Hạt cau khô – Công dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả

Hạt cau khô (binh lang) là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Y học cổ truyền. Dược liệu có tác dụng hạ khí, sát trùng, phá tích và hành thủy, vị thuốc được sử dụng trong việc trị tiểu tiện khó, nhiễm giun sán và tiêu hóa kém. 

Những thông tin mô tả về dược liệu

Hạt cau hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như đại phúc tử, tân lang hoặc binh lang. Tên khoa học được biết đến là Areca Catechu, dưới đây là những thông tin chi tiết về loài cây này. 

Thông tin tổng quát

Cây cau có đặc điểm thực vật có phần thân trụ thẳng với chiều cao trung bình từ 15 tới 20m. Thân cây thường có màu nâu xám, được chia thành nhiều đốt. Phần lá cây tập trung nhiều ở ngọn, có hình lược khá giống với cây dừa. Hoa cau phát triển thành cụm và được bao bọc với mo. 

Quả cau thường mọc thành cụm và có màu vàng khi chín
Quả cau thường mọc thành cụm và có màu vàng khi chín

Phần hoa thường có màu trắng ngà, mùi thơm khá đặc trưng với kích thước rất nhỏ. Phần quả có hình trứng, bên trong có hạt màu nâu và đường vân màu trắng. Loài cây ra hoa và trái từ tháng 5 tới khoảng tháng 12 hằng năm. Cây được trồng phổ biến tại các tỉnh phía Bắc và Bắc trung bộ. 

Đặc điểm cụ thể về hạt cau khô

Quả cau thường được sử dụng để làm dược liệu cho nhiều bài thuốc. Phần hạt còn được gọi với các tên gọi như binh lang hoặc đại phúc. Y học hiện đại đã chỉ ra trong thành phần hóa học của hạt cau có chứa catechin, arecolidine, hormoarecolin, guvacolin, arecolin và arecadidine,…

Để đảm bảo những tác dụng của hạt cau khô, quả cau chỉ được thu hoạch khi đã chín già, tức là vào khoảng từ tháng 9 tới tháng 12 hàng năm. Sau khi quả cau được hái xuống sẽ thực hiện chẻ đôi lấy hạt. Hạt cau sẽ được đem ngâm với nước cho mềm, cạo đáy, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô.

Hạt cau khô dễ bị mối mọt và hư hại nên việc bảo quản cần phải được thực hiện ở nơi thoáng mát, kín và tránh ánh nắng trực tiếp. Trường hợp thời gian sử dụng kéo dài thi thoảng cần đem phơi nắng để tránh ẩm mốc. 

Hạt cau khô có tác dụng gì?

Công dụng của hạt cau khô được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đánh giá cao, cụ thể như sau.

Theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền đã sử dụng dược liệu trong nhiều bài thuốc khác nhờ hội tụ những tác dụng đặc biệt.

Hạt cau khô có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí, hành thủy và sát trùng
Hạt cau khô có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí, hành thủy và sát trùng
  • Về tính vị: Dược liệu có vị hơi đắng, cay, chát, tính bình và không có độc. 
  • Về tác dụng dược lý: Bình lang hiệu quả trong việc kích thích tiêu hóa, hạ khí, hành thủy và sát trùng. Vì thế dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc trị giun sán, tiểu tiện khó, tiêu chảy, viêm ruột hoặc tả lý mót rặn. 
  • Về liều lượng và cách dùng: Có thể dùng binh lang để sắc uống, tán bột, làm viên hoàn hoặc ngâm rượu. Một số người sử dụng hạt để chế biến các món ăn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên kinh nghiệm cho rằng chỉ nên sử dụng từ 6 tới 15g hạt mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Theo y học hiện đại

Vài năm trở lại đây, Y học hiện đại đã bắt tay vào nghiên cứu tác dụng của binh lang. Qua thực nghiệm các chuyên gia đã nhận thấy dược liệu này mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe. 

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra dược liệu có tác dụng trong điều trị sâu răng
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra dược liệu có tác dụng trong điều trị sâu răng
  • Hỗ trợ trị bệnh sâu răng: Nghiên cứu đã chỉ rõ chiết xuất từ các thành phần có trong hạt cau giúp ức chế vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Nhờ đó dược liệu khá hiệu quả trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh lý sâu răng. Bên cạnh đó việc sử dụng rượu cau, nước cau sắc cũng giúp mang lại hàm răng chắc khỏe mỗi ngày.
  • Kích thích tăng tiết nước bọt: Hạt cau cũng được chứng minh là có khả năng kích thích sản xuất nước bọt. Chính vì thế dược liệu được sử dụng trong các bài thuốc giảm triệu chứng khô miệng cho bệnh nhân đái tháo đường. 
  • Cải thiện hoạt động não bộ: Một trong những công dụng của hạt cau khô đó là cải thiện các tế bào thần kinh. Dược liệu đã và đang được ứng dụng trong việc điều trị căn bệnh liên quan tới tâm thần phân liệt hoặc các bệnh lý thần kinh liên quan khác. 
  • Tác dụng kiểm soát đường huyết: Hạt cau khô chữa bệnh gì, nghiên cứu đã chứng minh trong loại hạt này có chứa hoạt chất arecoline, một  thành phần có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Chính vì vậy, bài thuốc và các món ăn từ hạt cau có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh tiểu đường.

Cách sử dụng hạt cau khô trong chữa bệnh

Trước khi tìm đến các điểm bán hạt cau khô hãy nắm chắc cách sử dụng dược liệu này để chữa bệnh. Binh lang có thể là dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh, cũng có thể sử dụng trong các món ăn. 

Tổng hợp các bài thuốc từ hạt cau khô

Hạt cau khô được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa kém, nhiễm sán, giun kim, ăn uống không ngon. Dưới đây là tổng hợp top các bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất. 

Bài thuốc binh lang trị nhiễm giun kim

  • Nguyên liệu: Bệnh nhân cần chuẩn bị khoảng 15g hạt cau, 10g thạch lựu bì và 10g nam qua tử.
  • Hướng dẫn cách sử dụng: Toàn bộ dược liệu cho vào nồi sắc kỹ với nước, sử dụng nước thuốc để uống vào các buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng bài thuốc khoảng 3 đến 4 ngày để xổ giun hoàn toàn. 

Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc nên chú ý việc vệ sinh hậu môn, giặt giũ chăn mền, vật dụng cá nhân để ngăn chặn tình trạng tái nhiễm. 

Bài thuốc hạt cau khô trị sán lá

  • Nguyên liệu: Người thực hiện cần chuẩn bị 15g binh lang, 10g ô mai, 15g cam thảo.
  • Hướng dẫn cách sử dụng: Cho toàn bộ dược liệu vào nồi thêm nước và sắc uống. Sử dụng nước thuốc để uống hết 1 lần vào buổi sáng sớm khi bụng đang đói và thực hiện đều đặn trong vòng vài ngày để tiêu diệt hết toàn bộ sán lá trong người. 
Hạt cau khô được sử dụng trong bài thuốc trị sán lá trong người
Hạt cau khô được sử dụng trong bài thuốc trị sán lá trong người

Bài thuốc binh lang trị chứng thực tích khí trệ

  • Nguyên liệu: Người bệnh cần chuẩn bị 12g hương phụ, 30g hạt cau, 30g thanh bì, 30g trần bị, 30g hoàng liên, 30g nga truật, 100g hoàng bá, 100g đại hoàng. 
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Dược liệu đem nghiền thành bột mịn sau đó bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần nên sử dụng từ 6 đến 10g thuốc và uống chung với nước ấm. Mỗi ngày nên sử dụng từ 2 đến 3 lần để tiêu hóa ổn định trở lại.

Bài thuốc sử dụng hạt cau khô chữa chứng ợ hơi, ợ chua 

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các dược liệu: 12g binh lang, 6g trần bì.
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Toàn bộ các dược liệu đem tán thành dạng bột nhỏ, sau đó trộn đều và chế với mật ong, cuối cùng làm thành dạng viên. Mỗi ngày nên sử dụng lượng vừa đủ để ăn cho tới khi chứng ợ hơi và ợ chua thuyên giảm.

Bài thuốc binh lang kích thích tiêu hóa

  • Nguyên liệu: Bệnh nhân cần chuẩn bị khoảng 3g tạo giác, 3g hắc sửu, 4g mộc hương, 5g nhân trần, 5g binh lang.
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Toàn bộ dược liệu được nghiền nhỏ thành bột mịn, sau đó làm thành viên hoàn. Bệnh nhân nên sử dụng 10 viên mỗi lần, mỗi ngày dùng 3 lần và áp dụng bài thuốc liên tục 7 ngày để giảm cảm giác khó chịu khi bị kích thích tiêu hóa. 

Bài thuốc hạt cau khô chữa bệnh buồn nôn, tức ngực do hàn thấp 

  • Nguyên liệu: Bệnh nhân chuẩn bị 16g cát cánh, hạt cau 16g, trần bì 16g, tía tô 4g, mộc qua 12g, gừng sống 8g.
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Toàn bộ nguyên liệu chuẩn bị cho vào sắc chung với nước, sử dụng nước thuốc để uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm. 
Dược liệu cũng được sử dụng để điều trị chứng buồn nôn, tức ngực
Dược liệu cũng được sử dụng để điều trị chứng buồn nôn, tức ngực

Bài thuốc dùng hạt cau trị đau bụng, đại tiện khó

  • Nguyên liệu: Bệnh nhân cần chuẩn bị các dược liệu sau đây: Hạt cau, binh lang, mộc hương, chỉ thực, ô dược với lượng bằng nhau. 
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Dược liệu chuẩn bị cần đem tán thành bột mịn, mỗi lần nên sử dụng từ 6 tới 10g thuốc với nước sôi, mỗi ngày dùng từ 2 tới 3 lần. Người bệnh kiên trì sử dụng cho đến khi toàn bộ các triệu chứng dần thuyên giảm. 

[pr_middle_post]

Bài thuốc dùng hạt cau khô chữa chứng viêm ruột gây táo bón

  • Nguyên liệu: 12g binh lang, hương phụ, hoàng bá , đại hoàng, 8g tam lăng, thành bì, trần bì, chỉ xác, 4g mộc hương, 4g ngô thù.
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Sắc dược liệu với nước và sử dụng nước thuốc trong ngày, mỗi ngày nên dùng 1 thang. Kết hợp bài thuốc với chế độ ăn uống khoa học để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. 

Bài thuốc dùng binh lang điều trị bệnh sốt rét

  • Nguyên liệu: Người bệnh cần chuẩn bị 2g chích cam thảo, thanh bì, binh lang, thảo quả nhân, 3g thường sơn.
  • Hướng dẫn cách thực hiện: Toàn bộ dược liệu cho vào nồi sắc kỹ với nước, sử dụng nước thuốc trước khi lên cơn sốt khoảng 2 giờ đồng hồ. 

Hạt cau khô ngâm rượu trị bệnh 

Binh lang còn được sử dụng để ngâm rượu trị bệnh. Bài thuốc được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu. Sử dụng dược liệu thường xuyên mang lại hàm răng sáng bóng và chắc khỏe.

Chuẩn bị: Người thực hiện cần chuẩn bị từ 20 tới 25 quả cau tươi và 1 lít rượu gạo. 

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Hạt cau đem tước bỏ vỏ xanh chỉ lấy phần cùi trắng sau đó cắt thành 4 phần bằng nhau.
  • Đựng hạt cau vào bình thủy tinh sau đó đổ rượu ngập hạt và ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng đến khi rượu chuyển sang màu hơi vàng là có thể dùng được.

Hướng dẫn cách sử dụng:

  • Bệnh nhân bị sâu răng, đau răng nên vệ sinh răng miệng, sau đó dùng khoảng 20ml rượu cau súc miệng trong khoảng thời gian từ 1 tới 2 phút.
  • Lưu ý không nên ăn uống trong khoảng thời gian 15 đến 20 phút sau khi súc miệng để rượu cau có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và loại bỏ mùi hôi miệng.
  • Áp dụng bài thuốc trong khoảng thời gian 1 tuần để điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng. 

Lưu ý: Nên mua hạt cau khô tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho rượu sau khi ngâm.

Món ăn từ hạt cau khô 

Bên cạnh việc ngâm rượu, hạt cau còn được sử dụng để nấu cháo cùng với nhiều vị thuốc khác nhằm trị các chứng bệnh tiêu hóa kém, giun sán, đau đầu và buồn nôn.

Dược liệu được sử dụng để chế biến các món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng
Dược liệu được sử dụng để chế biến các món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng

Cháo tân lang điều trị chứng táo bón có kèm tiêu chảy, nôn mửa

  • Chuẩn bị: Khoảng 50g gạo tẻ và 15g binh lang.
  • Sử dụng: Binh lang đem sắc để lấy nước sau đó lọc bỏ bã, thêm gạo tẻ vào nấu với nước để trở thành cháo. Cháo chín nêm thêm muối vừa ăn, áp dụng mẹo này bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Cháo tân lang ngũ bị trị đau đầu, tăng nhãn áp, buồn nôn

  • Chuẩn bị: 20g binh lang, 60g gạo tẻ, 15g quyết minh tử, 10g kỷ tử, 12g trạch tả, 9g ngũ vị tử.
  • Sử dụng: Dược liệu đem sắc lấy nước sau đó lọc bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Sau khi nhừ chia cháo thành nhiều lần và ăn trong ngày. 

Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Khi sử dụng dược liệu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mua hạt cau khô ở đâu? Hãy chọn mua tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng của dược liệu. Đặc biệt cân nhắc đến giá của hạt cau khô để chọn lựa được loại phù hợp. 
  • Là loại hạt kỵ lửa nên chỉ nên phơi hoặc sấy khô, không nên sao chín sẽ khiến dược tính của dược liệu giảm đáng kể.
  • Người sử dụng cũng cần phân biệt phần hạt cau với vỏ của quả cau phơi khô khi thu mua dược liệu.
  • Không nên sử dụng hạt cau với các trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,…

Hạt cau khô là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.