Cây cỏ ngọt: Đặc điểm, công dụng, hướng dẫn chi tiết cách dùng an toàn và hiệu quả nhất

Cập nhật: 11/04/2024

Cây cỏ ngọt là dược liệu được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian và Đông y. Nhờ thành phần chứa lượng lớn hoạt chất có lợi, loại cây này có khả năng đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị vượt trội đối với một số bệnh như tiểu đường, huyết áp, lợi tiểu, viêm nướu, nóng trong,…

Thông tin chung về cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt là cây thuộc dòng cúc, có tên khoa học là Stevia Rebaudiana. Dân gian thường gọi loại cây này là Cúc ngọt hoặc Cỏ đường.

Đặc điểm sinh học

Đây là thực vật sống lâu năm, tuổi đời có thể kéo dài từ 6 tháng tuổi. Phần gốc phát triển lâu có xu hướng hóa gỗ, thân nhỏ chỉ cao khoảng 1m. Cành cây phân tại gốc, lá và các cành non đều được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.

Cỏ ngọt là cây thuộc dòng cúc,
Cỏ ngọt là cây thuộc dòng cúc,

Lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá có hình mũi mác nhọn, chiều rộng khoảng 15 – 30mm và chiều dài từ 30 – 60mm. Bên trên bề mặt lá hiểu thị 3 đường gân chạy từ cuống. Mép lá có thể trơn hoặc có răng cưa.

Loại cây này khi phát triển sẽ cho ra hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm gồm khoảng 5 hoa nhỏ, cánh màu trắng ngà. Hoa có mùi thơm nhẹ và phần vòi nhụy vươn ra ngoài.

Phân bố địa lý

Cây chủ yếu mọc ở đất nước Paraguay và di thực vào nước ta những năm trước 1990. Hiện nay, rất nhiều địa phương đã áp dụng trồng dược liệu diện tích lớn và phục vụ chế biến trong ngành dược liệu, thực phẩm.

Thời điểm thu hoạch và cách sơ chế

Loại dược liệu này có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để thu hoạch chính là vào tháng 8. Cây cỏ ngọt ra hoa vào khoảng tháng 10 – tháng 2 năm sau. Tất cả các bộ phận đều có vị ngọt đặc trưng, tuy nhiên sau khi tiến hành phơi khô làm dược liệu, vị ngọt chủ yếu tập trung và được giữ lại ở phần lá.

Khi tiến hành thu hoạch, bạn nên cắt từng đoạn cành dài khoảng 20 – 25 cm, sau đó loại bỏ lá già và sâu héo. Để tiến hành làm khô dùng trong thuốc chữa bệnh, có thể đem sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc phơi nhiều nắng cho tới khi đạt được chất lượng như ý. 

Cây cỏ ngọt khô sẽ có mùi hơi khó chịu, ngai ngái. Vì vậy để bảo quản dược liệu và giảm mức độ ảnh hưởng của mùi thuốc nên phun nước làm ẩm rồi cho vào túi ủ kín trong 2 – 3 ngày. Sau đó đem phơi khô sẽ khắc phục được tình trạng này mà không làm mất đi dược tính của dược liệu. 

Trường hợp dùng lâu dài, bạn cần để cây ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng quá mạnh, tránh làm ảnh hưởng tới độ ngọt và dược tính của thuốc.

Tác dụng của cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng.

  • Theo y học hiện đại: Cây chứa rất nhiều hoạt chất có lợi như steviol, chất béo, protein, carbohydrate. Trong đó steviol mặc dù tạo ra vị ngọt gấp 300 lần so với đường kính và không bị phân hủy hay lên men nhưng chứa rất ít năng lượng, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, ăn kiêng hoặc cao huyết áp…Trong loại thực vật này chỉ có hàm lượng etanolicl tối thiểu, không gây độc tới sức khỏe người dùng.
  • Theo y học cổ truyền: Cây có vị ngọt dịu, tính mát giúp điều trị bệnh hạ huyết áp, lợi tiểu, tiểu bí, tiểu rắt một cách an toàn nhất.

7 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt khô không có độc tố, phù hợp sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. 

Tác dụng của cây cỏ ngọt trong điều trị bệnh dạ dày

Tinh chất trong loại cây này giúp hỗ trợ điều trị các cơn đau, đặc biệt là đau dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Bạn chỉ cần đun nước cỏ ngọt khô hoặc tươi, sau đó uống hằng ngày trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Huyết áp cao có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe. Người bệnh có thể kết hợp lá cỏ ngọt, hoa hòe đã sao vàng, hoa cúc, quyết minh tử sao vàng, đem rửa sạch và sắc lấy nước uống hằng ngày.

Cây cỏ ngọt chữa tiểu đường 

Những tinh chất trong cây khô đặc biệt phù hợp trong điều trị bệnh tiểu đường ở độ tuổi 50, giúp lợi tiểu, ổn định đường huyết. Để thực hiện  bài thuốc, bạn cần phơi khô khoảng 2,5g cỏ ngọt, đem sắc với 500ml cho tới khi nước cạn vừa đủ 2 bát. Chia đều ngày uống 2 lần.

Phòng ngừa bệnh tim mạch và ổn định cân nặng

Béo phì, thừa cân là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh trĩ, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, gút hoặc đau nhức xương khớp…. Bạn đọc có thể áp dụng bài thuốc từ cỏ ngọt để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm. Đem sắc cỏ ngọt với lượng nước vừa đủ, uống liên tục trong vòng nhiều ngày.

Cách sử dụng cây cỏ ngọt để làm đẹp da

Dùng nước cỏ ngọt kết hợp với các thảo dược hỗ trợ như ké đầu ngựa, hồng hoa, kim ngân cành, xuyên khung, phòng phong… Sẽ giúp cho người bệnh đào thảo độc tố tích tụ trong gan, thận, ẩn sâu dưới da. Qua đó đem lại cho bạn làn da mịn màng, căng sáng, ngừa viêm da và trị mụn trứng cá, giảm tiết bã nhờn…

Hỗ trợ thúc đẩy lợi tiểu

Khi kết hợp cỏ ngọt với nhân trần, cam thảo, trà atiso và hãm với nước nóng uống hằng ngày sẽ giúp lợi tiểu, cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tích cực đào thải độc tố qua đường bài tiết. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý khi áp dụng bài thuốc chứa cam thảo cho người cao huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Cách dùng cỏ ngọt để chăm sóc tóc

Các chị em sở hữu mái tóc xơ rối, mỏng, nhiều gàu hoàn toàn có thể lấy lại sự tự tin bằng biện pháp phục hồi từ cây cỏ ngọt. Sử dụng nước cỏ ngọt để gội đầu hoặc ủ tóc khoảng 10 – 15 phút sau khi làm sạch sẽ giúp phục hồi đáng kể hư tổn của tóc.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu làm thuốc

Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cỏ ngọt không có tính độc, an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên dùng trà cỏ ngọt khi đói, nên dùng khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn
  • Nên sử dụng ấm đất hoặc nồi đun sắc chuyên dụng để nấu thuốc từ cây cỏ ngọt, như vậy mới giữ lại được tối đa dược tính.
  • Đối với các bệnh nhân bị tiểu đường, cỏ ngọt chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị.
  • Tìm mua dược liệu tại các cơ sở phân phối uy tín, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc rõ ràng.

Cỏ ngọt là loại dược liệu quen thuộc, dễ sử dụng và có tính an toàn cao. Hy vọng qua những thông tin mà bài viết cung cấp, độc giả đã có thêm nhiều kinh nghiệm và ứng dụng một cách khoa học nhất vị thuốc này trong quá trình bảo vệ sức khỏe.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC