Cây thù lù: Đặc điểm nhận biết và cách dùng 7 bài thuốc quý

Cập nhật: 24/04/2024

Cây thù lù mọc hoang ở nhiều nơi và được dân gian gọi là cây tầm bóp. Đây là dược liệu được dùng để trị rất nhiều chứng bệnh như ho, cảm mạo, viêm phế quản, tiểu đường,…

Tìm hiểu chung về cây thù lù

  • Tên khoa học: Physalis angulata L.
  • Họ: Cà – Solanaceae.
  • Tên gọi khác: Cây tầm bóp, lồng đèn,…

Đặc điểm thực vật

Cây thù lù là cây gì? Đây là giống cây cao từ 50 – 90cm, thuộc loại cây thân thảo. Thân có nhiều cành, thường mọc rủ xuống đất. 

Lá cây hình bầu dục, có màu xanh, dài khoảng 0,3cm và rộng từ 0,2 – 0,4cm. Lá mọc so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài. 

Hoa màu trắng, mọc đơn độc, cánh hoa mỏng có 5 cánh, nhụy vàng. Đài hoa màu xanh có hình chuông, bên ngoài bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.

Quả thù lù mọng, hình tròn, có bề mặt nhẵn và ra quanh năm. Quả có màu xanh khi còn nhỏ và chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu cam khi chín. Bao bọc bên ngoài quả là lớp đài bảo vệ, dùng tay bóp vào quả sẽ thấy có tiếng kêu. 

Hình ảnh cây thù lù
Hình ảnh cây thù lù

Phân biệt các loại cây thù lù

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thù lù khác nhau, có thể phân biệt dựa trên đặc điểm sau: 

  • Cây Thù lù cạnh: Có đặc điểm miêu tả bên trên, thường được dùng nhiều làm thuốc.
  • Thù lù nhỏ (Physalis minima): Là loại cây thuộc loại thảo hằng niên, cao khoảng 40cm, thân có lông. Lá có phiến dài từ 2 – 9cm, rộng 1 – 5cm, mép lá có răng thưa, mặt có lông mịn, cuống dài 1 – 5cm. Hoa màu vàng nhạt, nhỏ, tràng hoa có đốm nâu. 
  • Thù lù lông: Cây cao gần 1m, phủ đầy lông, nhiều nhánh, cành non mọc đứng. Lá có phiến xoan tam giác, gốc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có thùy cạn, dài 3,5 – 10cm, rộng 2 – 5cm và có lông mềm. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có màu vàng, đài cao 5mm, có lông, tràng hình chuông. Quả thù lù lông mọng, hình cầu, màu vàng, to khoảng 1,5cm, mang đài tồn tại to, vỏ mỏng có lông.
  • Cây thù lù đực (cây lu lu đực, cây nút áo): Thân hơi có lông, cao 50 – 80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài từ 4 – 15cm, rộng 2 – 3cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5 – 8mm, khi non màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. Toàn cây có chất độc, khi vò có mùi hôi.

Tác dụng của thù lù cạnh và tác dụng cây thù lù đực khác nhau, do đó khi sử dụng làm thuốc cần phân biệt chính xác, tránh nhầm lẫn bài thuốc.

Phân bố địa lý

Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, loại cây này dễ mọc và mọc quanh năm. 

Cây thù lù Việt Nam thường thấy ở rất nhiều nơi, chúng chủ yếu mọc hoang tại những bãi cỏ, bãi đất hoang, bờ ruộng, ven đường làng,…

Thu hái và sơ chế

Cây thù lù thuốc nam sử dụng tất cả các bộ phận thân, rễ, lá, quả. 

  • Thời gian thu hái: Thu hái thù lù quanh năm. 
  • Sơ chế: Sau khi thu hái đem rửa sạch dược liệu để loại bỏ bụi bẩn, đất cát rồi đem phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng dược liệu tươi có thể rửa sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng từ 1 – 2 ngày.
  • Bảo quản: Sau khi phơi khô thì đem bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị ẩm mốc.

Cây thù lù có tác dụng gì? Cây thù lù trị bệnh gì?

Tính vị: Cây thù lù có tính mát, vị đắng; quả có tính bình, vị hơi chua.

Thù lù trong Đông y gọi là Cẩm đăng lông có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, tiêu độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng. 

Cây thù lù chữa bệnh gì? Cây được dùng trị viêm họng, khàn tiếng, ho kéo dài, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm,…

Quả thù lù cây thù lù trị bệnh gì? Quả cây thù lù có tác dụng tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt thường dùng để trị các bệnh như cảm sốt, đau họng, ho, yết hầu sưng đau,…

Theo nghiên y học hiện đại, thành phần hóa học có trong thân và quả cây thù lù gồm: Alcaloid, physagulin A-G, physalin A-D, F, L-O, các chất béo, protein, chất xơ, đường, vitamin C và một số khoáng chất khác như sắt, kẽm, lưu huỳnh, photpho, natri, canxi, magie,… 

Tác dụng chữa bệnh của cây thù lù – 7 bài thuốc hay

Cây thù lù được dùng trong các bài thuốc sau:

Trị cảm mạo

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh cảm mạo như ho có nhiều đờm, nôn, sốt, sưng đau yết hầu nên áp dụng bài thuốc sau:

Lấy 20 – 40g dược liệu thù lù khô sắc với nước để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang và chia ra uống từ 2 – 3 lần. Người bệnh cần kiên trì sử dụng nước thuốc hàng ngày các triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Trị bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt siêu vi

Sốt xuất huyết, cảm cúm và sốt siêu vi đều là những căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy khi gặp triệu chứng bệnh này thì nên dùng bài thuốc từ cây thù lù sau:

Lấy lá cây đi giã nhuyễn, hoa và cành sắc với nước trong khoảng 2 phút. Sau đó trộn phần nước cốt lá cây và nước thuốc sắc rồi chia ra uống từ 2 – 3 lần/ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong vòng 3 ngày bài thuốc sẽ có tác dụng giảm cúm sốt.

Điều trị bệnh ho có đờm

Tình trạng ho có đờm kéo dài có thể điều trị bằng bài thuốc sau: Dùng 50g dược liệu thù lù tươi hoặc 15g dược liệu khô. Sau đó mang dược liệu rửa sạch và đun cùng với 500ml nước, rồi chia ra uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng nước thuốc từ cây thù lù liên tục từ 3 – 5 ngày các triệu chứng ho có đờm sẽ giảm rõ rệt. 

Trị bệnh viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản có thể sử dụng các vị thuốc sau: Sử dụng 9g cát cánh, 3g cam thảo, 30g thù lù tươi. 

Cách dùng: Đem tất cả dược liệu rửa sạch và sắc với 700ml nước đến khi nước thuốc còn 1/2 thì tắt bếp. Sau đó đem thuốc chia ra 2 lần uống hết trong ngày. Uống nước thuốc liên tục trong 10 ngày nếu các triệu chứng bệnh viêm phế quản giảm thì dừng thuốc 5 – 7 ngày. Sau đó dùng liệu trình 2 trong vòng 10 ngày để các triệu chứng bệnh khỏi hoàn toàn.

Cây thù lù chữa được bệnh gì? Trị bệnh chàm và tay chân miệng

Khi bị chàm hoặc bệnh tay chân miệng, có thể áp dụng bài thuốc đơn giản dưới đây:

Lấy 50 – 100g thù lù tươi hoặc 15 – 30g dược khô đem đi sắc lấy nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó nên giã nát thù lù tươi rồi đắp lên các vùng da bị chàm. Kiên trì sử dụng bài thuốc tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm và không tái phát lại.

Điều trị bệnh nhọt vú, đau bìu dái, đinh độc

Dùng dược liệu thù lù trị mụn nhọt, đinh độc và đau bìu dái bằng cách:

Lấy 40 – 80g dược liệu tươi, đem rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó đem đi giã nát, lọc lấy phần bã và phần nước cốt riêng. Phần nước cốt dùng để uống còn phần bã đem đắp lên vùng da bị nhọt, sưng đau. Thực hiện uống và đắp thuốc thù lù mỗi ngày 1 lần, kiên trì 3 – 5 ngày triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Điều trị bệnh tiểu đường

Cách dùng: Lấy 1g chu sa, 1 quả tim lợn và 30 – 40g cây thù lù. Đem các vị thuốc hầm nhừ rồi dùng để ăn 2 ngày 1 lần. Dùng liên tục 5 – 7 lần lượng đường trong máu bạn sẽ có dấu hiệu suy giảm.

Cây thù lù có ăn được không?

Cây thù lù không chứa độc nên có thể dùng ăn được. Không chỉ vậy, đây còn là loại rau đặc sản được rất nhiều người ưa chuộng. Khi mới ăn có vị đắng nhẹ nhưng sau đó vị đắng này chuyển thành vị ngọt thanh ở đầu lưỡi. 

Rau thù lù có thể chế biến được nhiều món như luộc; xào với gừng, tỏi hoặc thịt bò, thịt nạc; nấu canh,…

Tuy nhiên khi sử dụng loại cây này làm món ăn cần chú ý: 

  • Rau có vị đắng rất hợp để cân bằng trong các bữa nhậu có các món ăn khác mang tính nóng, ấm như thịt dê, thịt chó,…
  • Không phù hợp khi ăn cùng các món tính lạnh như thịt trâu, lươn, cá, ốc,… Nếu kết hợp với những món ăn này người dùng sẽ bị chướng bụng, khó tiêu.
  • Canh thù lù kết hợp với ngao, cua,… mang tính lạnh do đó không tốt cho sức khỏe, nhất là những người tiêu hóa kém.
  • Đối với phụ nữ nếu ăn loại rau này thường xuyên khoảng 3 bữa trong một tuần (nếu cơ địa tốt, không bị đầy bụng, khó tiêu) thì da sẽ mịn màng, hết mụn nhọt, và có thể ngủ ngon.

Cây thù lù mua ở đâu?

Dược liệu thù lù khô có thể mua ở các quầy thuốc Đông y với giá thành 120.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ 1kg. 

Mua hạt giống cây thù lù có thể tham khảo tại các địa chỉ bán cây – hạt giống trên toàn quốc. Loại cây này thường mọc dại và phát triển tốt trong tự nhiên, do đó nếu có nhu cầu lấy giống có thể tự ươm bằng hạt khi quả chín.

Lưu ý khi sử dụng cây thù lù hàng ngày

Một số lưu ý khi sử dụng cây thù lù làm thuốc và món ăn là:

  • Phụ nữ mang thai và trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại cây này.
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây y hoặc thực phẩm chức năng khác thì nên lưu ý khi dùng dược liệu thù lù. Vì kết hợp chúng với nhau có thể dẫn đến phản ứng làm giảm đi chức năng điều trị bệnh và gây ra những tác dụng phụ không tốt.
  • Cây thù lù dễ bị nhầm lẫn với cây lu lu đực – loại cây chứa độc tố solanin nên cần lưu ý khi lựa chọn dược liệu. 
  • Khi sử dụng thù lù tươi cần rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất và vi khuẩn gây bệnh.
  • Nếu trong quá trình dùng cây thù lù cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Cây thù lù có thể dùng làm thuốc hoặc làm rau trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên khi sử dụng bạn đọc cần chú ý phân biệt đúng dựa trên đặc điểm cây tránh nhầm lẫn với loại cây lu lu có độc. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích với bạn đọc khi tìm hiểu về loại dược liệu tự nhiên này.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC