Cây Ổi Có Tác Dụng Gì? Dùng Trong Điều Trị Bệnh Gì?

Cập nhật: 12/04/2024

Cây ổi là một trong những cây ăn quả rất phổ biến, quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng các bộ phận của cây ổi như lá ổi, quả ổi,… lại là những thảo dược rất tốt được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về tiêu hóa, viêm ruột cấp, tiêu chảy, kiết lỵ,… cho hiệu quả rất tốt. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, dược tính và tác dụng điều trị bệnh của cây ổi, người bệnh theo dõi trong bài viết dưới đây.

Thông tin chi tiết về đặc điểm của cây ổi

Cây ổi hay còn có tên gọi khác như Phan thạch lựu, là ủi, Mác ổi, Mù úy piếu,… Là nhóm cây thuộc họ Sim Myrtaceae, có tên khoa học là Psidium guajava L.

Ổi thuộc nhóm cây ăn quả rất phổ biến. Loại cây cỡ nhỏ có chiều cao khoảng 3 – 5m. Lá ổi có hình bầu dục, mọc đối xứng nhau, cuống ngắn, mặt trên lá nhẵn hoặc hơi có lông, mặt dưới có lông mịn. Phiên lá ở tình trạng nguyên vẹn, khi soi kĩ sẽ thấy có túi tinh dầu bên trong.

Cây ổi không chỉ là loại cây ăn quả phổ biến mà còn là thảo dược quan trọng
Cây ổi không chỉ là loại cây ăn quả phổ biến mà còn là thảo dược quan trọng

Hoa ổi thường mọc ở các kẽ lá, hoa có màu trắng, mọc thành chùm. Quả ổi mọng ở đầu và có sẹo của đài ở dưới quá, hình dáng quả ở mỗi giống ổi sẽ khác nhau có thể tròn hoặc dài,… kích thước khác nhau. Bên trong quả ổi có nhiều hạt, hạt màu hơi hung vàng, hình thân và không đều nhau nằm trong thịt ruột quả, hơi mềm.

Phân bố

Về nguồn gốc ban đầu ổi thuộc nhóm cây có gốc ở miền nhiệt đới Châu Mỹ, đất nước Brazil. Loài cây này phát triển mạnh ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. 

Tuy nhiên hiện nay, ổi được trồng ở nhiều nơi hầu khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, ổi được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi, được trồng để lấy quả ăn.

Bộ phận dùng làm thuốc

Cây ổi có nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc như: Búp ổi, lá, vỏ thân, rễ, quả,… Tùy vào từng bài thuốc, bệnh lý sẽ lựa chọn bộ phận cho phù hợp.

Thu hái, sơ chế ổi dùng làm thuốc

Về mùa thu hái, các bộ phận như búp, lá, vỏ thân, rễ của cây ổi có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, vào mùa xuân và mùa hè phần búp và lá ổi sẽ là tốt nhất. Quả ổi được thu hái khi chín.

Với mỗi bộ phận của cây ổi là búp, lá, vỏ thân, rễ, quả,… sẽ có cách sơ chế khác nhau để giữ được dược tính tốt nhất. Sau khi thu hái có thể rửa sạch thảo dược, đem dùng trực tiếp hoặc phơi khô, sao sấy,…

Thành phần hóa học của thảo dược

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong các bộ phận của cây ổi có nhiều thành phần hóa học rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng tốt trong kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc, cầm đi ngoài,… Một số thành phần hóa chất điển hình trong ổi có thể kể đến như:

Mỗi bộ phận của cây ổi sẽ có những tác dụng, dược tính khác nhau
Mỗi bộ phận của cây ổi sẽ có những tác dụng, dược tính khác nhau
  • Quả ổi: Chứa nhiều Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin,… Trong quả ổi chín có nhiều Vitamin C, Polysaccharide,…
  • Lá ổi: Ngoài thành phần Beta-Sitosterol, Quereentin, Guaijaverin, Leucocyanidin và Avicularin trong lá ổi còn có chứa một số dược chất như Volatile oil, Eugenol,…
  • Rễ ổi: Có chứa một lượng lớn Arjunolic, Tanine và Organic acid,…

Dược tính, công dụng và liều dùng của vị thuốc cây ổi

Tính vị

Theo quan niệm của y học cổ truyền, dựa trên kết quả nghiên cứu các bộ phận dùng làm thuốc của cây ổi xếp tính vị như sau:

  • Lá ổi: Tính ấm, vị đẳng sáp. Có công dụng tiêu thũng giải độc và thu sáp chỉ huyết.
  • Quả ổi: Tính ấm, vị ngọt hơi chua sáp. Có công dụng kiện vị cố tràng và thu liễm.

Tác dụng dược lý của cây ổi

Theo quan niệm của y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thu sáp chỉ huyết, kiện vị cổ tràng, tiêu thũng giải độc.
  • Chủ trị: Kiết lỵ, tiêu chảy, ăn không tiêu, viêm ruột thừa cấp, viêm loét,…

Theo góc nhìn y học hiện đại:

  • Các dược tính, dược chất được chiết từ các bộ phận dùng làm thuốc của cây ổi có tác dụng: Kháng khuẩn, làm se niêm mạc, trị tiêu chảy,…

Liều dùng của dược liệu cây ổi.

  • Quả ổi xanh: Có vị chát và có thể gây táo bón. Được sử dụng trong điều trị tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Không nên quá 30 – 50g ổi xanh mỗi ngày.
  • Quả ổi chín: Có tác dụng nhuận. Không nên ăn quá nhiều ổi, sẽ gây đầy bụng, chán ăn.
  • Lá non và búp ổi: Thường được sử dụng trong chữa đau bụng đi ngoài. Có thể ăn búp, lá ổi tươi hoặc sao sắc, pha uống hàng ngày như trà. Liều lượng không quá 15 – 20g lá, búp ổi mỗi ngày.
  • Vỏ rễ và vỏ thân ổi: Được sử dụng trong điều trị tình trạng đi ngoài, rửa vết thương, vết loét,… Liều lượng sử dụng không quá 15g sắc lấy nước uống.

Cây ổi chữa bệnh gì? Các bài thuốc điều trị hiệu quả

Với những dược tính, công dụng trong thành phần thảo dược, các bộ phận của cây ổi được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh dùng từ lâu đời. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ổi có thể kể đến như:

Cây ổi chữa viêm dạ dày, viêm ruột

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi non, 6 – 9g gừng tươi, 1 ít muối ăn.
  • Cách dùng: Các nguyên liệu rửa sạch, trộn với nhau, vò nát, cho lên chảo sao nóng. Cho vào sắc với 300ml nước, đun đến khi còn 150ml, chia làm 3 phần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa cửu lỵ

  • Chuẩn bị: 2 – 3 quả ổi khô, 30 – 60g ổi tươi.
  • Cách dùng: Ổi khô thái thành miếng, ổi tươi rửa sạch, cho các nguyên liệu vào nồi đun với 300ml nước, đun đến khi còn 150ml, chia làm nhiều phần uống trong ngày. Ngày uống 1 thang.

Cây ổi chữa chứng tiêu hóa không tốt ở trẻ

Lá ổi được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý
Lá ổi được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý
  • Chuẩn bị: 30g lá ổi, 30g tây thảo, 15 – 30g gạo tẻ, 1 – 12g hồng trà
  • Cách dùng: Gạo tẻ sao thơm. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ thêm 1 lít nước, đun lửa nhỏ đến khi còn 1/2 lượng nước. Thêm vào 1 ít đường trắng và muối hạt. Chia làm 2 phần cho trẻ uống. Thuốc dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 20g búp ổi, búp hoặc nụ sim, búp vối, hạt cau già, rốn chuối tiêu, búp chè mỗi loại 12g.
  • Cách dùng: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi thêm 200ml nước, đun đến khi còn 100ml chia thành 3 lần uống trong ngày.

Quả ổi chữa băng huyết

  • Chuẩn bị: 5-7 quả ổi khô.
  • Cách dùng: Quả ổi khô sao cháy, tán thành bột. Dùng 9g bột, hòa với nước ấm uống đều đặn 2 lần/ ngày.

Quả ổi chữa tiểu đường

  • Chuẩn bị: 200g quả ổi tươi
  • Cách dùng: Ổi rửa sạch, ngâm nước muối, thái thành miếng, cho vào máy ép lấy nước. Chia đều thành 3 phần uống trong ngày. Ngoài ra có thể ăn khoảng 200g quả ổi mỗi ngày.

Rễ ổi trị đau răng

  • Chuẩn bị: 20g vỏ rễ ổi, 100ml dấm chua
  • Cách dùng: Cho các nguyên liệu vào nồi đun đến khi còn 50ml nước, chia thành nhiều phần dùng ngậm trong ngày. 

Bài thuốc lá ổi chữa sa trực tràng

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi tươi
  • Cách dùng: Lá ổi rửa sạch, ngâm nước muối. Đun với 200ml nước, dùng nước ngâm rửa hậu môn. Sử dụng hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá ổi trị mụn nhọt:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi non hoặc búp ổi, lá đào non
  • Cách dùng: 2 nguyên liệu rửa sạch, ngâm nước muối, để ráo nước. Đem giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da có mụn nhọt, để khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Thực hiện ngày 1 lần.

Các bài thuốc trị bệnh bằng cây ổi rất an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, với những người đang bị táo bón hoặc tả lỵ thì không nên dùng các bài thuốc có thành phần từ cây ổi. Trước khi sử dụng thảo dược cây ổi chữa bệnh, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn tốt nhất. 

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC