau khớp do viêm, thay đổi thời tiết, gout,…

Bài thuốc điều trị tiểu đường

Uống nước lá thơm mỗi ngày giúp người bệnh cân bằng đường huyết từ đó giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Cách lấy nước lá dứa gồm những công đoạn sau:

Trà lá thơm giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Trà lá thơm giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
  • Dùng 1 – 2 lá thơm tươi hoặc khô đem rửa sạch, thái nhuyễn.
  • Bỏ dược liệu vào ấm trà, đổ thêm nước sôi rồi ủ trà trong khoảng 15 phút là có thể dùng được. Hoặc có thể nấu cùng với nước, để sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp, thưởng thức khi còn nóng ấm.

Người dùng có thể sử dụng hàng ngày để mang đến hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Bài thuốc giúp lợi tiểu, giải nhiệt

  • Lấy 3 – 4 chiếc lá chia làm hai phần.
  • Phần thứ nhất mang xay hoặc giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Phần hai bỏ đun cùng với khoảng 300ml nước. 
  • Đun phần lá đến khi sôi thì thêm một ít đường phèn vừa đủ, khuấy đều. Sau đó để nguội bớt rồi đổ nước cốt lá dứa đã chuẩn bị vào rồi đun đến khi sôi thì tắt bếp.

Cuối cùng đổ ra cốc và thưởng thức khi còn ấm, mỗi ngày nên thực hiện 1 lần.

Sử dụng lá dứa để giải cảm

Dùng lá cơm nếp để xông hơi giải cảm là cách dùng phổ biến ở nhiều địa phương. Bạn có thể sử dụng cách làm này kết hợp với các biện pháp khác để trị cảm, các bước tiến hành đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị lá dứa tươi hoặc khô rửa sạch.
  • Bỏ vào nồi đun cùng với một ít muối tinh rồi dùng để xông hơi trong khoảng 5 – 10 phút.

Với cách làm này, người dùng cần lưu ý về nhiệt độ của nước để tránh gây bỏng hay tổn thương da. Đồng thời không nên xông hơi đến khi hết hơi nước bởi nước nguội rất dễ bị cảm lạnh. 

Bài thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

  • Chuẩn bị: 3 – 4 chiếc lá dứa rửa sạch, cắt thành những khúc nhỏ.
  • Sắc kỹ cùng với 3 bát nước đến khi cô cạn còn 2/3 lượng nước ban đầu thì chắt lấy nước uống. 

Sử dụng mỗi ngày mỗi lần và vào buổi trưa sẽ giúp giảm căng thẳng, lo âu, stress.

Bài thuốc trị gàu, mượt tóc

  • Dùng 7 chiếc lá dứa, dã nát hoặc xay mịn. 
  • Đổ thêm khoảng 1 bát nước rồi chắt lấy phần nước cốt, loại bỏ bã.
  • Sau đó sử dụng nước cốt thoa lên tóc khô, ủ trong vòng khoảng 30 – 60 phút rồi gội lại với nước sạch.

Thực hiện ít nhất 1 lần/tuần giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mượt và loại sạch gàu.

Thường xuyên uống nước lá dứa có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng lá dứa

Cây lá dứa dù không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe, có thể sử dụng hàng ngày với liều lượng nhất định. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cũng cần chú ý những điều sau:

Nên kiên trì sử dụng dược liệu trong thời gian nhất định
Nên kiên trì sử dụng dược liệu trong thời gian nhất định
  • Nên kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định để thấy được những tác dụng của lá nếp.
  • Khi sử dụng làm dược liệu tốt nhất nên trao đổi, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời không tự ý thêm bất cứ dược liệu nào khác vào bài thuốc.
  • Nếu thấy bất cứ dấu hiệu kích ứng với thảo dược cần ngưng sử dụng ngay và thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Các bài thuốc từ lá dứa nếp không thể thay thế được các biện pháp chữa bệnh y khoa, vì thế người dùng không nên quá lạm dụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dược liệu lá dứa. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thảo dược hữu ích xung quanh chúng ta. 

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC