Cỏ tranh: Nhận biết dược liệu, công dụng và 12 bài thuốc thường dùng

Cập nhật: 12/04/2024

Cỏ tranh là dược liệu dân gian có tính cam hàn, vị ngọt, được kê đơn sử dụng trong các bài thuốc chủ trị bệnh về đường tiết niệu, tiêu hóa, nóng gan,… Cụ thể loại dược liệu này có thể dùng cho đối tượng nào, chi tiết các bài thuốc và giá bán ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tổng quan về dược liệu cỏ tranh

Cỏ tranh là một loại cây mọc dại, sống lâu năm thường được tìm thấy ở nhiều vùng quê. Trong y học cổ truyền, cỏ tranh còn được biết đến với tên gọi Bạch Mao, rễ cỏ tranh khô gọi là Bạch mao căn, rễ tươi là Sinh mao căn, hoa gọi là Bạch mao hoa, tất cả đều được sử dụng làm dược liệu, làm thuốc điều trị các bệnh lý thường gặp.

  • Tên khoa học: Imperata cylindrica
  • Họ: Lúa
Cây cỏ tranh mọc dại ở nhiều vùng quê từ Bắc chí Nam
Cây cỏ tranh mọc dại ở nhiều vùng quê từ Bắc chí Nam

Cây cỏ tranh như thế nào? Hình dáng, đặc điểm và phân bổ địa lý

Cây cỏ tranh có dáng mảnh, đứng thẳng, rễ mọc dài ăn sâu xuống đất. Lá cây mọc đứng dọc theo thân, phần lá cứng có gân nổi lên trên bề mặt, hẹp và dài; hai mặt lá khác nhau, mặt trên nhám còn mặt dưới nhẵn bóng hơn; mép lá cỏ tranh thường sắc, có thể làm đứt tay nếu không may chạm vào. Hoa cỏ tranh hình chùy giống như cỏ bông lau, các sợi hoa trắng, bông, nhẹ, nhìn qua giống hình dạng chổi xể. Nhờ kết cấu hóa nhẹ nên đến thời kỳ, hoa sẽ phát tán rất xa khi có gió.

Cây cỏ tranh là cây mọc dại, có thể tìm thấy ở bất kỳ vùng quê nào từ Bắc chí Nam.

Thu hái và sơ chế

Cây cỏ tranh mọc quanh năm nên khi cần có thể thu hoạch bất cứ lúc nào, tuy nhiên cỏ tranh phát triển mạnh mẽ nhất ở giai đoạn tháng 3 – 4 và tháng 10 – 11 hằng năm. 

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Lá có tranh chỉ dùng khi còn tươi còn nếu muốn bảo quản dược liệu chỉ sử dụng phần rễ. Rễ dược liệu sau khi thu hái sẽ cắt bỏ phần cuống rễ, bỏ rễ con, bỏ lá và làm sạch. Sử dụng phương pháp phơi nắng, sấy hoặc sao vàng để làm khô dược liệu. Sau khi đã được bào chế, cỏ tranh sẽ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà, ngoài mặt có nhiều nếp nhăn dọc, nhiều đốt, các đốt rễ trung bình dài 1 – 3.5 cm.

Để bảo quản dược liệu tốt nhất nên buộc lại thành từng bó và để ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt, mối mọt. Cỏ tranh khô có thể bảo quản rất lâu mà không mất đi dược tính vốn có.

Sau khi thu hái, dược liệu được làm sạch trước khi phơi sấy
Sau khi thu hái, dược liệu được làm sạch trước khi phơi sấy

Thành phần hóa học

Nghiên cứu tìm ra một số thành phần hóa học quan trọng có trong cỏ tranh gồm: Glucose, Fermenol, Potassium, Calcium,Fructose, Oxalic acid, Cylindrin, Arundoin.

Rễ cỏ tranh có tác dụng gì?

Là một loại dược liệu dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, hiện tại rất nhiều công dụng của cỏ tranh, cụ thể phải kể đến như:

Công dụng trong Đông y

Cỏ tranh được dùng nhiều hơn trong Đông y học cổ truyền:

  • Tính vị: Hoa có tính ôn, vị ngọt; rễ có tính hàn, vị ngọt
  • Quy kinh: Quy vào kinh tâm, vị, tỳ
  • Công dụng: Đông y chỉ ra những công dụng phổ biến nhất của cỏ tranh gồm: trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, trị tiểu khó, tiểu ra máu; ngăn ngừa chứng thổ huyết, chảy máu cam. Ngoài ra, rễ cỏ tranh còn giúp thông tiểu, tẩy độ, niệu huyết, khát nước.

Công dụng trong y học hiện đại

Cỏ tranh có nhiều công dụng, cụ thể các tác dụng đã được thử nghiệm trên thỏ, chuột:

  • Làm đông máu nhanh: Bột Mao căn được sử dụng trong điều trị canxi của huyết tương thỏ, dược liệu đã chứng minh hiệu quả làm rút ngắn thời gian hồi phục nhanh hơn.
  • Lợi niệu: Thuốc đen sắc hoặc ngâm trong nước kiệt thụt dạ dày thỏ mang lại hiệu quả lợi niệu, tác dụng sau 5 – 10 ngày. Do thuốc có nhiều muối kali nên có tác dụng liên quan đến hệ thần kinh.
  • Ức chế vi khuẩn: Thử nghiệm thuốc có tác dụng với trực khuẩn lî Flexner và Sonnei, tuy nhiên, không có tác dụng với trực khuẩn Shigella.

Lưu ý, cỏ tranh không có tác dụng giải nhiệt và có chứa độc tính tự nhiên nên không thể sử dụng tùy tiện. Thỏ nhà được nuôi bằng nước sắc cỏ tranh sau 36h đồng hồ có dấu hiệu tăng hô hấp, vận động chậm, các hoạt động khác đều bị ức chế. Tuy nhiên, sau khi dừng uống, hoạt động lại hồi phục lại như bình thường.

Nếu dùng nước sắc thuốc chích tĩnh mạch liều từ 10 – 15g/kg xuất hiện dấu hiệu thở gấp, hoạt động chậm, sau 1 giờ lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên khi tăng liều len 25g/kg thì thỏ sau 6h bị chết.

Rễ cỏ tranh chữa bệnh gì? 12 bài thuốc hay

Dân gian lưu truyền nhiều cách sử dụng cỏ tranh dược liệu làm thuốc, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng này dùng trong trường hợp nào. Sau đây là những tổng hợp về bài thuốc từ cỏ tranh bạn đọc nên lưu lại để dùng khi cần thiết.

Bài thuốc trị sốt xuất huyết

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm do muỗi gây nên. Dường như năm nào cũng có dịch sốt xuất huyết khiến hàng ngàn người mắc bệnh kéo theo những triệu chứng như sốt cao đột ngột, sốt li bì nhiều ngày. 

Rễ cỏ tranh có tính mát, quy vào tâm tỳ vị, có tác dụng lợi tiểu, cầm huyết trị chứng khái huyết, xuất huyết tiểu tiện.

  • Các dược liệu bao gồm: Cỏ tranh,bội lan, đơn sâm, đơn bì, lô căn, hoàng bá
  • Thực hiện sắc uống một ngày từ 1 – 3 tháng và chia làm nhiều lần uống.

Tác dụng cỏ tranh trong trị chảy máu cam

Trong đông y, chứng chảy màu cam được gọi là “Tỵ nục” khởi phát do nhiệt vong hành tức huyết phận có nhiệt. Chảy máu cam không đơn thuần chỉ là do mũi bị tổn thương mà còn do sự thiếu điều đạt của tạng phế, thận, tỳ, can,…

  • Các dược liệu bao gồm: Sinh mao căn, chi tử
  • Thực hiện sắc thuốc và uống khi còn nóng, lưu ý dùng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để có kết quả tốt nhất. Sau khi dùng 1 – 3 thang sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc chữa bí tiểu, khó tiểu

Bí tiểu là cảm giác buồn đi tiểu nhưng không tiểu được gây ra hiện tượng căng tức rất khó chịu. Người bệnh sẽ cần dụng lực khi đi tiểu nhưng số lượng nước tiểu không đáng kể, bụng luôn có cảm giác căng đầy, thỉnh thoảng xuất hiện co thắt.

Bí tiểu không phải là một chứng bệnh có thể coi thường, bởi để lâu kéo dài có thể khiến bàng quang bị dãn trần trọng, mất đi khả năng co bóp tự nhiên. Bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tiết niệu ngược dòng, suy thận và nhiều biến chứng khác. Bài thuốc sử dụng cỏ tranh được dùng như sau:

  • Cách 1: Rễ cỏ tranh loại khô, hoa cúc, xa tiền tử, râu ngô đen trộn đều và sắc với nước uống hết trong ngày. Dùng nước thuốc sắc uống liên tục trong vòng 10 ngày.
  • Cách 2: Rễ cỏ tranh loại khô, diếp cá, rau má, râu ngô, lá sen cạn đem đun với nước, chắt lấy nước uống, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Rễ cỏ tranh dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về đường tiết niệu
Rễ cỏ tranh dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về đường tiết niệu

Bài thuốc làm mát gan, giải độc cơ thể

Nóng trong khiến cơ thể luôn trong trạng thái bực bội, khó chịu, mụn ngứa xuất hiện liên tục không kiểm soát kèm theo các triệu chứng khác như vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, hơi thở có mùi khó chịu, nổi mề đay, nổi ban đỏ. Dùng cỏ tranh để cải thiện chứng nóng trong như sau:

  • Cách 1: Cỏ tranh tươi rửa sạch đem đun với nước, chắt lấy nước đun dùng uống thay nước lọc mỗi ngày, kiên trì dùng từ 10 – 15 ngày liên tục để thấy hiệu quả.
  • Cách 2: Rễ cỏ tranh tươi làm sạch phần vỏ, đem hầm với thịt lợn nạc và dược liệu Bạch anh loại còn tươi. Mỗi ngày ăn món hầm rễ cỏ tranh 1 lần, liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày.

Bài thuốc cỏ tranh chữa bệnh thận

Những tổn thương ở thận rất dễ tiến triển nặng thành mãn tính và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không nhận thức và kiểm soát sớm. Rễ cỏ tranh được xem là một loại dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị viêm thận khi còn ở giai đoạn cấp tính, kìm hãm sự phát triển của bệnh và cải thiện đáng kể nhiều triệu chứng. Người bệnh có thể tham khảo 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài 1: Rễ cỏ tranh dạng tươi kết hợp với các dược liệu kim anh tử, cam thảo nam, kinh giới, hoàng đằng, mã đề, kim ngân hoa, mần trầu, đậu đen.  Mỗi loại dược liệu lấy một lượng bằng nhau đem rửa sạch và sắc với nước, khi nước đun cạn còn ⅓ thì chắt uống trong ngày. Lưu ý uống thuốc sau bữa ăn và dùng liên tục 15 ngày.
  • Bài 2: Rễ cỏ tranh khô đem sắc với lửa nhỏ đến khi nước sắc còn khoảng 100ml, thuốc chia làm 3 lần uống, thực hiện lặp lại liên tục trong vòng 1 tháng.

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Sự tấn công của các loại vi khuẩn có thể khiến nhiều cơ quan của đường tiết niệu bị nhiễm trùng, gây viêm. Viêm đường tiết niệu đi kèm với các triệu chứng như: buồn tiểu liên tục, nước tiểu sẫm màu và có mùi nồng nặc, đau rát khi đi tiểu, thường xuyên buồn nôn,…

Viêm đường tiết niệu cần điều trị càng sớm càng tốt nếu không muốn gây nên những tổn thương thận vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn ở phụ nữ mang thai đó là có nguy cơ sinh non rất cao.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng cỏ tranh thực hiện như sau:

  • Dược liệu bao gồm: Rễ cỏ tranh khô, hương nhu, đinh lăng, tang diệp, kim ngân, kim tiền thảo, diếp cá, rau má.
  • Các dược liên đem sắc lấy nước dùng hết trong ngày.

Bài thuốc cải thiện chứng ho lâu ngày do phế hư

Phế hư là chứng bệnh gây nên bệnh ho lâu ngày khiến thương khí, phế khí suy giảm do tâm, tỳ, thận khí hư. Phế hư có các biểu hiện như ho dai dẳng dẫn đến mất sức, đờm nhiều, khí đoản, cơ thể dễ bị cảm mạo, lưỡi nhợt nhạt.

Ho lâu ngày do phế hư có thể dùng mao căn để điều trị, vừa an toàn, vừa hiệu quả như sau:

  • Dược liệu bao gồm: Rễ cỏ tranh khô, cát cánh, cam thảo, trần bì, can khương, tang bạch bì, rễ xương sông, bán hạ chế.
  • Dùng tất cả dược liệu sắc mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống hết trong ngày. Kiên trì uống khoảng 3 – 4 ngày để thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.
Dùng dược liệu trị ho cũng rất hiệu quả
Dùng dược liệu trị ho cũng rất hiệu quả

Bài thuốc trị chứng nước tiểu vàng, vàng da

Vàng da, nước tiểu vàng được xem là do can khí uất kết được điều trị bằng cỏ tranh với các bài thuốc đã được kiểm nghiệm bởi nhiều tính bệnh cụ thể. Bài thuốc dùng như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm rễ cây cỏ tranh dạng khô, củ đợi, nhân trần, xa tiền, chỉ xác, đan bì, thược dược trắng, đinh lăng, nam hoàng bá, chi tử.
  • Dược liệu đem sắc mỗi ngày một thang, chia 2 lần uống hết không để qua đêm.

Bài thuốc chữa ho ra máu do phế nhiệt

Phế nhiệt gây ho thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ. Khi trẻ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, tiếp xúc với nắng thường xuyên gây cảm nhiễm nhiệt tà khí gây nên chứng phế nhiệt. Phế nhiệt nhẹ có thể gây khô họng, ho khan, mũi đặc, táo bón, nước tiểu vàng,… nặng có thể gây ho ra máu vô cùng nguy hiểm.

Nếu trẻ mắc chứng ho ra máu, các thầy thuốc có thể tham khảo bảo thuốc từ mao căn như sau:

  • Dược liệu mao căn dạng khô kết hợp với cỏ mực, ngân hoa, rau má và sinh địa.
  • Tất cả đem sắc cùng nước lọc ở lửa nhỏ, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày đến khi triệu chứng ho giảm thiểu.

Bài thuốc trị chứng khô họng, khô miệng

Tân dịch hao tổn thường xảy ra ở người cao tuổi gây khô họng, háo nước, liên tục khát nước. Dùng mao căn là cách chữa bệnh an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp với mọi đối tượng. Cụ thể:

  • Rễ cỏ tranh kết hợp với cát căn, đinh lăng, mạch môn, trạch tả, cam thảo, khởi tử, sơn thù, đan bì, sa sâm, hoài sơn.
  • Dùng tất cả các dược liệu trộn đều cho vào sắc cùng nước lọc trong khoảng 30 – 45 phút ở lửa nhỏ. Đến khi lượng nước còn ⅓ đem chắt lấy nước và chia làm 2 lần uống. Dùng hết thuốc trong ngày theo thang được thầy thuốc chỉ định.

Bài thuốc cải thiện chứng xuất huyết tiêu hóa

Chảy máu đường tiêu hóa là hệ quả của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa không được kiểm soát, đây là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể xuất hiện ở thực quả, dạ dày, ruột,…

Khi phát hiện bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ khám và điều trị. Bài thuốc dùng mao căn chỉ được dùng khi khi có chỉ định của thầy thuốc khi hiện tượng của bệnh đã được kiểm soát.

  • Dùng rễ cỏ tranh khô hết hợp với trách bạch diệp, cây a giao, thục địa, gừng tươi đã nướng cháy cạnh.
  • Đem sắc với nước uống, chia uống hết từ 2 – 3 lần, thuốc chưa uống có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Bài thuốc trị hen suyễn

Là một dạng bệnh lý về đường hô hấp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng. Người bệnh hen suyễn thường sẽ phải dùng đến thuốc tân dược nên trước khi muốn dùng thêm mao căn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng mao căn để kiểm soát triệu chứng như sau: Dùng rễ cỏ tranh tươi đem sơ chế thật sạch rồi dùng sắc thuốc uống sau mỗi bữa ăn, thực hiện liên tục từ 7 – 8 ngày.

Các món ăn từ cỏ tranh – vừa ngon vừa bổ

Không chỉ được dùng làm thuốc, nhờ có những công dụng vô cùng tốt mà các bộ phận của cây cỏ tranh còn được dùng để chế biến nên nhiều món ăn khác nhau. Đây là một cách sử dụng cỏ tranh nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc dùng thuốc.

Có thể dùng có tranh dạng tươi hoặc dạng khô để chế biến món ăn
Có thể dùng có tranh dạng tươi hoặc dạng khô để chế biến món ăn

Món mao căn tử tô ẩm

Đây là một loại nước uống có thể dùng thay nước lọc sử dụng cho người bị phù thận, toàn thân phù ở thể nhẹ, người cao tuổi nếu mắc chứng phù thiểu dưỡng cũng có thể sử dụng loại nước này.

Cách thực hiện:

  • Cỏ tranh tươi, râu ngô, tử tô đem sơ chế sạch, để ráo nước
  • Cho vào nồi dùng nước lọc ngang mặt dược liệu
  • Đun ở lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, nước sôi thêm 5 – 7 phút là dùng được.

Nước ép bạch mao căn

Loại nước ép dùng từ cỏ tranh tươi này được dùng rất phổ biến, nhất là các trường hợp bị chảy máu cam đột ngột. Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm cỏ tranh loại tươi to đem rửa sạch, vẩy ráo nước
  • Cho vào máy xay cùng nước lọc, dùng vải màn vắt lấy nước cốt để uống. Hoặc bạn cũng có thể cho vào cối giã cho đến khi nát, đem vắt lấy nước dùng uống trực tiếp.

Cỏ tranh tươi hầm đậu đỏ

Dùng ăn rất tốt cho những người bị chứng phù nề bụng. Cách thực hiện:

  • Cỏ tranh tươi rửa sạch, thái khúc vừa ăn
  • Đậu đỏ loại bỏ hạt lép, có thể ngâm trong nước 3 – 4 tiếng đồng hồ
  • Đem đậu đỏ, cỏ tranh cùng một chút nước nấu cùng nhau. 
  • Khi đậu mềm nhừ, thêm muối hoặc đường tùy khẩu vị và thưởng thức cả nước và cái.

Cháo bạch mao căn

Cũng sử dụng cho những người bị phù, thực hiện như sau:

  • Lấy 1 lạng gạo tẻ, 1 lạng đậu đỏ và 2 lạng cỏ tranh tươi
  • Cho cỏ tranh vào một nồi nước nấu trước trong vòng nửa tiếng, vớt bỏ bã
  • Cho gạo và đậu đỏ và nước cỏ tranh nấu cháo như bình thường, thêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Món cháo có thể dùng đậu đỏ hoặc không đều có công dụng như nhau.

Lưu ý khi sử dụng cỏ tranh – Giải đáp thắc mắc liên quan

Có thể thấy, dù chỉ là một loại cỏ dại nhưng mao căn lại có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe mà chúng ta không nên bỏ qua. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc dùng cỏ tranh vì thực tế chúng là thảo dược thiên nhiên chưa qua bào chế, chưa được tách bỏ độc tố. Do vậy trước khi sử dụng cỏ tranh, người bệnh cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

Đối tượng KHÔNG phù hợp dùng cỏ tranh:

  • Người có thể trạng ốm yếu, thể hàn
  • Người tỏa nhiệt nhiều
  • Phụ nữ mang bầu và đang cho con bú
  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần hóa học trong mao căn tuyệt đối không sử dụng.
  • Đối tượng khi sử dụng dược liệu gặp phải tình trạng đau bụng, nôn mửa cần ngưng sử dụng ngay và tới gặp bác sĩ để được xử lý.

Cỏ tranh là loại dược liệu có độc!

Như đã đề cập ở trên, thực nghiệm trên cá thể thỏ cho thấy cỏ tranh có thể khiến hoạt động cơ thể bị ức chế nếu dùng ở liều cao thậm chí khiến cá thể thỏ bị chết. Do vậy, dù là dược liệu tự nhiên nhưng người dùng tuyệt đối không lạm dụng quá liều. Nên hỏi ý kiến những người có chuyên môn trước khi dùng bất kỳ bài thuốc nào từ cỏ tranh.

Liều dùng cỏ tranh hợp lý là bao nhiêu?

  • Cỏ tranh dạng khô khuyến cáo nên dùng từ 12 – 20g mỗi ngày
  • Cỏ tranh dạng tươi nên dùng 30 – 35g mỗi ngày
  • Khuyến cáo tuyệt đối không dùng cỏ trang quá 40g/ngày.

Đối với mỗi cơ địa khác nhau tác dụng của dược liệu cũng sẽ khác nhau, có người sử dụng bài thuốc có hiệu quả nhanh nhưng cũng có những người cần kiên trì trong thời gian dài mới nhận thấy sự thay đổi. Do vậy, người bệnh nên kiên trì dùng đúng theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo phát huy tác dụng tối đa các bài thuốc.

Rễ cỏ tranh mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Là một loại cỏ dại nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm được cỏ tranh và sơ chế đạt chuẩn, do vậy dược liệu cỏ tranh bán sẵn cũng được rất nhiều người bệnh tìm mua khi cần thiết. Đa số các nhà thuốc Nam đều có bán dược liệu mao căn nhưng không phải ở đâu cũng đảm bảo uy tín, chất lượng. Dược liệu không rõ nguồn gốc có thể khiến bệnh nặng hơn, dai dẳng hơn thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể.

Khi lựa chọn nhà thuốc để mua dược liệu, người dùng cần đặc biệt tìm hiểu kỹ thông tin về cơ sở kinh doanh trước khi quyết định, tránh tiền mất tật mang. Những nhà thuốc đảm bảo uy tín thường sẽ công khai về giấy phép kinh doanh, giấy tờ về nguồn gốc dược liệu khi được khách hàng yêu cầu. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tham khảo thông tin qua internet để tìm kiếm những địa chỉ mua hàng được nhiều người đánh giá tốt hoặc dễ nhất là hỏi người thân quen.

Rễ cỏ tranh khô hiện tại đang được bán trên thị trường với mức giá khoảng 135.000 vnđ/ 500g. Thông thường 1 thang thuốc dùng trong ngày chỉ sử dụng 10 – 20g dược liệu nên khi mua hàng bạn có thể mua nhiều để về dùng dần, lưu ý bảo quản đúng cách là được. Không nên mua một lần quá nhiều, tránh trường hợp không bảo quản được gây hư hỏng dược liệu.

Cỏ tranh, rễ cỏ tranh có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thường gặp. Đây là một vị thuốc khá an toàn, hiệu quả nhanh, chi phí không cao. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về dược liệu, trường hợp có thể sử dụng và cách sử dụng hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC