Đinh lăng nếp: Đặc điểm, công dụng và lưu ý khi chữa bệnh

Cập nhật: 24/04/2024

Đinh lăng nếp được ví như “vị thuốc nhân sâm của người nghèo”. Đây là loại dược liệu mang đến nhiều công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thông tin, đặc điểm công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng nếp trong bài viết bên dưới.

Thông tin cần biết về cây đinh lăng nếp

  • Tên gọi khác: Cây đinh lăng, gỏi cá, nam dương sâm.
  • Tên khoa học của cây: Polyscias fruticosa.
  • Chi: Dược liệu thuộc loại cây nhỏ trong chi đinh lăng.
  • Họ: Araliaceae – Cuồng.

Đặc điểm của đinh lăng lá nếp

  • Là một loại cây không có gai, thân cây nhỏ, thân gỗ với chiều cao từ 0,5 – 1,5m.
  • Lá cây có dạng kép có hình lông chim, mọc so le với nhau. Viền lá có các răng cưa nhỏ. Lá cây có mùi thơm, chiều dài khoảng 20 – 40cm.
Đinh lăng nếp là loại dược liệu quý
Đinh lăng nếp là một loại dược liệu quý
  • Hoa nở từ tháng 4 đến tháng 7, mọc thành từng cụm. Mỗi cụm hoa bao gồm nhiều tán, các tán có nhiều hoa nhỏ. Hoa có màu trắng xám hoặc lục nhạt, nhụy hoa ngắn và mảnh.
  • Quả cây đinh lăng lá nếp nhỏ thuộc loại quả hạch, màu trắng bạc, hình trứng, dày khoảng 1mm, dài 3mm, có vòi.

Sinh thái

Cây đinh lăng lá nếp thường mọc ở những vùng đất cao ráo, có độ ẩm vừa phải. Cây có thể tái sinh bằng cách giâm cành xuống đất. Người ta thường nhân giống cây bằng cách cắt từng cây thành đoạn ngắn 20cm rồi cắm xuống đất.

Cây sống lâu năm, có khả năng chịu hạn tốt. Tuy nhiên, cây không chịu được úng hạn. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường có nhiệt độ 22 – 23 độ C. Cây thích hợp trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới có hai mùa vì đặc tính ưa độ ẩm, ánh sáng. 

Cây đinh lăng rất thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm thấy cây đinh lăng ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên.

Phân bố

Cây có nguồn gốc từ các đảo ở Thái Bình Dương, Madagascar, miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp nơi trên đất nước. Người ta trồng làm cây cảnh, làm thuốc vì cây có lá xòe xum xuê rất đẹp mắt. 

Bộ phận dùng

Toàn cây đinh lăng nếp có thể được sử dụng để làm thuốc như rễ, thân, lá, cành, hoa. Tuy nhiên, rễ cây đinh lăng được dùng làm thuốc là nhiều hơn cả.

Thu hoạch

  • Rễ: Người ta thu hoạch rễ cây khi cây trồng được từ 3 năm trở lên. Rễ cây được thu hoạch vào mùa thu đông vì lúc này rễ mềm và có dược tính chữa bệnh cao. Nếu rễ cây nhỏ thì sẽ lấy cả củ đinh lăng nếp lá nhỏ, còn rễ to thì chỉ thu hoạch vỏ rễ. Sau khi thu hoạch, bạn mang đi thái nhỏ rồi phơi khô. Bạn có thể ngâm rễ với rượu hoặc để nguyên làm thuốc. 
  • Hoa: Hoa được thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Sau khi thu hoạch, bạn đem hoa phơi khô rồi ngâm rượu. Có thể dùng hoa tươi ngâm rượu nhưng hoa khô ngâm rượu sẽ cho công dụng mạnh hơn.
  • Lá: Người ta thu hoạch lá cây quanh năm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lấy lá ở cây từ 3 năm tuổi trở lên. Bạn có thể sử dụng lá ở dạng tươi để sắc uống, dùng nước tắm, giã nát…

Thành phần hóa học

Rễ cây đinh lăng có chứa các loại axit amin như lysin, methionin. Ngoài ra, cây còn chứa saponin, flavonoid, alcaloid, glucozit, vitamin B1, vitamin C…

Lá cây có chứa polyscioside A đến H. Đây là 8 saponin oleanolic mới và còn chứa thêm 3 chất saponin.

Liều dùng

Giống đinh lăng nếp giúp tăng cường sức khỏe với liều từ 0,25 – 0,5g bột thuốc sắc hoặc ngâm rượu độ 300. Mỗi ngày người bệnh uống thuốc 2 – 3 lần. Với dạng sao khô, bạn sử dụng 10 – 20g rễ cây.

Phân biệt các giống cây đinh lăng

Người ta nghiên cứu được có tất cả 150 loại đinh lăng ở Madagascar. Ở Việt Nam hiện nay có 7 loại đinh lăng. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một loại cây đinh lăng được dùng để làm thuốc.

  • Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp): Đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam và được dùng làm thuốc trong Đông y. 
  • Đinh lăng lá to: Còn được gọi là cây đinh lăng lá lớn, lá tẻ, đinh lăng ráng. Đây là loại cây có lá to gây nhiều lần đinh lăng nếp nhỏ và rất hiếm gặp.
  • Đinh lăng đĩa: Cây này có hình dạng khác biệt so với hai loại trên. Cây có lá to như cái đĩa và rất hiếm gặp.
  • Đinh lăng lá răng: Đây là loại cây thường được trồng để làm kiểng. Loại cây này không có công dụng điều trị bệnh. Lá có dáng xẻ hình răng cưa.
  • Đinh lăng lá tròn: Tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến. Lá cây to có màu xanh trắng xen kẽ nhau. Cây thường được trồng để làm cảnh, làm kiểng.
  • Đinh lăng lá vằn: Dáng lá rất đẹp, mềm mại như cánh hoa. Mép lá có hình răng cưa.
  • Đinh lăng mép lá bạc: Cây có tên gọi đinh lăng trổ, đinh lăng viền bạc. Lá cây có màu xanh, có viền và được trồng làm cảnh.

Tác dụng của đinh lăng nếp

Đinh lăng nếp bắc có những tác dụng chữa bệnh như thế nào? Các công dụng điều trị bệnh của cây như sau:

Theo y học cổ truyền

  • Rễ đinh lăng: Rễ cây có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc. Cây có tác dụng bổ ngũ tạng, bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.
  • Lá đinh lăng: Lá có tính mát, vị đắng. Công dụng chữa mề đay, dị ứng, tắc tia sữa, trị ho, sởi…
  • Thân và cành đinh lăng: Chữa bệnh phong thấp, đau mỏi gối.

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu hiện đại, đinh lăng nếp mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

  • Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng: Đinh lăng nếp có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư thái, giảm căng thẳng.
  • Bồi bổ sản phụ, lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng nước đinh lăng để giúp mát sữa, lợi sữa, phòng ngừa tắc tia sữa.
  • Phòng co giật ở trẻ: Trong trà đinh lăng có chứa nhiều alkaloid và các axit amin có tác dụng bổ trợ giấc ngủ cho trẻ, giúp bé không giật mình, hạn chế đổ mồ hôi.
  • Làm lành vết thương, chữa đau nhức xương khớp: Hoạt chất trong đinh lăng nếp hoạt động giống như một loại kháng sinh. Chất kháng sinh này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức xương khớp, giảm viêm đau khớp.
  • Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng có tác dụng bồi bổ sinh lực nam giới. Bạn sử dụng đinh lăng hàng ngày sẽ giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý.

Hướng dẫn sử dụng đinh lăng nếp để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng nếp mà bạn có thể áp dụng:

Ngâm rượu uống hàng ngày

Đinh lăng nếp ngâm rượu có tác dụng giúp nam giới tăng cường sinh lực, điều trị vô sinh hiếm muộn.

Chuẩn bị: Rễ cây đinh lăng nếp, bình thủy tinh hoặc bình sứ đã được tiệt trùng, rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng để loại bỏ tạp chất và phơi cho ráo nước.
  • Xếp rễ vào bình rượu, cho rượu vào theo tỷ lệ 1kg rễ sẽ ngâm với 4 lít rượu.
  • Ngâm khoảng 2 – 3 tháng là người bệnh có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày, nam giới uống từ 1 – 2 bát nhỏ sau khi ăn.
  • Lưu ý bảo quản bình rượu nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.

Sử dụng đinh lăng nếp làm trắng da

Với sự có mặt của nhiều loại axit amin như acid, glucoside, methionin, vitamin B, đinh lăng có công dụng giúp dưỡng trắng da hiệu quả.

Nguyên liệu: Lá đinh lăng, quả chanh tươi, sả, lá mây.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại nguyên liệu trên và để cho ráo nước.
  • Bạn cho hỗn hợp các dược liệu trên vào một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi trong 5 – 10 phút.
  • Đợi cho nước nguội, bạn chắt lấy nước cốt, bỏ lá. Cho phần nước vào bồn tắm, thêm chanh tươi.
  • Bạn ngâm mình trong bồn tắm hoặc nếu không có bồn thì lấy khăn mềm thấm nước đinh lăng rồi đắp lên da.

Trị mụn từ đinh lăng

Đinh lăng nếp còn có công dụng điều trị mụn rất hiệu quả. Bạn có thể áp dụng vị thuốc này để chữa mụn như sau:

  • Rửa sạch một ít lá đinh lăng, giã nhuyễn với một ít muối tinh.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị mụn, đắp nhẹ nhàng để tránh tổn thương da.
  • Sau khi, da mặt đã khô thì bạn rửa sạch lại với nước.
  • Mỗi ngày, người bệnh thực hiện một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất thấm đều lên da.

Bài thuốc chữa bệnh cho người thiếu máu

  • Nguyên liệu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa mỗi vị 100g, 20g tam thất. 
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, để khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần bạn sử dụng khoảng 100g hỗn hợp bột, sắc với nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh gan

  • Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh, rễ đinh lăng, biển đậu mỗi loại 12g, 8g nghệ. 
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên để loại bỏ bụi bẩn và để cho ráo nước. Thêm nước vào nồi, cho hỗn hợp vào nấu khoảng 45 phút rồi lọc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh tê khớp, gout

  • Chuẩn bị: 10 – 30g cành đinh lăng khô, rễ cây xấu hổ, cam thảo dây với liều lượng như nhau.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc hỗn hợp với nước cho đến khi nước cạn còn 250ml là được. Bạn chắt nước cốt và chia thành nhiều lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc từ đinh lăng nếp chữa sinh lý cho nam giới

  • Nguyên liệu: 12g củ đinh lăng nếp lá nhỏ, 12g kỷ tử, 12g cám nếp, ban long, trâu cổ mỗi vị 8g, 6g sa nhân.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc hỗn hợp các dược liệu trên với nước và uống liên tục trong vòng 1 tháng để điều trị bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh ho, hen suyễn

  • Nguyên liệu: Rễ đinh lăng nếp. tang bạch bì, rau tần dày lá, đậu săng, nghệ vàng mỗi vị 8g, xương bồ 6g, sinh khương khô 4g. 
  • Cách thực hiện: Bạn cho tất cả các dược liệu trên nấy với 750ml nước, sắc thuốc trên lửa cho đến khi cạn còn 250ml. Bạn chắc nước uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để thấy tình trạng ho, hen suyễn thuyên giảm.

Bài thuốc hỗ trợ chức năng gan thận

  • Nguyên liệu: 40g đinh lăng, 30g rau ngổ, 40g cây xấu hổ, râu ngô và xa tiền thảo mỗi loại 20g.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc các dược liệu trên với lượng nước vừa đủ. Người bệnh chia nước thuốc thành nhiều lần và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc từ đinh lăng nếp giúp an thần, chữa mất ngủ

  • Nguyên liệu: Tang diệp, lá đinh lăng nếp mỗi vị 20g, hạt sen, lá vông mỗi vị 16g, tâm sen 12g.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các dược liệu với nước, sắc thuốc và chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa mề đay, kiết lỵ, sởi

  • Nguyên liệu: 10g lá đinh lăng.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc khoảng 10g lá đinh lăng với 200ml nước. Bạn chia thuốc mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc phòng co giật ở trẻ

  • Nguyên liệu: Lá đinh lăng.
  • Cách thực hiện: Bạn sao vàng lá đinh lăng, hạ thổ rồi dùng làm gối hoặc lót dưới giường cho trẻ nằm.

Bài thuốc chữa tắc tia sữa

  • Nguyên liệu: 40g lá đinh lăng.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá rồi cho vào nồi sắc với 300ml nước. Đun nước cho đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp. Bạn uống thuốc hai lần mỗi ngày, uống thuốc khi còn nóng.

Một số lưu ý khi sử dụng đinh lăng nếp

Khi sử dụng đinh lăng nếp để làm thuốc, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chị em phụ nữ đang trong thai kỳ thì không nên sử dụng đinh lăng. Bởi thành phần trong dược liệu có thể khiến tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Trẻ em nhỏ dưới 10 tuổi không nên sử dụng dược liệu này vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Mỗi ngày, bạn không nên sử dụng quá 50g đinh lăng. Vì hoạt chất saponin có thể làm vỡ hồng cầu, gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Liều lượng sử dụng phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc người cho chuyên môn.
  • Cây đinh lăng nếp có dược tính cao và làm dược liệu tốt nhất là từ 2 – 5 tuổi. Nếu đinh lăng quá nhỏ hoặc quá già thì sẽ không đủ hoạt chất để chữa bệnh.

Đinh lăng nếp giá bao nhiêu, mua ở đâu tốt?

Đinh lăng nếp có mức giá phụ thuộc vào chất lượng, năm tuổi của sản phẩm. Các mức giá bán tham khảo như sau:

  • Củ đinh lăng tươi loại 3 – 5kg giá 350.000/kg.
  • Củ đinh lăng tươi loại 5 – 7kg giá 400.000/kg.
  • Củ đinh lăng tươi loại 7 – 9kg giá 450.000/kg.
  • Củ trên 12kg có giá khoảng 650.000/kg.

Bạn có thể tìm mua đinh lăng nếp ở các đơn vị nuôi trồng và cung cấp các loại dược liệu uy tín, sạch sẽ để đảm bảo chất lượng dược liệu khi sử dụng.

Đinh lăng nếp là một dược liệu có dược tính cao và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh phải tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ Đông y, không được lạm dụng thuốc.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC