Chuối hột rừng: Đặc điểm, công dụng, 8 bài thuốc hay dễ áp dụng

Cập nhật: 12/04/2024

Chuối hột rừng là nguyên liệu tự nhiên vô cùng quen thuộc đối với đa số người Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại cây này chứa đựng hàm lượng dược tính cao, giúp tăng cường thể lực, bồi bổ gan thận… Dưới đây là những thông tin chi tiết về cách dùng, đặc điểm của dược liệu này.

Thông tin chung về chuối hột rừng

Chuối là là loại cây dễ trồng, khả năng thích ứng cao, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi. Đây không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của mỗi nhà mà còn được giới y học phương Đông xem là dược liệu quý, chữa được nhiều bệnh.

Đặc điểm thực vật

Cây chuối hột rừng có chiều cao khoảng 3 – 4m. Cây có thân xốp, phiến lá dài, mặt sau thường có tia, phần cuống màu xanh sọc đỏ. Phần hoa chuối hột có vỏ ngoài màu đỏ thẫm gần giống các loại chuối khác. Buồng chuối chỉ có khoảng ít hơn 10 nải, xen lẫn ở giữa những quả chuối vàng hoa mọc thẳng ở ngọn. Điểm khác biệt chính là ở trong mỗi quả chứa rất nhiều hạt to từ 4 – 5mm.

Cây chuối hột rừng có chiều cao khoảng 3 - 4m.
Cây chuối hột rừng có chiều cao khoảng 3 – 4m.

Cây chuối hột rừng được chia thành 2 loại chính dựa trên kích thước quả: 

  • Cây trái to 
  • Cây trái nhỏ. 

Tuy nhiên, loại trái nhỏ thường được ưa chuộng hơn khi dùng với mục đích ngâm rượu. Quả càng nhỏ thì phần nhựa và hàm lượng dinh dưỡng cũng nhiều hơn. Đây là điều làm nên sự khác biệt với các loại chuối thông thường.

Bên cạnh đó, nếu dựa trên cách sơ chế, cây chuối hột có thể được chia thành:

  • Chuối hột rừng tươi
  • Chuối hột rừng khô

Ngoài ra, nhiều khu vực có thói quen phân chia các loại chuối hột dựa theo địa lý. Chuối hột rừng trồng ở những nơi khác nhau sẽ cho ra những đặc điểm riêng biệt:

  • Chuối hột vùng Tây Bắc: Phần quả thường được thái lát khoảng 1cm, phơi khô. Đường kính quả chuối thường lớn hơn và ít hạt hơn loại Tây Nguyên. Màu của quả chuối sau khi phơi sẽ có màu đỏ.
  • Chuối hột vùng Tây Nguyên: Đối với loại chuối này, người ta thường tiến hành phơi khô nguyên củ, chọn những loại quả nhỏ bằng ngón tay. Khác với chuối hột vùng Tây Bắc, màu sắc thu được sau khi phơi khô phần quả sẽ chuyển sang đen, ít thịt, nhiều hạt và có mùi chuối chín.

Phân bố địa lý

Chuối hột rừng chủ yếu sống phân bổ ở các vùng cao, tỉnh thành miền núi như Tây bắc, vùng núi miền Trung và Bắc Trung Bộ… Do đặc tính sinh học, chúng sinh trưởng rất tốt ở địa hình nhiều sỏi đá, dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng từ tự nhiên mà không cần tốn nhiều công chăm bón.

Thu hái và sơ chế

Chuối hột có thể dễ dàng sinh trưởng và thu hoạch quanh năm. Người bệnh có thể tiến hành thu hoạch phần quả, thân, hạt, củ để dùng phơi khô, hoặc đem sao vàng làm thuốc.

Tác dụng của chuối hột rừng

Cây chuối hột rừng có rất nhiều công dụng trong bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng, đào thải độc tố đã được cả y học hiện đại và cổ truyền công nhận.

Công dụng của chuối hột rừng theo y học hiện đại

Bên trong thành phần của chuối hột chứa rất nhiều hoạt chất cơ lợi như flavonoid, tannin, sesquiterpenoid, monoterpenoid, polyphenol, quinone và saponin. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự hiện diện của một số khoáng chất như kali 4, clorua, canxi và cacbon và axit béo như C18, C16, protein cùng chất diệp lục. Từ đó cho thấy hiệu quả của chuối hột rừng trong:

  • Kháng khuẩn: Hoạt chất flavonoid trong chuối hột rừng có khả năng ức chế khả năng tổng hợp protein của vi khuẩn, kết hợp cùng chất tannin để tiêu diệt lớp vỏ ngoài của vi khuẩn gây bệnh. Sự có mặt của các chiết xuất từ ethanol còn giúp người dùng chống lại các vi khuẩn gây bệnh lỵ, vi khuẩn gram -.
  • Chống oxy hóa: Bên cạnh tác dụng khuẩn, kháng viêm, thành phần của chuối hột còn chứa rất nhiều chất có khả năng chống oxy hóa. Phù hợp dùng trong điều trị bệnh lý tiểu đường, mỡ máu cao, hỗ trợ điều trị ung thư vú và ung thư đại tràng. 

Công dụng của chuối hột rừng theo y học cổ truyền

Chuối hột rừng phơi khô trở thành nguyên liệu quen thuộc trong rất nhiều bài thuốc điều trị sỏi thận, thúc đẩy loại bỏ sỏi thận, bàng quang, bệnh dạ dày.

  • Chuối hột chữa dạ dày: Đem chuối hột rừng phơi khô và nghiền nhỏ ra thành bột giúp chữa viêm loét dạ dày, phục hồi thể lực toàn diện, hỗ trợ chức năng của các cơ quan khác.
  • Chuối hột rừng chữa sỏi thận: Từ xa xưa, cha ông ta đã ứng dụng chuối hột trong các bài thuốc chữa bệnh tiết niệu, bàng quang, đánh tan sỏi thận
  • Chuối hột trị táo bón: Để khắc phục tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em, người già, bạn có thể dùng 1 – 2 quả chuối hột, nướng trên bếp lửa đến khi ngả sang màu đen. Sau đó nghiền nát ăn d Chuối hột rừng khô giảm đau nhức: Hạt của chuối hột có thể tiêu sưng, giảm đau, chữa nhức mỏi chân tay… Bạn nên tìm mua những dòng chuối nhiều hột để bài thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.

8 bài thuốc hay từ cây chuối hột rừng

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết giúp người bệnh ứng dụng hiệu quả nhất cây chuối hột trong việc chăm sóc sức khỏe.

Các bài thuốc hay từ cây chuối hột rừng
Các bài thuốc hay từ cây chuối hột rừng

Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận

Chọn buồng chuối hột đã chín, lọc bỏ phần hạt sau đó đem đi phơi khô. Sau đó nghiền nhỏ hạt chuối thành bột mịn. Mỗi lần dùng đun khoảng 7 thìa cà phê bột với 2 lít nước. Chờ tới khi thuốc cạn vừa đủ 2 bát nước, người bệnh lọc lấy nước trong và uống liên tục trong khoảng 60 ngày.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Sử dụng khoảng 200g hạt chuối, đem giã nát và ngâm trong rượu 40 độ trong khoảng thời gian 10 ngày. Hoặc bạn có thể tham khảo cách chế biến nguyên liệu đơn giản hơn là thái chuối hột thành từng lát mỏng, phơi từ 4 – 5 nắng.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, thi thoảng lắc đều lên. Người bị đau xương khớp dùng mỗi ngày 30ml chia đều 2 lần, trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Chuối hột rừng chữa đau bụng kinh

Bạn nên chuẩn bị chuối hột rừng nhiều hạt, nhựa cùng với vỏ chuối, cam thảo và quế chi. Sau đó đem phơi khô vỏ chuối hột sau đó đem sao vàng và tán mịn thành bột cùng với những nguyên liệu khác.

Trộn hỗn hợp cùng với mật ong, khuấy đều để các vị thuốc hoàng quyện vào nhau. Thực hiện tạo thuốc thành những viên hoàn nhỏ, ngày uống 3 viên.

Hướng dẫn chữa bệnh táo bón bằng cây chuối hột

Người bệnh đem rửa sạch phần hoa của cây chuối hột, rửa sạch, thái nhỏ và ngâm trong nước để lấy hết đi phần nhựa. Sau đó, chần qua phần hoa chuối với nước nóng và đem trộn với nộm thịt gà. Hàm lượng chất xơ cao có trong các nguyên liệu này sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón đáng kể.

Chữa hắc lào bằng cây chuối hột

Không chỉ những quả chuối hột chín mới có tác dụng chữa bệnh, phần nhựa từ những trái xanh hoàn toàn có thể giúp người dùng đẩy lùi triệu chứng hắc lào.

Người bệnh chỉ cần cắt đôi quả chuối xanh, gạt lấy phần nhựa để bôi trực tiếp vào da. Nếu lượng nhựa ít, có thể thái nhỏ chuối xanh thành lát, đem phơi khô sau đó cán nhỏ thành bột mịn, trộn chung với nước và đắp lên nốt hắc lào. Những hoạt chất trong bài thuốc sẽ đem lại hiệu quả ngăn cản diện tích vết thương lan rộng, giảm nguy cơ lây lan và để lại sẹo thâm.

Mẹo hay giúp tăng tiết sữa từ chuối hột

Bên trong hoa chuối hột có chứa lượng lớn chất xơ có khả năng thúc đẩy tăng lượng sữa cho sản phụ sau sinh. Các mẹ có thể thái nhỏ hoa chuối, đem ngâm nước và dùng làm gỏi hoặc hấp, trần qua với nước nóng, sau đó ăn sống.

Hỗ trợ ngăn chặn tình trạng ho ra máu

Để tiết chế và giảm thiểu tình trạng ho ra máu, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc dân gian từ cây chuối hột như sau: 10 gam lá chuối hột phơi khô, 20 gam tinh tre kết hợp cùng 20 gam mốc cau. Tất cả tán nhỏ, hòa cùng nước uống có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa cơ thể và giảm thiểu độc tố trong phổi, tiêu độc, làm mát.

Điều trị tiểu đường với cây chuối hột

Tiểu đường là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai mắc phải và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp đặc trị từ Tây y, người bệnh có thể tham khảo mẹo dân gian giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong cơ thể từ cây chuối hột.

Người bệnh chỉ cần đào lấy củ của cây chuối hột, sau đó đem rửa sạch và ép lấy khoảng 100ml nước cốt. Dùng phần nước thu được uống dần trong ngày. Để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên kết hợp thiết lập, duy trì chế độ ăn uống khoa học, điều độ và ít đường.

Mua chuối hột rừng ở đâu tốt nhất? Chuối hột giá bao nhiêu?

Mặc dù chuối hột rừng có thể dễ dàng tìm kiếm ngoài tự nhiên tại các vườn cây hoặc tự trồng tại nhà. Tuy nhiên, để được sử dụng các sản phẩm ở dạng đã qua bào chế (dạng bột, phơi khô..), đảm bảo chất lượng và tiết kiệm thời gian, bạn nên tìm kiếm ở những phòng khám đông y, trang web phân phối chính hãng, cửa hàng nông sản hoặc hiệu thuốc. Giá thành ở mỗi nơi bán sẽ có sự chênh lệch không đáng kể.

Bạn nên tìm kiếm ở những địa chỉ uy tín
Bạn nên tìm kiếm ở những địa chỉ uy tín

Giá bán chuối hột đã qua sơ chế dao động như sau:

  • Chuối hột rừng đã thái lát, phơi khô có giá khoảng 75.000-110.000 đồng/kg
  • Chuối hột rừng phơi khô nguyên quả có giá từ 90.000- 130.000 đồng/kg
  • Chuối hột rừng khô Tây Nguyên có giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng/ 1kg

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng chuối hột rừng

Các bài thuốc từ cây chuối hột rừng đã đem lại rất nhiều hiệu quả tích cực trên cơ thể người dùng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, độc giả nên đặc biệt chú ý tới những điều như sau:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc nguyên liệu, chỉ nên mua ở những cơ sở phân phối uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kém chất lượng.
  • Trong điều trị bệnh đau dạ dày, cần tránh sử dụng với lượng nước quá đặc, cân bằng tỷ lệ giữa các nguyên liệu.
  • Các bài thuốc chỉ phù hợp dùng trong trường hợp bệnh chớm khởi phát, tránh áp dụng cho các bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng hoặc chuyển sang dạng mãn tính.
  • Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với chế độ ăn uống, kiêng khem khoa học để giảm thiểu nguy cơ tái phát và biến chứng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về dược liệu chuối hột khô và cách áp dụng khoa học nhất. Mong rằng qua bài viết trên, độc giả có thể bỏ túi thêm những cách chữa bệnh tại nhà bổ ích nhất.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC