Dây thìa canh – Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Trong nền y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, trong đó phải kể đến dây thìa canh. Vị thuốc này đã được đưa vào danh sách cây thuốc quý giúp chữa bệnh cứu người. Tuy nhiên, cái tên này nghe còn khá xa lạ với nhiều người và nhầm lẫn chúng với những loại cây khác. Vậy dây thìa canh có các công dụng gì? Cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng ra sao?

Đôi nét về dây thìa canh

Để tìm hiểu chi tiết về công dụng của dây thìa canh, trước tiên chúng ta cần biết rõ về nguồn gốc, hình dạng, màu sắc, hình dáng, đặc điểm thực vật, tính vị, quy kinh của vị thuốc này.

Nguồn gốc của dây thìa canh

Dây thìa canh có nguồn gốc từ miền Trung Nam Ấn Độ
Dây thìa canh có nguồn gốc từ miền Trung Nam Ấn Độ

Dây thìa canh có nguồn gốc từ những cánh rừng nhiệt đới miền Nam và miền Trung ở Ấn Độ, cụ thể chúng mọc nhiều nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ. Ngoài ra, sau này các nhà khoa học còn phát hiện chúng cũng phân bố ở Trung Quốc, Indonesia.

Tại Việt Nam, cây thuốc này được tìm thấy ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Hiện nay loài cây này được trồng trọt có quy trình tại Nam Định và Thái Nguyên. 

Hầu hết những dữ liệu khoa học của cây thìa canh không còn nhiều, tuy nhiên, theo như cổ truyền của người Ấn ghi lại thì 2000 năm trước, cây thuốc này thường được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả mà an toàn.

Tên gọi của dây thìa canh

Cây thìa canh thuộc loại dây leo lớn hoặc cây thân thảo thuộc chi Gymnema họ Apocynaceae.

  • Tên khoa học: Gymnema sylvestre
  • Tên gọi khác: Loã ti rừng, lừa ty rừng, dây muôi

Lý do gọi cây thuốc là dây thìa canh bởi chúng tồn tại theo dạng dây leo mọc dài khi quả chín rụng xuống rất giống với chiếc thìa, muôi canh.

Hình dáng và đặc điểm thực vật của cây thuốc

Hình ảnh mô tả chi tiết hình dáng của cây thìa canh
Hình ảnh mô tả chi tiết hình dáng của cây thìa canh
  • Loại thuốc quý này thường hình thành theo dây leo cao khoảng 6-10m, thân dài 8–12 cm, đường kính 3mm. Phần lá hình bầu dục, đầu nhọn, dài 6-7cm, rộng 3-5cm. 
  • Hoa của chúng có màu vàng xếp thành từng tán ở nách lá, đài có lông mịn. Phần quả đại dài 6cm, hạt có hình dẹp.
  • Loài cây này thường đâm hoa kết trái vào tháng 7, tháng 8. Khi chín, quả này tách đôi giống như 2 chiếc thìa nên dân gian gọi chúng là dây thìa canh.

Cây thuốc thìa canh chia làm mấy loại?

Có 2 loại chính đó là cây thìa canh lá nhỏ và cây thìa canh lá to.

  • Nhựa cây lá nhỏ có màu trắng hơi vàng. Chúng có tác dụng làm mất vị ngọt trong thời gian nhất định nếu người dùng nếm phải.
  • Dây thìa canh lá to có nhựa vàng đậm, thời gian làm mất vị ngọt lâu hơn so với cây lá nhỏ

Tính vị, quy kinh của dây thìa canh

Cây thuốc này có vị đắng, tính hàn vào kinh phế, tỳ, thận. Ngoài ra, bột thìa canh có màu xanh, mùi thơm nhẹ. Theo y học cổ truyền cây thuốc có tác dụng trị chứng phong thấp, tê bì, tiêu khát, chỉ thống, tiêu thũng,… Vì vậy, từ xa xưa, cây thuốc đã được xem là cây thuốc quý, được đưa vào danh sách thuốc dân tộc.

Dây thìa canh có tác dụng gì?

Để hiểu rõ được những công dụng của dây thìa canh, chúng ta cần phải tìm hiểu xem thành phần của cây bao gồm những gì:

Thành phần hóa học chủ yếu

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thìa canh chứa rất nhiều chất hóa học có tác dụng tích cực đối với cơ thể con người:

  • Hoạt chất GS4 – Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4 bao gồm nhiều chất như acid gymnemic, một hoạt chất thuộc saponin triterpenoid.
  • Flavone
  • Anthraquinone
  • Hentri-acontane
  • Pentatriacontan
  •  α và β- chlorophylls
  •  Phytin, resins, d-quercitol
  • acid tartaric, acid formic, acid butyric

Dây thìa canh chữa tiểu đường hiệu quả

Trong dây thìa canh có chứa Acid gymnemic, chúng đóng vai trò kích thích sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, từ đó giúp tăng insulin, tạo điều kiện cho cơ thể thiết lập khả năng cân bằng đường huyết. Ngoài ra, chất này còn có thể ức chế việc hấp thụ đường ở ruột, từ đó không cho hấp thu vào máu. 

Hoạt chất trong cây thuốc giúp kích thích enzyme tiêu thụ, giúp đạt hiệu quả giảm đường huyết trong máu. Vì vậy, giúp hỗ trợ tối đa việc chữa bệnh tiểu đường.

Bên cạnh Acid gymnemic, cây thuốc còn sở hữu peptide Gumarin giúp cho người dùng hạn chế hấp thu đường Glucose khi nhai lá cây thìa canh do Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm người ăn mất cảm giác vị ngọt và vị đắng trong một vài giờ.

Hỗ trợ giảm cân an toàn

  • Trong lá thuốc có chứa GS4, đây là thành phần giúp giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính trong cơ thể. Bạn có thể lấy 40-50g cây khô nấu với 1 lít nước uống mỗi ngày.
  • Một số chuyên gia còn cho rằng, việc chỉ sử dụng thành phần GS4 cho việc giảm cân sẽ cho hiệu quả nhanh hơn. Cụ thể bạn có thể sử dụng GS4 dạng thuốc viên và có liều dùng vào khoảng từ 200 mg đến 600 mg mỗi ngày. 
  • Bên cạnh đó, dịch chiết của cây còn giúp loại bỏ những chất có hại cho cơ thể như: giảm lượng đường glucose, lepin, insulin, LDH, apolipoprotein B,…Từ đó, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế bệnh tật tối đa.

Loại bỏ Cholesterol trong cơ thể

Cholesterol là một chất gây ra nhiều bệnh có hại cho cơ thể con người. Cụ thể đó là các bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng đúng thuốc. Theo như các nghiên cứu, thành phần Gymnemic có tác động lên việc bài tiết cholesterol, LDL-c và triglyceride, chuyển hóa lipid rất hiệu quả giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể.

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nếu lần đầu bạn nghe tới tên dây thìa canh thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới câu hỏi “cây thìa canh chữa bệnh gì?”. Một trong những câu trả lời đó là chúng có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch do khả năng chuyển hóa lipid và đào thải nhanh chóng qua phân của dịch chiết từ cây thìa canh.

Ngoài ra, cây thìa canh còn có một số tác dụng khác như:

  • Hỗ trợ tiêu hoá dễ dàng, tăng cường chức năng tiêu hoá
  • Giảm bớt và điều trị đau nhức xương khớp, tê liệt chân tay
  • Cải thiện tình trạng viêm mạch máu
  • Chống độc khi bị rắn cắn
  • Có thể làm mất đi vị đắng của thuốc trong vài giờ

Cách sử dụng cây thìa canh chữa bệnh đúng cách

Cây thìa canh khô nổi tiếng với khả năng chữa nhiều bệnh. Bên cạnh đó, các sản phẩm bào chế từ cây thuốc này cũng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nhằm giúp bạn đọc biết thêm nhiều bài thuốc từ thìa canh chữa bệnh, dưới đây sẽ là gợi ý chi tiết từ nguyên liệu tới cách làm:

Dược liệu phơi khô được sử dụng trong nhiều bài thuốc
Dược liệu phơi khô được sử dụng trong nhiều bài thuốc

Cách sử dụng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị khoảng 1-6 g dây thìa canh dạng khô, rửa sạch với nước rồi đun trong nồi đất với khoảng 1 lít nước. 
  • Đun sôi trong khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước uống hàng ngày. 
  • Bạn nên sử dụng thuốc sắc này sau khi ăn xong 15-20 phút để hạ đường huyết nhanh nhất. 

Cách này thời gian làm khá nhanh mà các hoạt chất trong dây thìa canh hầu như đã ra hết. Vì vậy, nếu ai có thời gian họ sẽ ưu tiên thực hiện phương pháp này nhiều hơn.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 20g dây thìa canh khô, 50g cây xạ đen.
  • Rửa sạch 2 loại dược liệu trên bằng nước rồi sau đó cho chúng vào nồi đun với 2 lít nước. Sau khi đun sôi hạ nhỏ lửa đun trong vòng 30 phút. 
  • Sử dụng hàng ngày sau ăn khoảng 10 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm 50g dây thìa canh, bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà tươi, 1 lít nước sôi
  • Lấy 10g dây thìa canh khô rửa sạch rồi bỏ vào bình hãm. Đổ khoảng 200ml nước sôi vào để làm sạch dây thìa canh, sau đó đổ bỏ nước đó đi. 
  • Chế 800ml nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín, ủ trong 30-40 phút là có thể uống được ngay.
  • Sau mỗi bữa ăn 30 phút là bạn có thể bỏ ra uống giống như uống trà.

Ngoài ra, với phương pháp này bạn có thể kết hợp cùng với cây nở để tăng hiệu quả trị bệnh. Về liều lượng, bạn nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Phương pháp này có một ưu điểm đó là chúng rất thích hợp dành cho những người bận rộn, không có thời gian đun nấu nhiều. Tuy nhiên, có thể các hoạt chất vẫn còn đọng lại ở dây thìa canh mà chưa ra hết nếu ngâm trong khoảng 30 phút. Vì vậy, bạn có thể hãm thuốc thêm lần nữa để tiết kiệm thuốc.

Sử dụng cây thìa canh dạng bột chữa tiểu đường

Một cách sử dụng khác của dây thìa canh đó là uống bột nhuyễn của cây. Cách dùng này có tác dụng tương đương với việc sử dụng lá cây phơi khô. Tuy nhiên thuốc dạng bột có giá thành cao hơn một chút, tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu của người dùng để chọn lựa. Cách làm như sau:

  • Mang dây thìa canh đi phơi khô rồi bào chế nhuyễn đến khi thành bột. Sau đó bạn pha bột thìa canh với nước ấm uống mỗi ngày, có thể thay nước lọc đều được.
  • Bạn cũng có thể lấy 20g bột cho vào túi lọc rồi đổ một chút nước tráng qua cho sạch, đổ khoảng 1.2 lít nước sôi vào đợi khoảng 15 phút là dùng được

Chú ý bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp gây hỏng thuốc và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Bài thuốc dùng cây thìa canh làm thuốc giải độc

Như chúng tôi nói ở trên, dược liệu này có thể dụng để giải độc, đặc biệt khi bị rắn cắn. Cụ thể, bạn lấy lá thìa canh tươi đem về rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết thương. Bạn cần phải đắp liên tục cho tới khi vết thương lành hẳn.

Một số lưu ý khi sử dụng dây thìa canh

Khi sử dụng dược liệu cần lưu ý những điều gì?
Khi sử dụng dược liệu cần lưu ý những điều gì?

Trong quá trình dùng dây thìa canh hoặc các sản phẩm bảo chế từ dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Không nên tự ý thu hái thìa canh vì có hơn 3000 cây có hình dáng tương tự dây thìa canh.
  • Chọn dây thìa canh chuẩn bằng cách nhai thử lá tươi rồi ăn đồ ngọt, nếu bị mất vị ngọt thì đó là dây thìa canh chuẩn.
  • Chọn mua sản phẩm ở những nơi uy tín, có nguồn gốc và nơi trồng đảm bảo vệ sinh để tránh “tiền mất tật mang”.
  • Nếu cảm thấy váng đầu, hoa mắt, nguyên nhân của tình trạng này là do người dùng sử dụng quá liều khiến đường huyết bị giảm quá nhanh. Trường hợp này tốt nhất bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc.
  • Đầy bụng, khó chịu do người bệnh dùng nước sắc thìa canh để qua đêm dẫn đến thuốc bị hỏng, biến chất. Vì vậy, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh nếu chưa có nhu cầu sử dụng nhé.
  • Thời gian sử dụng dây thìa canh tốt nhất trong ngày đó là sau bữa ăn khoảng 20 phút vì lúc này con người mới hấp thụ một lượng lớn đường vào cơ thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Dây thìa canh sẽ có tác dụng ổn định đường huyết trong máu.
  • Bạn nên sử dụng thìa canh dạng khô đun lên làm trà hay tán bột sẽ đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.
  • Những đối tượng không nên sử dụng là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, người bị tiêu chảy.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tác dụng và cách dùng dây thìa canh đúng cách và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn, hỗ trợ bạn trị bệnh hiệu quả nhất và nâng cao được chất lượng cuộc sống.