Cỏ chân vịt: Đặc điểm, công dụng, hướng dẫn áp dụng 16 bài thuốc phổ biến

Cỏ chân vịt là một cây thuốc quý trong Y học cổ truyền với nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe con người, giúp khắc phục bệnh tiểu đường, dạ dày, gan thận. Mặc dù có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này trong đời sống thường ngày nhưng ít ai biết được cách sử dụng loại cây này một cách khoa học nhất.

Thông tin chung về cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt là loại cây thuộc họ lúa, có thể tự trồng hoặc mọc dại ở nhiều nơi. Nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất có lợi đã giúp cho cây cỏ chân vịt trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong những bài thuốc chữa bệnh viêm gan, thận, bồi bổ cơ thể hoặc tiểu đường.

Thông tin chung về cỏ chân vịt
Thông tin chung về cỏ chân vịt

Đặc điểm sinh học

Cây cỏ chân vịt còn có tên gọi khác là cây cỏ chửa, cây thủy hảo… Đây là giống cây thuộc họ lúa có tên tiếng anh là Hygroryza Aristata Nees. Chúng được xếp vào nhóm thực vật thân mềm với lớp lông bao phủ bên ngoài, cao khoảng 15 – 20cm.

Phần lá cây có màu xanh nhạt, mọc tủa thành nhiều lá hình dài, nhọn ở phần đầu trên. Mỗi lá đều có lớp lông tơ bên ngoài, nhọn dần lên trên. Ở mép lá có mọc các hình răng cưa nhỏ. Phần hoa được chia thành 4 nhánh mọc ở đầu ngọn cây. Khi phát triển, chúng mọc thành từng cụm khác nhau có hình cúc hoặc tập hợp ở một bên cành. Khi già đi, hoa trở nên tròn dần và khô lại giống như chân vịt. Chính vì thế, dân gian thường đã gọi chúng là cây chân vịt.

Phân bố địa lý

Cỏ chân vịt thường thấy ở những đất nước thuộc Châu Á như Ấn Độ, Lào, Indonesia và một số quốc gia Châu Âu như Úc.

Tại Việt Nam, cây cỏ chân vịt mọc hoang dã ở rất nhiều nơi như đồng ruộng, ven đường, chủ yếu là những nơi ẩm ướt. Loại cây này phát triển tốt ở những vùng như Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…

Hướng dẫn thu hoạch

Cỏ chân vịt dễ dàng sinh sống và phát triển tại nước ta nên có thể thu hoạch quanh năm. Vòng sinh trưởng phổ biến của chúng là bắt đầu mọc vào mùa mưa hoặc cuối đông, sau đó thu hoạch vào mùa xuân năm sau. Hầu hết các bộ phận của loại cây này đều được tận dụng để chế biến thành thuốc như thân, hoa, quả và cả phần rễ.

Sau khi thu hoạch, các phần dùng để làm thuốc sẽ được phơi khô hoặc tán thành bột mịn.

Cây cỏ chân vịt có tác dụng gì?

Cỏ chân vịt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh.

Công dụng của cỏ chân vịt theo y học hiện đại

Thành phần của loại cây này chứa rất nhiều chất có lợi như Alcaloid Cepharanthin, tinh dầu 0.01% giúp kháng khuẩn, chống sưng viêm hiệu quả, đồng thời hỗ trợ giảm đau.

Công dụng của cỏ chân vịt theo y học cổ truyền

Cỏ chân vịt có tính ấm, vị đắng hơi chát, cay nồng và có mùi thơm đặc trưng của các loại cỏ giúp:

  • Giảm đau nửa đầu, có lợi cho hệ thần kinh.
  • Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, chữa bệnh khó tiêu và loại bỏ giun sán.
  • Chữa trị hen suyễn, ho nhiều.
  • Tác dụng giải độc gan, mát gan và lợi tiểu
  • Điều trị các bệnh viêm da, kích thích hình thành tế bào mới, phục hồi nhanh vết thương, không để lại sẹo. 

Hướng dẫn sử dụng cỏ chân vịt làm thuốc chữa bệnh

Cỏ chân vịt có thể chữa trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nắm vững những cách thực hiện và liều lượng sử dụng sẽ giúp bạn thu được hiệu quả tối ưu, trong thời gian nhanh nhất.

Cỏ chân vịt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh.
Cỏ chân vịt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh.

Trị bệnh đau đầu và thư giãn đầu óc

Để loại bỏ triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt do căng thẳng tâm lý kéo dài bạn có thể dùng cây cỏ chân vịt tươi, sau đó giã nát lấy nước cốt uống ngày 10 – 15ml.

Chữa hôi miệng

Sử dụng một nắm cỏ chân vịt tươi, tiến hành nghiền nhỏ. Sau đó trộn nước cốt thu được với 1 thìa cà phê giấm và dùng ngậm hoặc súc miệng vào mỗi sáng – tối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, khắc phục hiện tượng hơi thở có mùi.

Công dụng của cây chân vịt chữa giang mai

Bệnh giang mai, lở loét da là cơn ác mộng của bất cứ người nào mắc phải. Để khắc phục nhanh chóng các tổn thương trên da, bạn có thể phơi khô cây chân vịt. Sau đó đem thái nhỏ, ngâm cùng 15- 20ml nước.

Dùng hỗn hợp thu được thoa lên da mỗi ngày một lần sẽ có tác dụng giảm ngứa, se khít vết thương và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Điều trị ngứa da, ghẻ lở

Ngứa da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bệnh tự miễn, vi khuẩn tấn công, nguồn nước, cơ địa dị ứng, tác dụng phụ của thuốc… Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thường xuyên sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người bệnh.

Đối với bài thuốc chữa ngứa da từ cây chân vịt, bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng lá khô, đem nghiền nhỏ thành bột. Sau khi trộn với 2 thìa nước có thể đắp lên da, áp dụng ngày 2 lần.

Khôi phục chức năng gan thận

Gan, thận ứ đọng quá nhiều độc tố là nguyên nhân dẫn tới suy giảm miễn dịch, khởi phát nhiều dạng tự miễn, ngứa ngáy, táo bón, tiểu dắt… Nhằm giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, bạn nên dùng cỏ chân vịt phơi khô, đem cán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng ¼ thìa cà phê bột pha với 120ml nước ấm để uống.

Chữa bệnh rối loạn tiêu hóa bằng cây chân vịt

Cỏ chân vịt chứa nhiều hợp chất giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và đào thải độc tố ra ngoài, loại bỏ tình trạng táo bón, sôi bụng, đầy hơi. Mỗi ngày, bạn nên dùng khoảng ¼ thìa cà phê bột cây chân vịt, đem pha với nước ấm để uống, mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.

Cách dùng cây chân vịt cải thiện chức năng của mắt

Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng mỏi mắt, đau đỏ mắt sau một ngày dài làm việc thì không nên bỏ qua bài thuốc từ cây chân vịt. 

Bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng hoa cây chân vịt vừa đủ, sau đó nghiền nhỏ và trộn với mật ong. Có thể uống hỗn hợp hằng ngày để tăng cường thị lực.

Chữa giun sán trong ruột

Nếu đang e ngại việc sử dụng các loại thuốc tẩy giun có thể đem lại tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo cách làm như sau: lấy bột cây chân vịt hoặc mua nguyên liệu phơi khô và tự cán mịn. Sau đó mỗi ngày pha với 150ml nước ấm để uống sẽ giúp đào thải các loại giun, sán ra khỏi đường ruột một cách tự nhiên.

Khắc phục bệnh lý đường hô hấp

Viêm họng, ho khan, viêm amidan, ngạt mũi,… đều là những bệnh lý hô hấp phổ biến xảy ra khi thay đổi thời tiết và có tính lây lan cao. Bạn có thể cải thiện hệ hô hấp bằng cách dùng mỗi ngày một thìa bột cây chân vịt, hòa với 150ml và uống vào mỗi buổi sáng.

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng cỏ chân vịt

Cỏ chân vịt có khả năng cân bằng đường huyết rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần kết hợp quả cau tươi và cây chân vịt đã loại bỏ phần rễ, nấu chung với 2 lít nước cho tới khi thuốc cạn chỉ còn ½ so với ban đầu. Sau đó cùng uống hằng ngày thay nước lọc.

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ

Ngoài tác dụng điều trị bệnh tiêu hóa, cây cỏ chân vịt còn giúp hỗ trợ cải thiện biểu hiện bệnh trĩ. 

Bạn sử dụng rễ của cây chân vịt sau đó pha với mật ong hoặc sữa bơ với tỷ lệ vừa đủ. Sắc uống 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục từ 14 – 20 ngày sẽ thấy giảm rõ rệt ngứa ngáy vùng hậu môn, co búi trĩ và giảm kích thước.

Điều trị kinh nguyệt không đều

Trường hợp lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều bất thường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt đời thường, chị em có thể tham khảo bài thuốc từ cây chân vịt. 

Dùng khoảng 3g bột cỏ chân vịt sau đó pha với sữa bơ (nên chọn loại không đường) và uống 2 lần mỗi ngày.

Dứt điểm bệnh thấp khớp

Kết hợp hai loại nguyên liệu bao gồm gừng tươi và cây chân vịt, sau đó nghiền nát lấy nước cốt. Hòa hỗn hợp này với nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau nhức xương khớp.

Tăng cường chức năng tình dục

Hòa một lượng vừa đủ bột cây chân vịt với sữa không đường và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút có tác dụng cải thiện sinh lực phái mạnh, kéo dài thời gian quan hệ.

Trị thủy đậu

Các hoạt chất có trong thành phần của cỏ chân vịt giúp điều trị hiệu quả tình trạng tổn thương da và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo. Bài thuốc chữa thủy đậu từ cây chân vịt giúp loại bỏ độc tố ở cả trong cơ thể và trên da.

Người bệnh chỉ cần đun nước chân vịt đun sôi và uống trực tiếp, kết hợp với phương pháp đốt phần thân, bôi lên nốt thủy đậu sẽ giúp xẹp mụn nước nhanh chóng.

Trị bỏng bằng cỏ chân vịt

Tiến hành trộn bột cỏ chân vịt với lòng trắng trứng gà, khuấy đều tay. Tiếp đến đắp hỗn hợp vào nơi bị bỏng, sau 2 tiếng có thể rửa lại với nước ấm.

Xem thêm

Cỏ chân vịt mua ở đâu?

Mua cỏ chân vịt ở đâu, giá thành bao nhiêu là thắc mắc của không ít độc giả quan tâm. Trên thực tế, chân vịt là loại cây mọc hoang và rất dễ dàng tìm kiếm ở vùng đất ẩm, bờ ruộng hoặc ven đường. 

Người bệnh nên nên tìm tới những nhà phân phốii uy tín
Người bệnh nên nên tìm tới những nhà phân phối uy tín

Nếu người bệnh có nhu cầu mua thảo dược đã qua sấy khô, hoặc ở dạng bột mịn để tiện bào chế nên tìm tới những nhà phân phối nông sản, phòng khám y học cổ truyền hoặc trang website uy tín.

Lưu ý quan trọng khi dùng các bài thuốc từ cỏ chân vịt

Việc ứng dụng các bài thuốc từ cỏ chân vịt thực chất xuất phát từ những mẹo dân gian. Chính vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh mới khởi phát hoặc ở mức độ cấp tính. Hiệu quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hấp thụ của cơ địa.

Chính vì vậy, để tránh tác dụng ngoài ý muốn, bạn nên chủ động thăm khám y tế và tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ.

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới độc giả những thông tin chi tiết nhất về cách ứng dụng cây cỏ chân vịt. Mong rằng qua đó có thể làm phong phú thêm kiến thức về dược liệu cho bạn đọc quan tâm và có được cho mình các bài chữa mẹo hay tại nhà. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH