Cây Dạ Cẩm – Công Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh, Mua Ở Đâu, Giá Bán

Cây dạ cẩm là vị thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người biết đến với tác dụng chữa bệnh lở loét, nhiễm trùng vết thương và đặc biệt tốt với người bị bệnh về dạ dày. Loại cây này còn được nghiên cứu và bào chế thành nhiều sản phẩm đông dược khác chăm sóc sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất về loại cây thuốc đặc biệt này.

Thông tin chung về dược liệu cây dạ cẩm

Dạ cẩm là vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền Việt Nam. Loại cây này chứa nhiều thành phần có khả năng sát khuẩn cao, kháng viêm và làm lành vết thương nên được dùng cho những chứng bệnh lở loét, nhiễm trùng,… Dưới đây là các tên gọi liên quan:

  • Tên khác: Cây dạ cẩm do nhiều tác dụng khác nhau nên cũng được gọi bằng nhiều cái tên như: Cây loét mồm, cây chạm khẩu cắm, đất lượt, đứt lướt, cây loét miệng, dây ngón cái hay cây ngón lợn,…Phần lớn những cái tên đều rất dân giã, trong Đông y thì gọi là cây dạ cẩm.
  • Tên dược liệu: Oldenlandia eapitellata Kuntze.
  • Thuộc họ: Cà phê có tên pháp danh là Rubiaceae

Đặc điểm thực vật – Phân loại

Cây dạ cẩm thuộc giống cây thân bụi, leo cao từ 1 – 2m. Thân cây có dạng giống hình trụ, có phủ một lớp lông mịn ở bên ngoài. Thân cây được chia thành nhiều đốt nhỏ và mỗi đốt sẽ phình to, đây là vị trí trữ nước và dịch chiết của cây.

Hình ảnh cây dạ cẩm trong tự nhiên
Hình ảnh cây dạ cẩm trong tự nhiên

Lá của cây dạ cẩm mọc đơn và đối nhau. Lá cây có hình bầu dục hoặc có cái hình trứng dài từ 5 – 15cm hoặc hơn một chút, mỗi lá rộng từ 3 – 6cm. Mặt trên lá nhẵn và xanh đậm hơn mặt dưới, cuống của lá ngắn và gân nổi khá rõ.

Hoa dạ cẩm có màu trắng tinh khiết hoặc trắng vàng tùy vào điều kiện cây sinh sống. Tuy nhiên, dù là màu nào chúng đều mọc thành từng chùm ở kẽ lá hoặc phần đầu của ngọn cây.

Mỗi chùm hoa là những ống nhỏ xếp lại, mỗi cánh hoa còn có một lớp lông mềm phủ bao ở ngoài. Hoa dạ cẩm mọc nhiều nhất vào tháng 5 – 7 hàng năm. Sau thời gian này cây sẽ cho quả và trong một quả chứa rất nhiều hạt ở bên trong, màu đen.

Phân loại chính

Cây dạ cẩm có mấy loại? Thì hiện nay trong tự nhiên loại cây này được phân chia thành nhiều loại, giống khác nhau. Nhưng thường, người ta phân loại cây này thành hai loại chính, phân biệt dựa vào màu sắc thân cây chính là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím.

Trong đó mỗi loại lại được chia thành 2 loại nhỏ khác là loại có lông và loại không có lông phủ (hoặc có nhưng không rõ ràng). Đặc biệt những cây dạ cẩm thân xanh thì đốt mọc tương đối sát nhau, còn loại dạ cẩm thân tím đốt mọc xa nhau hơn.

Cây dạ cẩm mọc ở đâu

Cây dạ cẩm có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia,… Đây đều là những quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ mưa nhiều nóng ẩm, mùa đông lạnh khô rất thích hợp cho loại cây này sinh sôi và phát triển. Đồng thời hàm lượng dưỡng chất trong cây được đánh giá là tốt nhất

Loại cây này có khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt với mọi điều kiện sống
Loại cây này có khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt với mọi điều kiện sống

Còn tại Việt Nam, loại cây này sẽ phát triển tốt hơn ở những khu vực có độ cao trên 1000m có với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ và thuận lợi hơn như Hà Tây, Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn,… những khu vực miền núi Tây Bắc là khu vực có nhiều thảo dược quý hiếm nhất đặc biệt là cây dạ cẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Loại cây này có khả năng sống và thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết, do đó, có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên theo đánh giá và nhận xét về hàm lượng dưỡng chất tốt ở trong cây thì thời điểm thu hoạch thích hợp nhất chính là trước khi cây ra hoa, tầm trước tháng 5 hằng năm. Lúc này cây chưa có hoa thì sẽ tốt, chất dinh dưỡng tập trung nuôi dưỡng cây hơn.

Bộ phận dùng để làm dược liệu chính là lá, ngọn non, hoa và cả rễ cây đều dùng được. Tuy nhiên, thường thì rễ sẽ ít có tác dụng hơn những bộ phận còn lại. Sau khi thu hoạch về thì loại cây này sẽ được điều chế và sử dụng được 3 dạng sau:

Dùng tươi trực tiếp

Khi dùng tươi thường chỉ dùng lá, khi thu hái về thì rửa sạch và có thể sử dụng theo mục đích của mình. Nếu dùng dạng nước cốt hay đắp thuốc thì cần ngâm qua với muối loãng để dùng.

Dạng khô

Dạ cẩm thu hái được cắt nhỏ thành từng đoạn và đem đi sao vàng hạ thổ. Sau đó tiếp tục mang đi sấy khô để quắt hơn nữa. Sau đó bỏ vào túi bóng để bảo quản trong thời gian dài.

Cây dạ cẩm dược liệu dạng khô
Cây dạ cẩm dược liệu dạng khô

Cao dạ cẩm

  • Để điều chế thành cao dạ cẩm cần thu hái một lượng lớn dạ cẩm tươi, mang về rửa sạch và cắt thành từng đoạn nhỏ để phơi khô.
  • Sau đó cho 7kg dạ cẩm khô vào nồi nấu, lượng nước phải gấp 4 lần lượng thuốc.
  • Đun thuốc 6 tiếng, nước thuốc dần cô cạn lại còn khoảng 8kg cao.
  • Cho tiếp 2kg đường và quấy đều để hòa tan đường, cho tiếp 1kg mật ong nguyên chất dạng lỏng vào nối và đảo đều.
  • Thành phẩm thu được dạng cao đặc sền sệt, màu hơi nâu đen và đắng. Chắt ra hũ thủy tinh để dùng dần

Thành phần hóa học

Như đã nói từ đâu trong loại cây này tìm thấy rất nhiều chất chống viêm, kháng viêm tự nhiên và chất sát khuẩn làm lành vết thương rất tốt. Trong đó phải kể đến như: Alcaloid (1,982%), Saponin, Tanin và Anthra – Glucozit.

Cây dạ cẩm có tác dụng gì với sức khỏe? Đối tượng sử dụng

Loại cây thuốc này lần đầu tiên có công trình nghiên cứu và được ứng dụng trong điều trị các bệnh lở loét và dạ dày vào năm 1960 tại bệnh viện Lạng Sơn. Từ đó, dược liệu dạ cẩm cũng được nhiều người biết đến hơn, ứng dụng rộng rãi trong việc chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền

Trong các tài liệu ghi chép lại cây dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Thảo được quy vào kinh Tỳ và kinh Vị trong Kinh lạc của con người.

Tác dụng của cây dạ cẩm theo Y học cổ truyền: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm sưng đau, lở loét, làm lành những vùng niêm mạc dạ dày bị bong tróc, viêm loét, cân bằng dịch vị axit dạ dày…

Theo Y học hiện đại

Những thành phần hóa học tìm thấy ở trong cây dạ cẩm có thể chứng minh chúng có tác dụng trong việc: Cải thiện chứng bệnh ợ chua, ợ hơi do dạ dày, trung hòa dịch vị dạ dày, chữa bệnh viêm loét dạ dày và nhiều chứng bệnh khác ở cơ quan này.

Ngoài ra cây dạ cầm còn có thể trị những vết thương lở loét ngoài da, trong miệng, tưa lưỡi, trị viêm họng, trị các bệnh do vi khuẩn gây nên ở trong khoang miệng,…

Cây dạ cẩm rất tốt cho người dùng và có nhiều tác dụng khác nhau
Cây dạ cẩm rất tốt cho người dùng và có nhiều tác dụng khác nhau

Đối tượng nên sử dụng

Với những công dụng của cây dạ cẩm mang lại cho người dùng, những đối tượng sau có thể yên tâm dùng để trị bệnh:

  • Người bị viêm loét dạ dày, tưa lưỡi, lở mồm, nhiệt miệng.
  • Người bị đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon, viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược thực quản dạ dày, trào ngược dịch mật dạ dày,…
  • Người có những vết thương ngoài da bị nhiễm trùng lở loét, mưng mủ nghiêm trọng cũng có thể dùng loại cây này.
  • Trẻ nhỏ và người lớn cũng có thể yên tâm sử dụng mà không gây quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Liều lượng dùng

Mặc dù là loài cây tốt mang lại hiệu quả sử dụng cao, nhưng cũng chỉ nên dùng với một liều lượng nhất định để an toàn cho sức khỏe mà cây thuốc có thể phát huy hết tác dụng của mình. Cụ thể như sau:

  • Dạng thuốc sắc nước uống: Tá dược trong khoảng 10 – 25g là đủ.
  • Dạng cao đặc: Người bệnh chỉ nên dùng mỗi ngày từ 60 – 90 ml.
  • Dạng bột khô được tán mịn: Lượng dùng phù hợp nhất là 20 – 30ml/ ngày/

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ cây thuốc dạ cẩm

Cây dạ cẩm chữa bệnh gì? Loại thảo được này chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc được ứng dụng nhiều nhất được đông đảo người dân sử dụng mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe.

Bài thuốc từ cây dạ cẩm chữa viêm loét miệng

Viêm loét miệng là tên gọi chung cho những chứng bệnh xuất hiện ở khoang miệng. Khi gặp tình trạng này thường sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của con người. Mà ăn uống một khi ảnh hưởng kéo theo nhiều vấn đề khác về sức khỏe do không đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Do đó, khi gặp những tình trạng viêm loét miệng, người bệnh nên ứng dụng những bài thuốc dưới đây từ cây dạ cẩm.

1. Nước uống đun từ lá cây dạ cẩm

  • Chọn những lá dạ cẩm còn tươi non và rửa thật sạch, để đảm bảo tốt nhất trước đó có thể ngâm qua với muối loãng.
  • Cho lá dạ cẩm vào ấm cùng 1.5 lít nước, đun sôi trên lửa lớn.
  • Đun trong 15 phút bắt đầu tính từ khi sôi rồi chắt nước nước ra và uống thay trà hằng ngày.

Kiên trì sử dụng trong 1 tuần thì cơ thể sẽ thanh nhiệt, giải độc, lúc này những vết loét miệng cũng sẽ liền lại. Đồng thời khi nước dạ cẩm đi qua vùng da bị viêm loét cũng sẽ sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang những khu vực khác.

Dạ cẩm chữa bệnh về loét miệng
Dạ cẩm chữa bệnh về loét miệng

2. Bài thuốc bôi từ cây dạ cẩm trị loét khóe miệng

Cách tốt nhất để làm bài thuốc bôi từ cây dạ cẩm chính là dùng cao đặc để bôi. Tuy nhiên trong trường hợp không có thì bạn có thể thực hiện các bước dưới đây từ cây dạ cẩm tươi để làm thuốc bôi, tác dụng mang lại cũng rất tốt.

  • Chuẩn bị một nắm lá thuốc dạ cẩm, rửa sạch và ngâm qua muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Cho lá thuốc vào cối và giã nát chắt lấy phần nước cốt, chấm nhẹ lên miệng vết thương.
  • Ngày thực hiện 3 – 5 lần hoặc nhiều hơn càng tốt. Miệng vết thương nhanh chóng được sát khuẩn và lành lại nhanh chóng.
  • Hoặc sắc lá thuốc cùng 700ml nước đến khi cô cạn lại còn 100ml thì chắt ra bát và hòa cùng 3 thìa mật ong nguyên chất. Mỗi ngày lấy hỗn hợp này bôi lên miệng vết thương loét khóe miệng.
  • Lưu ý để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất cần vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối trước khi bôi thuốc.

3. Dạ cẩm kết hợp với cam thảo chữa loét miệng

  • Chuẩn bị khoảng 200 – 300g mỗi loại thảo dược dạ cẩm và cam thảo bắc đã được sấy khô, đem tán thành bột mịn.
  • Trộn đều hai loại bột dạ cẩm và cam thảo này với nhau.
  • Trong trường hợp bị loét miệng dùng 25g bột đã được hòa hãm cùng 250ml nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất từ bài thuốc.

4. Nấu cháo lá dạ cẩm

Những người bị viêm loét miệng thường việc ăn uống sẽ rất khó khăn, nhai nuốt cũng tạo những cơn đau. Một trong những món ăn có tác dụng hỗ trợ điều bệnh và tốt cho hệ tiêu hóa làm no bụng mà lại không phải nhai quá nhiều chính là cháo dạ cẩm.

  • Chuẩn bị một nắm lá dạ cẩm non, rửa thật sạch, rửa qua với muối loãng và thái thật nhỏ.
  • Sau đó, hầm cháo trắng, từ gạo nếp trên bếp. Khi chín thì cho thêm lá dạ cẩm non vào đảo đều.
  • Múc ra bát để đợi nguội một chút rồi ăn. Ăn từ 2 – 3 lần hằng ngày hoặc thay cơm luôn cho đến khi bệnh khỏi bệnh hoàn toàn.
Cháo trắng nấu cùng lá dạ cẩm non
Cháo trắng nấu cùng lá dạ cẩm non

Dùng cây dạ cẩm để chữa các chứng bệnh về dạ dày tại nhà

Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày không dùng thuốc vô cùng hiệu quả. Điều này không chỉ được truyền miệng trong dân gian mà ngay cả Đông y và Tây y cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu để chứng minh.

Hai thành phần Saponin và Tanin là những chất kháng viêm và có tác dụng làm lành vết thương tốt nhất. Một số bài thuốc nổi tiếng được nhiều người biết đến phải kể đến:

5. Bài thuốc sắc từ cây dạ cẩm chữa dạ dày

  • Chuẩn bị khoảng 25g lá dạ cẩm, chọn những lá non, càng non càng tốt và rửa lại thật sạch.
  • Cho lá thuốc vào trong ấm và sắc cùng 1 lít nước.
  • Đến khi nước còn khoảng ½ thì chắt ra và chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày.

6. Dạ cẩm và cam thảo chữa bệnh về dạ dày

Dạ cẩm kết hợp với cam thảo không chỉ có tác dụng trong việc chữa loét miệng mà còn dùng để chữa bệnh về dạ dày rất tốt.

  • Người dùng cũng tán bột dạ cẩm và bột cây cam thảo và trộn lại với nhau,
  • Mỗi ngày trước khi ăn khoảng 30 phút thì uống một cốc gồm 25ml bột cùng 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng thảo dược để chữa bệnh kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Rất nhiều người đã áp dụng và khỏi bệnh hoàn toàn không còn tái phát lại nữa.
Nước uống trộn từ bột dạ cẩm và cam thảo
Nước uống trộn từ bột dạ cẩm và cam thảo

7. Làm cao dạ cẩm chuyên biệt để chữa bệnh lý về dạ dày

  • Chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 5kg lá dạ cẩm, 1 lít mật ong nguyên chất và 2kg đường phèn.
  • Cho lá thuốc đã được rửa sạch vào trong nồi cùng nước để đun trong nhiều giờ, cho đến khi cô cạn lại thành dạng lỏng.
  • Cho đường phèn vào nồi và khuấy đều rồi cho tiếp mật ong vào đảo cùng.
  • Cuối cùng chắt lấy phần nước sền sệt thu được vào khay chờ nguội. Đó chính là cao đặc từ dạ cẩm tươi.
  • Ngày uống từ 2 – 3 lần trước khi ăn các bữa chính. Dùng 20ml dạ cẩm hòa cùng 200ml nước ấm 80 độ C.
  • Uống từ từ để thuốc đi vào cơ thể và lắng đọng.
  • Kiên trì sử dụng từ 3 tháng trở lên bạn sẽ thấy những thay đổi bất ngờ về tình trạng sức khỏe của mình.

8. Chữa các bệnh lý từ cốm dạ thảo

  • Bạn chuẩn bị 7kg dược liệu dạ cẩm dạng bột cùng 1kg cam thảo bắc cũng dạng bột, 2kg đường, hồ nếp.
  • Trộn dạ cẩm, cam thảo bắc và hồ nếp lại với nhau tạo thành hỗn hợp sền sệt, sáng mịn.
  • Cuối cùng thêm đường kính vào và hòa tan hoàn toàn.
  • Người lớn bệnh ngày uống 2 lần mỗi lần 15g thuốc, riêng trẻ nhỏ ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10g là đủ.

Xem thêm

Cây dạ cẩm giúp chữa loét miệng vết thương

Ngoài những tác dụng trên thì cây lót miệng còn có thể được dùng để chữa lành vết thương lở loét, bị nhiễm trùng ở ngoài da, như tai nạn, va quệt, ngã xe,…. Sử dụng dạ cẩm sẽ giúp kéo da non lên nhanh chóng, đồng thời hạn chế tối đa xuất hiện sẹo, rất phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng.

9. Thuốc đắp liền miệng vết thương

  • Bạn chuẩn bị thảo dược là lá dạ cẩm tươi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng, loại bỏ vi khuẩn.
  • Cho lá vào cối và giã nát.
  • Sau đó đắp cả phần bã và phần nước cốt vào vết thương. Đợi trong 15- 20 phút để lá khô lại thì bỏ đi.
  • Mỗi ngày đắp từ 2 – 3 lần và kiên trì trong 5 – 7 ngày. Tùy tình trạng vết thương mà thời gian kéo da non và hồi phục sẽ nhanh hơn.
Đắp nước cốt bã dạ cẩm lên miệng vết thương để điều trị bệnh
Đắp nước cốt bã dạ cẩm lên miệng vết thương để điều trị bệnh

Lưu ý trong quá trình sử dụng cây dạ cẩm để điều trị bệnh

Cây cỏ xước có gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi muốn sử dụng để điều trị bệnh. Hiện nay, có thể khẳng định là chưa có công trình nghiên cứu hay phát ngôn nào nói về cây dạ cẩm dùng sẽ gây tác dụng phụ cho người dùng.

Tuy nhiên, loại cây này phát huy tác dụng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Và một vài đối tượng khi dùng bị nổi mẩn, dị ứng hay là buồn nôn chóng mặt, đỏ là biểu hiện là bạn bị dị ứng với thành phần nào có trong thảo dược. Hoặc do bạn sử dụng quá liều. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người dùng bạn cần lưu ý những điều sau đây.

  • Nên sử dụng cây dạ cẩm với một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược lại.
  • Những đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú khi dùng cần được sự chỉ định và kiểm tra của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ.
  • Nếu bạn dùng cây dạ cẩm dưới dạng khô, bạn nên chọn màu ở những địa điểm uy tín, kiểm tra trước khi múa, tránh việc trộn hoặc lẫn thêm loại cây cỏ khác. Hoặc dược liệu đã bị đổi màu, nấm mốc thì nên bỏ đi mà không sử dụng nữa.
  • Người dùng khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng,… thì nên dừng sử dụng và đến cơ sở thăm khám Đông y để kiểm tra sức khỏe.
  • Những trường hợp sử dụng cây dạ cẩm để giã lấy nước cốt, đắp ngoài da cần ngâm muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá.
Lưu ý một vài điều trong quá trình sử dụng
Lưu ý một vài điều trong quá trình sử dụng

Mua cây dạ cẩm ở đâu an toàn, chất lượng? Giá bao nhiêu

Thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ chuyên cung cấp và phân phối dược liệu này cho những người có nhu cầu mua dùng mà không thể tự trồng hoặc thu hái. Tuy nhiên cũng vì nhiều tác dụng cho tốt sức khỏe con người, nhiều người ưa chuộng sử dụng dẫn đến tình trạng các đơn vị bán có trộn thêm thành phần thảo dược lẫn khác.

Điều này vô tình khiến cho người bệnh khi dùng không mang lại tác dụng như mong muốn, nguy hiểm hơn còn gây ra tác dụng phụ. Do đó chọn lựa địa chỉ uy tín trên thị trường để mua cây dạ cẩm là rất quan trọng.

Chọn địa chỉ mua hàng uy tín là rất quan trọng
Chọn địa chỉ mua hàng uy tín là rất quan trọng

Cây dạ cẩm là thảo dược, vị thuốc quan trọng quý hiếm được nhiều người ưa chuộng sử dụng, tác dụng mang lại của dược liệu mang lại cũng rất nhiều. Hy vọng với những thông tin của bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cây thuốc cũng như tin tưởng và sử dụng để chăm sóc sức khỏe của bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm