Hoa hòe: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Cập nhật: 12/04/2024

Hoa hòe là dược liệu Đông y có tác dụng cầm máu, điều trị cao huyết áp, mất ngủ, bệnh trĩ. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu được nhiều tác dụng chữa bệnh từ dược liệu này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cây hoa hòe, công dụng và cách sử dụng.

  • Tên gọi khác: Cây hòe, hòe nhụy, hòe hoa, hòe giao, hòe mễ thán, hòa thực. 
  • Tên khoa học của cây hòe là: Styphnolobium japonicum.
  • Họ: Đậu. 
  • Bộ phận dùng: Đông y sử dụng nụ hoa và quả để làm thuốc.

Mô tả cây hoa hòe – Hoa hòe dùng để làm gì?

Cây hoa hòe là gì, đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin dược liệu bên dưới đây:

Hoa hòe là cây gì? 

  • Hoa hòe là cây thân gỗ to, sống lâu năm, thân mọc thẳng. Cây có thể phát triển đến chiều cao khoảng 15m. Từ thân cây mọc ra nhiều nhánh và cành cong queo.
Hoa hòe có nụ dùng để làm thuốc
Hoa hòe có nụ dùng để làm thuốc
  • Lá cây là dạng lá kép lông chim có chứa từ 9 – 13 lá chét. Lá cây có hình trứng, nhọn ở phần đỉnh đầu, mọc đối xứng. Càng về phía ngọn cuống thì các cặp lá cây chét thường có khuynh hướng to hơn. Mặt trên của lá chét có màu xanh đậm, mặt dưới có màu nhạt. Chiều dài lá từ 1,5 – 4,5cm. Phần gân nằm giữa lá và nổi rõ ở mặt phía dưới. 2 bên mọc khoảng 3 – 5 cặp gân phụ. Trên gân lá được bao phủ thêm một ít gân màu nâu.
  • Cuống lá hình trụ, phình dài và có màu xanh, thường dài từ 3 – 4mm.
  • Hoa của cây mọc thành từng cụm ở phía đầu canh, hình chùy. Tràng hoa có hình dáng tương tự như cánh bướm, có màu trắng ngà.
  • Quả của cây giống như quả đậu, có vỏ dày, màng xanh nhưng không mở. Bên trong quả có chứa một vài hạt.

Đặc điểm dược liệu

Nụ của hoa có hình trứng, ngắn và một phần đầu nụ hơi nhọn, có chiều dài từ 3 – 6mm, màu vàng xám. Đài của hoa có màu xanh, hình chuông, chiều dài bằng nửa so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa, phía trên đài chia thành 5 răng lông ôm chắc nụ hoa.

Hoa khi chưa nở thì có màu vàng, chiều dài khoảng 10mm. Hoa có vị đắng nhẹ và mùi thơm đặc trưng.

Phân bố

Hoa hòe trồng ở đâu? Đây là loại cây ưa ẩm, sáng và phân bố nhiều ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây được trồng nhiều ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, vùng Bắc Mỹ… Tại Việt Nam, cây mọc dại ở nhiều tỉnh phía Bắc. Hiện nay, các tỉnh thành như Ninh Bình, Nghệ An, Hải Phòng và khu vực Tây Nguyên có rất nhiều khu vực trồng hoa hòe.

Thu hái và sơ chế

Cây hoa hòe được thu hái vào khoảng từ tháng 5 đến hết tháng 8. Người ta thường thu hoạch hoa vào buổi sáng sớm và chỉ hái những hoa nở. Đối với quả, người ta thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến hết tháng 11. 

Cả hoa và quả sau khi được thu hoạch sẽ được rửa sạch, sấy khô hoặc phơi khô ngoài nắng. Hoa sau khi sấy khô hoặc phơi khô thì có màu vàng đục, mùi thơm nhẹ và có vị đắng.

Bảo quản

Hoa và quả rất dễ bị mốc vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn tránh để dược liệu ở nơi ẩm ướt như gần nhà tắm, gần nơi rửa chén…

Thành phần hóa học của hoa hòe

Nụ hoa hòe khô có chứa khoảng 28% rutin, còn tươi thì có chứa 8% rutin. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa một số thành phần như quercetin, betulin, sophoradiol…  Quả của cây có chứa các thành phần bao gồm 4% đến 11% Rutin, Genistein, Alcaloid, Cytisine, Quercetin…

Hoa hòe có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe
Hoa hòe có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe

Hạt có chứa các chất như Alkaloid, Flavonoid và 0.5% đến 2% Rutin. Lá chét của cây có chứa các chất gồm có Lipid, Protein và 5% Rutin. Rễ và gỗ cây có chứa Maackiain, Irrisolion, Flemichaparin B, Biochanin A,…

Hoa hòe có tác dụng gì?

Cây hòe tác dụng gì đã được y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, khẳng định.

Tính vị

  • Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo: Dược liệu có tính bình, vị đắng và không có độc.
  • Theo Bản Thảo Cương Mục và Trung Dược Đại Từ Điển: Dược liệu có tính mát, vị đắng.
  • Theo Cảnh Nhạc Toàn Thư: Dược liệu có tính hàn, vị đắng.
  • Theo Trung Dược Học: Dược liệu có tính bình, vị đắng.

Quy kinh

Dược liệu quy vào các kinh Dương minh (Đại trường), Phế, Can (Quyết Âm).

Hoa hòe uống có tác dụng gì theo y học cổ truyền?

Theo y học cổ truyền, hoa hòe dược liệu có tác dụng giải độc, chỉ huyết, thanh nhiệt, sát trùng. Dược liệu này chủ trị các bệnh lý như mất ngủ, chảy máu cam, mắt đỏ, ho khạc ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, cao huyết áp, các loại bệnh trĩ

Hoa hòe tác dụng theo y học hiện đại

Hoa hòe chữa được bệnh gì? Theo y học hiện đại, hoa hòe công dụng là cầm máu. Theo ghi chép trong Trung Dược học, dược liệu này có tác dụng cầm máu rất hiệu quả. Bạn có thể sao hoa thành than để tác dụng cầm máu đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, cây hòe còn có tác dụng như sau theo y học hiện đại:

  • Giảm thiểu khả năng thẩm thấu ở các mao mạch. Từ đó giúp cải thiện sức bền ở thành mạch nên hoa hòe trị giãn tĩnh mạch rất hiệu quả. 
  • Dược liệu giúp làm giảm cholesterol trong máu và mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Vị thuốc hoa hòe có tác dụng giảm cân không? Câu trả lời là dược liệu này giúp giảm cân rất hiệu quả. Đây là một phương pháp giảm cân an toàn được nhiều người áp dụng. 
  • Tác dụng kháng viêm, chống co thắt, giảm lực cơ trơn của phế quản, viêm đại tràng.
  • Rutin trong dược liệu giúp giảm tỷ lệ tử vong ở chuột nhắt do ảnh hưởng từ chất phóng xạ.

Cách dùng

  • Bạn dùng hoa dưới dạng sắc hoặc hãm với nước sôi, mỗi ngày uống từ 8 – 10g.
  • Bạn có thể uống dưới dạng bột hoặc viêm hoàn, mỗi ngày uống từ 0,5 – 3g.

Độc tính

Hoa hòe có tác hại gì không? Loại dược liệu này hầu như không có độc. Bạn uống thuốc đúng mục đích với liều lượng cho phép sẽ không gây ra các tác dụng phụ nào đáng kể.

Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe

Vị thuốc hoa hòe có tác dụng chữa bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe mà bạn có thể áp dụng:

Bài thuốc trị chảy máu cam

  • Nguyên liệu: Hoa hòe và ô tắc cốt với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Bạn sơ chế sạch các vị thuốc trên rồi mang chúng đi sao vàng. Sau đó, bạn nghiền nát hỗn hợp thành bột mịn. Mỗi ngày, bạn dùng một ít để uống và một ít bột để hít.

Bài thuốc giúp giải nhiệt

  • Nguyên liệu: 20g hòe hoa sấy khô.
  • Cách thực hiện: Bạn nấu hoa hòe sấy khô với nước sôi từ 3 – 5 phút. Bạn uống nước như uống trà hàng ngày để thanh lọc cơ thể. Không nên uống nước qua đêm vì có thể gây đau bụng và tiêu chảy.

Bài thuốc chữa ra máu và xuất huyết

  • Bài thuốc 1: Hòe hoa làm thuốc 20g, diếp cá 12g, địa du 10g. Trước hết, bạn rửa sạch các dược liệu trên, rồi đem sao đen địa du và hòe hoa. Bạn sắc hỗn hợp đã sao với diếp cá trong 300ml nước, đến khi cạn còn 200ml. Bạn chia nước thuốc uống từ 1 – 2 lần trong ngày.
Hoa hòe có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết
Hoa hòe có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết
  • Bài thuốc số 2: Hòe hoa 10 – 15g hoặc quả của cây hòe 8 -12g. Nếu bạn sử dụng hoa thì bạn phải sao đen trước khi sắc nước uống. Bạn sắc hoa hoặc quả với 300ml nước, còn lại 200ml nước là được. Người bệnh chia thuốc thành 1 – 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh ngoài da

  • Nguyên liệu: Hòe hoa tươi 30g, khúc khắc 30g, vị thuốc cam thảo 9g.
  • Cách thực hiện: Bạn cho các dược liệu trên vào ấm nước sôi để các chất trong thuốc hòa hết vào nước. Người bệnh uống nước thuốc như uống trà hàng ngày và mỗi ngày uống 1 thang để chữa bệnh.

Bài thuốc chữa lao hạch ở cổ

  • Nguyên liệu: 1 phần gạo nếp và 2 phần hoa hòe.
  • Cách thực hiện: Bạn sao hỗn hợp các vị thuốc trên rồi nghiền nhỏ thuốc thành bột. Mỗi ngày uống 10g bột. Bạn nên pha bột với nước để uống vào buổi sáng trước khi ăn.

Bài thuốc chữa cao huyết áp

  • Bài thuốc 1: 20 – 40g mỗi vị hòe hoa và hy thiêm thảo. Bạn sơ chế sạch các vị thuốc trên. Sau đó, bạn mang thuốc sắc với nước và dùng để uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Hoa hòe 25g, hạ thảo khô 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g, tang ký sinh 25g. Bạn sắc thuốc với 300ml nước, đến khi nước thuốc cạn còn lại 200ml là được. Bạn chia nước thuốc thành 1 – 2 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Hoa hòe 15g, sung úy tử 15g, cát căn 30g. Nếu có triệu chứng mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp thì bạn thêm vào 15g toan táo nhân. Nếu có đau ngực thì thêm vào 12g hà thủ ô, 12 đan sâm. Bạn sắc các dược liệu trên bằng nồi đất và uống từ 1 – 2 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa tê nhức các đầu ngón tay, nhức đầu

  • Nguyên liệu: Hòe hoa, tâm sen, hạt muồng với liều lượng như sau.
  • Cách thực hiện: Bạn sơ chế các dược liệu trên, sáo khô và nghiền chúng thành bột mịn. Mỗi ngày, người bệnh uống từ 2 – 4 lần, mỗi lần uống 5g bột.

Bài thuốc trị sốt xuất huyết nhẹ và chảy máu mũi ở trẻ nhỏ

  • Bạn có thể sử dụng hòe hoa hoặc quả của cây hòe kết hợp với hạt muồng. Khi sử dụng hoa thì bạn sao vàng rồi nghiền nát thành bột mịn. Mỗi ngày bạn dùng từ 10 – 20g bột.
  • Còn khi bạn dùng quả cây hòe thì sắc thành thuốc uống. Bạn sắc thuốc uống từ 1 – 2 lần mỗi ngày để điều trị bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh băng lậu

Hoa hòe để làm gì? Dược liệu này có tác dụng điều trị bệnh băng lậu hiệu quả. Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm: 30g hòe hoa, 15g kế mộc, địa du than 15g, sinh cam thảo 15g, mã xĩ hiện 30g, ô tặc cốt nung 15g, thuyên thảo than 15g, bồ hoàng 10g. Mỗi ngày người bệnh sắc thuốc uống 1 thang để điều trị bệnh. Nếu ra máu nhiều thì bạn có thể uống mỗi ngày 2 thang.

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ

  • Bài thuốc 1: Chỉ xác 12g, cây hòe12g, kinh giới 8g, trắc bá 12g. Bạn sao khô các dược liệu trên rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày, bạn hòa 10g bột với nước sôi để nguội rồi uống.
  • Bài thuốc 2: Khổ sâm, hoa hòe với liều lượng bằng nhau. Bạn nghiền nát hai nguyên liệu trên thành bột mịn. Mỗi ngày, lấy nước trộn với bột để bôi phía ngoài hậu môn.
  • Bài thuốc 3: 20g nụ hòe, 20g chỉ xác, 40g ngải cứu, 20g phèn chua. Bạn đun thuốc với nước vừa đủ. Sau đó dùng nước thuốc để xông hậu môn hàng ngày.

Bài thuốc trị vảy nến

Hoa hòe khô có tác dụng gì? Ít người biết rằng hòe hoa khô có tác dụng giảm các triệu chứng ở bệnh vảy nến hiệu quả. Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm mật ong và hòe hoa lượng vừa đủ. Bạn sao vàng hòe hoa rồi nghiền nát thành bột mịn. Sau đó, bạn trộn mật ong vào với một liều lượng vừa đủ và vo thành viên hoàn. Mỗi ngày, người bệnh uống thuốc 2 lần sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc từ hoa hòe trị rong kinh

  • Nguyên liệu: 15g thảo sương, 30g cây hòe nghiền thành bột mịn.
  • Cách dùng: Mỗi ngày, bạn dùng 9g bột mịn pha với nước để uống. Bạn uống liên tục trong 3 – 5 ngày thì tình trạng rong kinh sẽ thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc chữa đi cầu ra máu

  • Bài thuốc 1: Cây hòe, bá tử nhân, kinh giới tuệ, thương xác với liều lượng như nhau. Bạn nghiền nát các vị thuốc thành bột. Mỗi ngày, dùng 6g thuốc pha với nước cơm để uống.
  • Bài thuốc 2: Cây hòe 60g, cam thảo 30g, thương truật 45g, địa du 45g. Bạn sao các vị thuốc trên rồi sấy khô lại. Sau đó tán thuốc thành bột mịn. Mỗi ngày, bạn uống thuốc 2 lần, mỗi lần uống 6g bột.
Cây có thể kết hợp với nhiều vị thuốc chữa bệnh
Cây hòe có thể kết hợp với nhiều vị thuốc chữa bệnh
  • Bài thuốc 3: 15g các loại cây hòe, địa du, hoạt thạch, hoàng bá 10g, kinh địa 12g, cam thảo 3g, đương quy 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng liên 10g, hoàng cầm 10g, đương quy 12g, kinh giới 10g, thăng ma 6g, chỉ xác 6g, sài hồ 6g. Bạn sắc các vị thuốc trên trong ấm với lượng nước vừa đủ. Chia thuốc thành 3 lần uống đều đặn trong ngày.

Bài thuốc từ hoa hòe trị mụn nhọt

  • Nguyên liệu: 30 – 60g hòe hoa khô.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc dược liệu trên với 1500ml nước. Mỗi ngày, bạn dùng bông thấm nước rửa mụn nhọt từ 2 – 3 lần. Bã của thuốc lấy đắp vào chỗ có mụn nhọt. Từ 1 – 3 ngày mụn sẽ thuyên giảm, hoặc hết hẳn và sẽ không còn đau, sưng.

Một số lưu ý khi sử dụng hoa hòe

Hoa hòe có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng vị thuốc này an toàn. Dưới đây là nhóm đối tượng không nên sử dụng dược liệu này.

  • Vị thuốc hoa hòe có tốt cho bà bầu không? Theo các chuyên gia, phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên sử dụng dược liệu này.
  • Những người bị đau lưng, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không nên sử dụng.
  • Người có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, lạnh bụng thì cây hòe sẽ không thể phát huy công dụng khi chữa bệnh.
Bạn nên chọn mua dược liệu ở những địa chỉ uy tín
Bạn nên chọn mua dược liệu ở những địa chỉ uy tín

Ngoài ra, cây hòe còn tương tác với một số thực phẩm chức năng và thuốc Tây y. Bởi dược liệu này có thể làm giảm đi tác dụng của một số loại thuốc. Bên cạnh đó, một số loại thuốc tây có tương tác với dược liệu sẽ làm giảm đi hiệu quả chữa bệnh của thảo dược. 

Hoa hòe mua ở đâu? Giá hoa hòe khô bao nhiêu?

Hoa hòe khô giá bao nhiêu? Hiện nay, cây hòe được bán rất nhiều trên thị trường với mức giá trong khoảng 140.000/500g. Mua hoa hòe khô ở đâu? Trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán dược liệu đã được chế biến sao khô. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp dược liệu uy tín, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho người sử dụng.

Ngoài ra, nếu có nhu cầu bạn có thể mua cây hòe giống về trồng. Kỹ thuật trồng cây hòe cũng tương đối đơn giản. Tự trồng tại nhà sẽ đảm bảo nguồn gốc, độ an toàn khi sử dụng dược liệu. Cây hoa hòe mua ở đâu? Bạn có thể tìm mua giống cây tại các cửa hàng bán giống cây dược liệu hoặc có thể mua online. 

Hoa hòe là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cây hòe công dụng cách dùng cũng như những bài thuốc điều trị bệnh.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC