Cây dây gắm: Đặc điểm sinh trưởng, tác dụng và cách sử dụng

Từ xa xưa, dân gian đã phát hiện ra rất nhiều loại dược liệu quý là những thảo mộc quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, cây dây gắm là một trong những vị thuốc được biết đến với công dụng tuyệt vời cho những người bị bệnh đau nhức xương khớp. Dưới đây là những thông tin cụ thể về đặc điểm cũng như công dụng và các bài thuốc sử dụng vị thuốc này.

Tổng quan về cây dây gắm

Vị thuốc dây gắm có danh pháp khoa học là Gnetum Montanum. Cây thuốc là một trong những loại thực vật hạt trần thuộc họ Gnetaceae. Y học cổ truyền từ lâu đã ghi nhận công dụng của cây và lựa chọn làm vị thuốc trong rất nhiều bài thuốc liên quan tới xương khớp. Dân gian cũng có không ít mẹo chữa bệnh sử dụng loại thảo dược này. 

Đặc điểm sinh trưởng của cây

Ngoài tên gọi dây gắm, cây còn được gọi với nhiều tên khác như: Dây mấu, dây sót, gấm, vương tôn, gắm núi, muồi, dây gấm lót, bắn thàn muối, vàng múi nhây, k’lot…

Cây mọc hoang ở rất nhiều khu vực rừng núi tại Việt Nam. Trong đó, cây được tìm thấy nhiều nhất tại vùng núi rừng Tuyên Quang, Hà Giang hoặc khu vực Yên Bái. Đặc biệt, loại cây này được người dân tộc Tày sử dụng rất phổ biến. Họ thường dùng gắm núi để làm dược liệu chăm sóc sức khỏe thay cho nhiều loại thuốc. Ngoài ra, cây còn được thu phần quả để ăn, thân dây sử dụng làm chạc hoặc thừng buộc. 

Phần rễ và thân của cây có thể thu hái quanh năm. Sau khi đã thu hái, người dùng đem rửa sạch nguyên liệu, thái thành các lát mỏng và phơi khô để sử dụng dần.

Hình ảnh dây gắm
Hình ảnh dây gắm

Mô tả thực vật của dây gắm (gắm núi)

Gắm núi là loại cây dây leo mọc lên trên các thân cây to trong rừng. Cây dây gắm thường có chiều dài từ 10 tới 12m. Thân cây tương đối to và có khá nhiều mấu. Cành phình lên ở các đố. Vỏ cây màu nâu đen, có đoạn sẽ bị rốc thành từng mảnh. 

Lá cây thuốc mọc đối với hình trứng thuôn. Lá có độ dày và nhẵn, mặt bên trên lá đậm bóng, mặt dưới nhạt màu hơn. Lá nhọn đầu và dài khoảng 30cm, rộng 10cm.

Dây gắm có hoa, hoa cái và hoa đực khác gốc. Cụm hoa đực thường dài khoảng 8cm, mọc phân bố tại các mấu trên cành và phân nhánh 2 lần. Trong khi đó, hoa cái sẽ mọc thành từng chùm phân nhánh 2 tới 3 lần. Vòng lá có noãn thưa, mỗi vòng có khoảng 5 – 7 lá noãn. 

Quả hạch của cây có hình bầu dục, dài khoảng 12 – 26cm, rộng khoảng 11 – 13 cm. Quả gắm có cuống ngắn, phần vỏ tương đối nhẵn bóng. Bề mặt quả được phủ bằng một lớp sáp. Khi chín quả có màu vàng đỏ và hạt tương đối to. Mùa hoa của cây bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa quả từ tháng 10 tới tháng 12.

Cây gắm thường mọc ở những vùng rừng kín thường xanh ẩm. Cây mọc từ hạt, ngoài ra phần gốc của cây sau khi bị chặt vẫn có thể tái sinh một cây chồi khỏe mới. Khi cây còn nhỏ sẽ ưa bóng và ưa ẩm hơn. Cây dây gắm có đặc tính ôn và vị đắng.

Tác dụng của dây gắm đã được y học hiện đại và cổ truyền nghiên cứu, cho thấy rất nhiều công dụng tuyệt vời giúp chăm sóc sức khỏe. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy cây có chứa khá nhiều thành phần hóa học nổi bật sau:

  • Thân cây có chứa tới 6 chất gồm I, II, III, IV, 2, 3 – Diphenyl – Pyrol và N’, N – Dimethylethanolamin. 
  • Cây có chứa thành phần Dl – De Methyl Coclaurin.
  • Dịch chiết của cây cũng được xác định có tới 4 hợp chất hóa học thuộc nhóm Stibenoid bao gồm: Trans-pinosylvin, Gnetifolin A, Getifolin E và Cis-resveratrol.
  • Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu đã xác định được rằng trong vị thảo dược này còn có thêm một số hoạt chất khác như: axit ursolic, daucosterol, và gnetol, acid tetracosanoic, 4 ‘,5,7-trihydroxy-3’-methoxyflavone, beta – sitosterol, esveratrol.

Những công dụng nổi bật nhất của cây gắm 

Dây gắm chữa bệnh gì? Việc sử dụng các thảo dược để cải thiện và chăm sóc sức khỏe rất được y học khuyến khích. Thuốc có công dụng tốt trong việc điều trị bệnh xương khớp và một số bệnh lý khác cụ thể như sau:

  • Cây dây gắm có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan tới xương khớp, các triệu chứng xương khớp bị đau nhức, viêm khớp, thấp khớp. Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng người bệnh sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau, tránh bị phụ thuộc vào thuốc.
  • Các thành phần có trong cây thuốc có công dụng hạ acid uric ở trong máu, làm giảm viêm sưng, giảm đau do bệnh Gout. Đặc biệt loại dược liệu này có thể sử dụng cho cả người bị bệnh Gout cấp và mạn tính.
Các công dụng cụ thể của cây thuốc
Các công dụng cụ thể của cây thuốc
  • Rễ của cây được sử dụng để điều trị chứng kinh nguyệt không đều.
  • Lá cây có thể sử dụng để giải một số độc như: Độc rắn cắn, sơn ăn hoặc ngộ độc nhẹ.
  • Dây gắm còn được biết đến với công dụng điều chế thuốc trị sốt rét và sốt.
  • Cành gắm cũng sử dụng để làm giảm đau, điều trị chứng bóng gân, làm liền gân xương khá hiệu quả.
  • Vị thuốc này còn được y học phát hiện khả năng ức chế chứng viêm dây thần kinh nhờ thành phần Resveratrol. Ức chế Pseudomonas Aeruginosa hay còn được biết đến với tên gọi là trực khuẩn mủ xanh. 

Bài thuốc chữa bệnh từ cây dây gắm

Với rất nhiều công dụng chúng tôi chia sẻ bên trên, người bệnh sẽ vận dụng bài thuốc theo từng tình trạng bệnh cụ thể của cơ thể.

  • Bài thuốc trị bệnh Gout bằng dây gắm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dây gắm thái mỏng phơi khô 20 – 30g.

Cách sử dụng: Người bệnh sử dụng dây ngắm sắc với nước, sắc lâu trên bếp để các dược chất có thể ngấm hết vào nước. Người bệnh chia nhỏ phần nước thuốc thành các bữa uống trong ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng 1kg gắm để ngâm với 3 lít rượu. Sau 1 tháng có thể lấy ra để uống, mỗi ngày nên uống khoảng 50ml để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Bài thuốc chữa chứng đau nhức xương khớp do phong thấp

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gắm, ngưu tất, cẩu tích, ngũ gia bì, cốt toái bổ, thạch lựu, tỳ giải, hy thiêm.

Cách sử dụng: Các vị thuốc trên bạn đem sấy khô hoàn toàn, sau đó tán thành dạng bột mịn. Nặn viên để uống với nước gừng hoặc với rượu. Hoặc cũng có thể ngâm thuốc với rượu trong khoảng 1 tháng để điều trị các bệnh về khớp.

  • Bài thuốc làm tiêu độc khi bị rắn cắn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm lá dây gắm

Cách sử dụng: Ngay khi bị rắn cắn, bạn buộc dây ở trên vị trí rắn cắn một khoảng, không di chuyển, ngồi yên vị trí để tránh làm độc lan sang các vị trí khác trên cơ thể. Sau đó nhờ người thân hái lá gắm và vò nát để đắp lên vết thương. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để đẩy hết độc ra khỏi vết thương.

Vị thuốc có khả năng chữa nhiều bệnh lý liên quan tới xương khớp
Vị thuốc có khả năng chữa nhiều bệnh lý liên quan tới xương khớp
  • Bài thuốc trị sốt rét

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dây gắm, hạt cau, ô mai và dây cóc, hảo quả, cây chó đẻ và hà thủ ô.

Cách sử dụng: Người dùng sắc các vị thuốc trên với khoảng 600 – 700ml nước. Phần nước thuốc sau khi sắc còn khoảng 250ml. Bệnh nhân chia thành 2 lần uống để có thể làm thuyên giảm tốt tình trạng bệnh.

  • Bài thuốc chữa chứng lở sơn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rễ cây dây gắm

Cách sử dụng: Người bệnh sắc rễ gắm với một chút nước, sắc thuốc bằng lửa nhỏ. Sau đó chắt lấy phần nước và chia thành 2 bữa uống trong ngày. Thuốc không để sang ngày hôm sau sử dụng tiếp sẽ làm giảm công dụng.

  • Bài thuốc chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rễ cây gắm, nhân trần, lá đuôi lươn, bạch đồng nữ, nhân trần, nghệ đen.

Cách sử dụng: Tất cả các vị thuốc trên bạn đem phơi khô và thái nhỏ. Mỗi lần sắc với khoảng 500ml nước, thu về 200ml nước và uống 2 bữa trong ngày. Thuốc nên duy trì đều đặn cho tới khi các triệu chứng có thay đổi.

Thân và rễ của cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh
Thân và rễ của cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh

Xem thêm

Lưu ý khi sử dụng cây dây gắm

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng dây gắm, người dùng cần chú ý sử dụng theo đúng những chỉ dẫn dưới đây:

  • Trước khi sử dụng gắm, người bệnh cần tới các bệnh viện, phòng khám để kiểm tra tình hình sức khỏe, bệnh lý. Nghe theo sự tư vấn từ các thầy thuốc để có những bài thuốc điều trị phù hợp. 
  • Người bệnh không tự y bốc thuốc, kết hợp đơn thuốc khi không rõ thể trạng của cơ thể.
  • Khi mua dây gắm, bạn nên chọn lựa dây gắm có nguồn gốc từ khu vực Hà Giang, Yên Bái. Nơi đây có khí hậu thích hợp nhất để cho ra những dây gắm có hàm lượng hoạt chất cao. Đặc biệt những cây có độ tuổi từ 4 năm trở lên và thu hoạch vào mùa thu đông sẽ có mức dược tính cao nhất.
  • Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân sử dụng đúng liều lượng, chỉ dẫn. Không tự ý lạm dụng thuốc sẽ có khả năng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Để chắc chắn nhất về phương pháp sử dụng dây gắm để điều trị bệnh, người bệnh cần trao đổi, tham khảo tư vấn từ các bác sĩ và thầy thuốc. Hy vọng rằng qua những thông tin trong bài viết này, người dùng đã hiểu rõ hơn về dây gắm để từ đó có phương pháp sử dụng một cách hợp lý nhất.

Tìm hiểu thêm