Cây bồng bông – Bí quyết chữa bách bệnh với 21 bài thuốc dân gian

Trong Đông y cây Bồng Bông là một thảo dược quý hiếm và được ứng dụng rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe của con người. Chúng không chỉ là được dùng trực tiếp làm thuốc mà còn là thành phần cho một số loại thuốc Đông – Tây kết hợp. Những giá trị mà loại thảo dược này mang lại cho người dùng phải kể đến là rất nhiều và để hiểu hơn, mời bạn đọc bài viết ngay dưới đây.

Cây bồng bông là gì?

Cây Bồng bông ngoài là một vị thuốc quý trong Đông y, chúng được nhiều người biết đến là loại cây cảnh đẹp mắt được trồng trong chậu, trước sân nhà hoặc trong vườn. Đặc biệt loại cây này chính là khắc tính của bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu. Một số thông tin liên quan đến cây bồng bông:

  • Tên gọi khác trong Đông y: Bòng bong, Hải kim sa, Thòng bong, Dương vong, Thạch vi dây,….
  • Tên thảo dược: Spora Lygodii.
  • Tên khoa học/ tên tiếng anh: Lyofodium japonium.
  • Họ: Thòng bong (Schizaeaceae).

Đặc điểm thực vật – Thành phần hóa học

Cây bồng bông là loại cây thuốc giống thân leo, phải dựa vào hàng rào, cây lớn khác ở xung quanh mới có thể tốt được. Thân mềm và nhỏ, mảnh mai màu xanh. Lá bòng bong dài từ 16 – 25cm hoặc có thể dài hơn, nhưng rất mỏng và mềm, mặt trên nhẵn và xẻ ra giống như lông chim. Lá của bồng bông không mọc rời mà cặp với nhau thành từng cụm.

Hình ảnh cây bồng bông ngoài thiên nhiên
Hình ảnh cây bồng bông ngoài thiên nhiên

Cuống chính của lá dày hơn khoảng 2.4mm. Điểm đặc biệt ở lá của loại cây này chính là trên mỗi chét lá sẽ mang nhiều túi bào tử được gọi là bào tử lang hay trái cây bồng bông. Những túi bào tử này rất nhỏ, hình tròn và có màu vàng hơi nâu.

Về thành phần hóa học, trong loại cây này chứa rất nhiều Flavonoid – một hợp chất kháng sinh tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể người và một số các axit hữu cơ khác.

Bộ phận dùng – Thu hái và sơ chế

Cây bồng bông có thể sử dụng được tất cả các bộ phận. Khi thu hái người ta sẽ cắt toàn bộ rễ, phần thân leo và cả lá bòng bong để và bào chế và làm thuốc. Đặc biệt phần túi bào tử thu hoạch từ ép lá bồng bông sẽ được lấy ra và phơi khô được gọi là hải kim sa – một vị thuốc không thể thiếu trong Đông y vô cùng tốt. Sở dĩ có cái tên này là: Hải tức là biển (túi bào tử rất nhiều như biển cả), kim sa là sắc vàng lóng lánh sau khi được phơi khô sẽ có màu này.

Bột hải kim sa được bào chế
Bột hải kim sa được bào chế

Cây có thể thu hoạch được bất kỳ mùa nào trong năm và việc bào chế cũng rất đơn giản:

  • Thu hoạch cắt cả thân, rễ và lá của cây bồng bông về, rửa sạch sẽ và để ráo nước.
  • Tùy từng bài thuốc mà dùng trực tiếp lúc tươi hoặc mang đi sấy, phơi khô để dùng dần.
  • Còn việc bào chế hải kim sa thì cần thu hoạch vào mùa thu khi mà các bào tử chính. Chọn những ngày nắng sớm thì chạm vào từng chiếc lá rung nhẹ, hứng để bào tử rơi xuống.
  • Sau đó mang bào tử đi phơi khô, chúng dần chuyển sang màu cát vàng óng thì được.

Phân bố chính

Loại cây này thích hợp sống ở mọi điều thời tiết khác nhau, cả bóng râm, dưới những cây lớn, trong bờ rào, bên hồ nước hay những nơi có ánh sáng đều có thể sinh sống. Chính vì thế chúng được trồng nhiều ở các tỉnh thành của Việt Nam.

Trước kia loại cây này thường mọc hoang là nhiều do những túi bào tử khi chín rơi xuống đất hình thành và phát triển nên cây mới. Nhưng hiện nay đã có những vùng trồng chuyên canh về loại dược liệu này để cung cấp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng.

Loại cây này có thể được trồng ở nhiều nơi
Loại cây này có thể được trồng ở nhiều nơi

Bảo quản

Loại cây do được dùng cả ở dạng tươi và khô, vẫn còn giữ nguyên hàm lượng dưỡng chất. Vì thế việc bảo quản đóng vai trò vô cùng quan trọng, ở dạng bồng bông khô, bạn nên bảo quản trong túi bóng kín để tránh không khi đi vào. Để ở những nơi khô thoáng, tránh những nơi ẩm ướt và nhiệt độ quá thấp.

Ở thể bột hay hải kim sa nên được bảo quản ở trong hũ thủy tinh đậy kín tránh mối mọt và những loại vi khuẩn khác xâm nhập vào.

Cây bòng bong có tác dụng gì

Cây bồng bông có rất nhiều tác dụng khác trong việc chữa bệnh cả ở Đông y lẫn Tây y. Cụ thể như sau:

Công dụng của cây bồng bông theo Đông y

Theo nhiều ghi chép của các tài liệu cổ thì cây bồng bông có vị ngọt, tính hàn lạnh, và quy vào kinh bàng quang và tiểu trường. Chính vì thế chúng được dùng trong việc điều trị một số bệnh về tiêu hóa, hệ tiết niệu rất tốt. Công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt, bổ thận, lợi thấp, tả thấp nhiệt ở tiểu trường và bàng quang.

Tác dụng theo Y học hiện đại

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những thành có trong lá cây bồng bông mà cụ thể là Flavonoid và một số axit hữu cơ trung hòa khác có tác dụng điều trị một số bệnh sau:

  • Chưa viêm thận, phù nề, phù thũng.
  • Chữa bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang.
  • Chữa các chứng tả thấp nhiệt gây viêm bàng quang, hệ tiết niệu ở cả nam và nữ.
  • Chữa bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, khó khăn trong tiểu tiện, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi,…
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan.
  • Tác dụng tốt cho người bị mụn nhọt do cơ địa, môi trường, bỏng da hoặc cầm máu khi bị tai nạn, chấn thương,…

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bông (hải kim sa)

Cây bồng bông có rất nhiều tác dụng khác nhau hỗ trợ việc điều trị các chứng bệnh và tai nạn nhẹ ngoài da trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu top 21 bài thuốc có sử dụng cây bông bông để thấy hiệu quả tuyệt vời của loại thảo dược thuốc Nam này.

Cây bòng bong chữa bỏng

Công dụng đầu tiên có lẽ phải kể đến chính là loại cây này có thể chữa bỏng vô cùng hiệu quả. Các thành phần sẽ làm nhẹ vết bỏng, giảm sưng, tấy và đặc biệt là giúp không để lại sẹo, nhất là vết bỏng ở vị trí dễ để lộ ra ngoài. Cách thực hiện tại nhà cho bạn như sau:

1. Bài thuốc chữa bỏng do lửa, nước sôi bắn vào

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30g bồng bông, mang chúng đi sao cho dậy mùi thơm.
  • Đem đi tán mụn thành bột.
  • Trộn bột với một chút dầu vừng.
  • Rửa thật sạch vết thương và thoa nhẹ từng lớp lên vùng da bị bỏng, không bôi quá rộng mà chỉ tập trung ở chỗ bỏng.
  • Để đó khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước lạnh.
Người bị bỏng có thể dùng loại cây này để giảm tình trạng sưng, đau
Người bị bỏng có thể dùng loại cây này để giảm tình trạng sưng, đau

Chữa nhanh các loại mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng mà nhiều người gặp phải do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Các hành động như gãi, ngứa, chà xát khiến vết mụn không khỏi, ngày càng mọc lên và lở loét. Những người bị mụn nhọt ở vị trí lộ thiên thì ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống sinh hoạt. Để giải quyết hãy áp dụng ngay những bài thuốc dưới đây:

2. Bài thuốc giảm mụn rộp, lây lan trên da

  • Chuẩn bị phần dây và lá của cây bồng bông, sử dụng tươi mang đi ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn rồi dùng nước lạnh để rửa lại.
  • Cho thuốc vào cối và giã nát.
  • Lấy phần bã đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt, sưng rộp.
  • Mỗi lần đắp từ 20 – 30 phút và ngày đắp làm 2 lần.
  • Sau 3 – 5 ngày tình trạng bệnh sẽ thấy có biến chuyển. Bạn vẫn tiếp tục đắp đến khi chúng biến mất hoàn toàn.
  • Ngoài dùng để trị mụn nhọt, những người bị ong đốt cũng có thể thực hiện để giảm sưng, viêm đau rất tốt.

Nhanh chóng làm lành vết thương

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những vết thương ở phần mềm như do tai nạn, xước da, chấn thương, va đập,… Những vết này có vẻ nhỏ nhưng với những người máu không tốt rất lâu lành và có thể gây tình trạng viêm nhiễm và để lại sẹo trên da. Trong tình huống này hãy lấy một ít lá bồng bông và thực hiện những bước dưới đây:

3. Bài thuốc đắp lành vết thương trên da

  • Bạn chuẩn bị một ít là trầu không đun thành nước để lấy nước đó rửa sạch vết thương, sát khuẩn, như vậy khi đắp lá bồng bông sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Ngày khi bị thường bạn dùng một ít lá mỏ quạ, rửa sạch và cho vào cối giã nát, đắp cả nước và bã lên vết thương. Ngày thay thuốc hai lần để có hiệu quả.
  • Sau khi sử dụng lá mỏ quạ để đắp trong 3 ngày, tình trạng vết thương sẽ khá lên. Sang đến ngày thứ 4 bạn dùng lá mỏ quạ và lá bồng bông giã chung và đắp lên vết thương. Kiên trì như thế trong những ngày tới thì sau một tuần sẽ lên da non và da trở lại bình thường.
Cây bồng bông có tác dụng làm lành vết thương
Cây bồng bông có tác dụng làm lành vết thương

Tác dụng của quả bòng bong với phụ nữ

Cây bồng bông có tác dụng rất tốt trong điều trị một số những bệnh lý của phụ nữ. Đặc biệt các bài thuốc lại rất an toàn và hiệu quả cao, nhiều người đã thực hiện và đánh giá lại.

4. Bài thuốc chữa chứng hạ đới của chị em

Trong tình trạng âm đạo tiết khí hư bất thường nhiều gây bất tiện và ảnh hưởng đến tâm lý của chị em. Nhất là khi khí hư có mùi bất thường, màu sắc lạ, có thể dùng bài thuốc từ cây bồng bông để cải thiện triệu chứng:

  • Chuẩn bị khoảng 100g dây bồng bông, rửa thật sạch với nước cho hết bụi bẩn, ngâm với muối loãng khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau thời gian này mang ra đi cắt thành khúc nhỏ, cho vào nồi hầm cùng 100g thịt nạc.
  • Đến khi thịt mềm chín ra thì lọc dây thuốc và dùng khi còn nóng. Một tuần sử dụng món này 2 – 3 lần thì chứng hạ đới của chị em sẽ giảm dần.

5. Bài thuốc cho chị em bị viêm tuyến vú

  • Bạn lấy khoảng 30g hải kim sa khô cho vào ấm cùng nước và một ít rượu tỷ lệ bằng nhau.
  • Đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút thì chắt phần nước còn lại ra bát.
  • Chia nước thành 3 lần để uống trong ngày, không uống hết một lần.
  • Ngày nào cũng uống để chữa bệnh viêm tuyến vú ở giai đoạn đầu một cách tự nhiên.
  • Bạn thuốc rất an toàn có thể được kết hợp chung với thuốc tây mà không phản ứng ngược.

6. Bài thuốc lợi sữa, tăng dưỡng chất sữa cho chị em

  • Các chị em sau sinh bị ít sữa, tắc sữa, mất sữa có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện:
  • Chuẩn bị 30g bồng bông rửa sạch cho vào ấm sắc cùng 400ml nước.
  • Lượng nước trong ấm cạn còn khoảng ½ thì dừng lại và chắt ra bát để uống.
  • Mỗi ngày uống như thế khoảng 2 – 3 lần và liên tục trong 5 ngày không nghỉ, chắc chắn sữa mẹ sẽ về và thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn trước.
Thuốc sắc từ bông bông có thể giúp chị em lấy lại sữa nhanh chóng
Thuốc sắc từ bông bông có thể giúp chị em lấy lại sữa nhanh chóng

Dùng cây bồng bông chữa chứng tiểu tiện bất thường

Với những người gặp vấn đề khi tiểu tiện, vệ sinh như tiểu rắt tiểu buốt, khó tiểu do nóng trong hoặc bệnh lý về đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Những bài thuốc cụ thể chữa từng chứng bệnh dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn cân bằng lại cuộc sống

7. Giúp lợi tiểu từ hãm trà bồng bông

  • Chuẩn bị khoảng 90g hải kim sa cho vào ấm pha trà.
  • Rót vào ấm một ít nước sôi và hãm trong 15 phút.
  • Chắt phần hải kim sa ra ngoài tách lấy nước, thả vào đó một ít đường hoặc mật ong để tăng hương vị và dễ uống hơn.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 1 – 2 lần, tình trạng tiểu rắt, tiểu khó, tiểu ít, sẽ được cải thiện.

8. Bài thuốc trị chứng tiểu khó, tiểu đau rát do nóng trong

  • Dùng lá cây bồng bông, hoạt thạch, cam thảo khô và mạch môn mỗi vị khoảng 25 – 35g là đủ.
  • Cho các loại thảo dược vào trong ấm và sắc cùng 500ml nước.
  • Sắc trên lửa nhỏ khi lượng nước còn khoảng ½ so với ban đầu thì đổ ra bát và ủ trong bình giữ nhiệt chia uống hai lần trong ngày.
  • Dùng liên tiếp trong 3 – 5 ngày sẽ thấy chứng bệnh này hết.
Cây bồng bông còn có thể trị chứng tiểu khó
Cây bồng bông còn có thể trị chứng tiểu khó

9. Bài thuốc trị chứng tức bụng dưới khi tiểu, nước tiểu màu đục.

  • Bạn chuẩn bị khoảng 100g lá bồng bông, cùng mang tiêu, hổ phách và bằng sa, các loại thảo dược đều được dùng dưới dạng khô, đem đi tán thành bột mịn.
  • Bảo quản bột thuốc trong hũ thủy tinh để dùng dần.
  • Khi gặp triệu chứng bạn lấy một muỗng bột hòa cũng 300ml nước lạnh để uống, ngày uống hai lần. Uống trong 2 – 3 ngày là khỏe hơn.
  • Bài thuốc này còn được ứng dụng trong việc điều trị sỏi thận, đỡ đau bụng do sỏi tạo ra.

10. Chữa bệnh cao lâm

Đây là bệnh hiếm gặp nhưng vẫn có người mắc trong cuộc sống hiện này, Khi mắc, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu tiện ra dưỡng chất, dẫn đến suy nhược cơ thể, ốm yếu, sức đề kháng kém.

  • Các vị thuốc cần có bao gồm: Hải kim sa, mạch môn, cam thảo và hoạt thạch, tá dược vừa đủ khoảng 30 – 45g.
  • Ban lấy mạch môn ra sắc cùng 1 lít nước và chắt ra bình để riêng,
  • Các thành phần còn lại thì cần dùng dưới dạng khô và tán mịn thành bột.
  • Mỗi lần uống thuốc bạn dùng một muỗng bột hòa cùng 150ml mạch môn để uống.
  • Ngày uống 3 lần sau khi ăn ba bữa chính trong ngày, sử dụng kiên trì trong thời gian dài để thấy hiệu quả tốt nhất.

11. Bài thuốc khi người bệnh tiểu tiện ra máu

  • Cách 1: Dùng hải kim sa tán thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi ngày dùng 8g bột hòa cùng nước lọc và cho một đường vào uống 3 lần để thấy tình trạng tiểu ra máu giảm dần. 
  • Cách 2: Dùng dây bồng bông, biểu súc, mỗi loại 15g, cho các vị thuốc vào ấm và sắc cùng 400ml nước. Còn khoảng ½ lượng nước so với ban đầu thì dừng lại và chắt ra bát để uống.

[pr_middle_post]

Tán sỏi thận từ cây bồng bông

Sỏi thận là bệnh lý mà nhiều dễ mắc hiện nay do thói quen ăn uống, lối sống kém khoa học cũng như đã có bệnh lý nền trước đó. Sỏi thận ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và công việc hằng ngày, lại còn dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Khoa học đã chứng minh cây bồng bông có tác dụng tán sỏi thận với kích thước nhỏ một cách tự nhiên vô cùng tốt. Do đó khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

12. Chữa bệnh thạch lâm

Thạch lâm là căn bệnh do sỏi thận gây ra nước tiểu có lẫn cạn sỏi. Khi tiểu gây cảm giác đau rát, nhức và buốt, nóng rát.

  • Dùng 60g kim tiền thảo, cây bồng bông, bạch mao căn, xa tiền thảo và hoạt thạch, mỗi loại 30g nữa.
  • Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm cùng 600ml nước sạch.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi lượng nước còn ½ thì dừng lại và chắt ra bát để uống khi còn ấm. Uống ngày 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất.
Loại cây này rất tốt cho bệnh sỏi thận
Loại cây này rất tốt cho bệnh sỏi thận

13. Bài thuốc chữa sỏi ở đường tiết niệu

  • Dùng kim tiền thảo, hải kim sa, tiên hạc thảo, hoạt thạch, sơn chỉ, biển súc, hoa hòe, đại hoàng, kê nội kim và mọc thông. Mỗi vị tá dược vừa đủ khoảng 10 – 20g là đủ.
  • Các vị thuốc dùng ở dạng tươi hoặc khô đều dược rửa sạch và cho vào ấm cùng 4 bát nước.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ trong nhiều giờ. Khi nào cô cạn còn lại 1 bát thì dừng lại và chắt ra bát để uống trong ngày.
  • Mỗi thang thuốc chuẩn bị như thế sắc làm hai lần để uống, kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

14. Bài thuốc giảm đau bụng dưới do sỏi, tiểu rắt, đau

  • Thông thường bài thuốc sẽ dùng những vị như: Kim tiền thảo, mộc thông, ngưu tất, trư linh, cù mạch, xa tiền, hổ phách, cam thảo, trạch tả, biển súc, hoạt thạch, thổ phục linh và cây bồng bông là không thể thiếu.
  • Ngoài ra trong trường hợp khí huyết không lưu thông thì cho thêm nga truật, mộc hương, trần trì. Còn với nữ giới có khí hư thì dùng thêm thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung và trần bì. tất cả các loại dược liệu trên tá dược vừa đủ trong khoảng 8 – 14g.
  • Tùy tình trạng sức khỏe mà chuẩn bị thuốc cho vào ấm cùng 600ml nước và sắc. Khi nước còn 1/3 thì chắt ra bát để uống.
  • Mỗi thang có thể sắc làm 2 – 3 lần để uống trong ngày. Kiên trì sử dụng hằng ngày từ 2 – 3 tháng trở lên.
Sử dụng thuốc một thời gian sẽ giảm cảm giác đau
Sử dụng thuốc một thời gian sẽ giảm cảm giác đau

15. Bài thuốc tán sỏi ở người già hoặc người bị thấp nhiệt

  • Chuẩn bị thảo dược: Kim tiền thảo, trì mẫu, thục địa, hoàng bá, đương quy, kê nội kim, cam thảo, trạch tả, xa tiền tử và hải kim sa.
  • Sắc thuốc cùng 4 bát nước. Khi nước còn khoảng ½ thì chắt ra bát và uống luôn trong ngày, có thể chia làm 2 lần để uống.

16. Bài thuốc cho người bị thận hư

  • Các dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: Kim tiền thảo, hoàng ký, xuyên phá thạch, ngưu hoài tất, hoàng tinh, vương bất lưu hành và hải kim sa là không thể thiếu. Mỗi vị có tá dược từ 10 – 25g.
  • Cho tất cả các nguyên liệu thuốc vào trong ấm và sắc trên lửa nhỏ.
  • Chắt thuốc ra bát đợi nguội một chút và uống,
  • Mỗi thang tốt nhất nên sắc hai lần để lấy được hết dưỡng chất ở trong thuốc.

17. Bài thuốc trị bệnh sỏi mật

  • Để trị bệnh sỏi mật một cách tự nhiên nhất, ngoài hải kim sa là thành phần không thể thiếu cần thêm kê nội kim, uất kim cương, tá dược bằng nhau 15g.
  • Cho các thảo dược vào ấm và sắc cùng 600ml nước.
  • Đợi khi sôi lên thì vặn nhỏ lửa và lỉu riu trên bếp trong 1 giờ.
  • Chắt phần nước còn lại ra bát để uống khi còn ấm. Sử dụng hằng ngày để thấy những hiệu quả tốt nhất mang lại.

Cây bồng bông trị bệnh gì? Các bệnh về đường tiêu hóa

Một tác dụng nữa ít ai biết từ cây bồng bông chính là có thể chữa một số chứng bệnh về đường tiêu hóa. Các bài thuốc tương đối an toàn và có thể dùng được cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.

18. Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy

  • Dùng toàn bộ cây bồng bông cả rễ, thân lá, túi bao tử, mang đi rửa sạch và cho vào ấm cùng 700ml nước
  • Lượng nước còn ½ thì chắt ra bát và chia thành 2 lần để uống trong ngày.
  • Đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,….đều có thể sử dụng bài thuốc này.

19. Bài thuốc chữa chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón

  • Một thang thuốc cần có 20g bồng bông khô, bạch truật, cam thảo.
  • Cho thảo dược vào ấm và sắc cùng 500ml nước.
  • Đến khi nước trong ấm còn lại 150 – 200ml thì dừng lại và chắt ra để uống khi còn ấm.
  • Thời điểm tốt nhất để uống chính là sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút, điều này sẽ giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Điều bệnh viêm gan từ cây bòng bong

Cây bồng bông có thể chữa được bệnh viêm gan? Đúng là như vậy. Các thành của cây có thể đào thải độc tố, thanh lọc, giải nhiệt bổ gan, hạ men gan (sử dụng trong thời dài, đúng cách). Từ đó điều trị bệnh viêm gan và tăng cường chức năng của gan.

20. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan

  • Bạn chỉ cần dùng xa tiền thảo, hải kim sa và nhân trần. Mỗi loại dược liệu dùng 15 – 20g.
  • Cách làm rất đơn giản đun nước các loại thảo dược này lên và uống thay nước lọc trong ngày.

Cải thiện sinh lý nam giới từ hải kim sa

Ngoài những tác dụng trên, thì cây bồng bông còn được dùng trong bài thuốc để điều trị một số vấn đề sinh lý ở nam giới. Đó chính là chứng di tinh, mộng tinh. rất nhiều bệnh nhân đã thực hiện và thấy những hiệu quả tích cực chuyển biến.

21. Chữa chứng di tinh, mộng tinh ở nam giới

  • Dùng một nắm dây cây bồng bông và áp dụng biện pháp đốt tồn tính. Lưu ý không để cháy thành tro mà chỉ để khoảng 60 – 70%
  • Sau đó mang đi giã nát thành bột mịn và để trong lọ kín dùng dần.
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần lấy 1 muỗng hòa cùng nước ấm để uống
Cây bồng bông có tác dụng với người bị bệnh về sinh lý ở nam giới
Cây bồng bông có tác dụng với người bị bệnh về sinh lý ở nam giới

Cây bồng bông giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín, chất lượng

Cây bồng bông là một loại dược liệu tốt và quý của Đông y. Chúng được dùng cho nhiều mục đích khác nhau để chăm sóc sức khỏe. Vì thế để mang lại hiệu quả tốt thì việc tìm đến đúng địa chỉ uy tín để mua hàng, đảm bảo chất lượng là rất quan trọng.

Trước đây chúng ta có thể tìm thấy ở những khu mọc hoang, trên đồi núi. Hiện nay nhiều người cũng đã bắt trồng loại dược liệu này ở trong nhà để sử dụng khi cần thiết. Còn nếu không tự lấy được trong tự nhiên bạn cũng có thể mua ở một số địa chỉ bán dược liệu uy tín trên thị trường. Mức giá thảo dược giao động trong khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ/ kg tùy từng nơi.

Một sản phẩm được xem là dược liệu cây bồng bông sấy khô đúng chuẩn là khi được đóng gói cẩn thận, không bị nấm mốc, không có màu xanh vàng, lá khô nhưng không quắt lại. Hải kim sa đúng nhất phải có màu vàng óng ánh và mịn, không mối mọt.

Chọn địa điểm chính xác để mua thảo dược là rất quan trọng
Chọn địa điểm chính xác để mua thảo dược là rất quan trọng

Lưu ý khi dùng cây bồng bông mang lại hiệu quả tốt

Trong quá trình sử dụng cây bồng bông để chứa các chứng bệnh, nâng cao sức khỏe và cải thiện cuộc sống, bạn cần luôn phải nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Một số bài thuốc từ cây bồng bông có thể dùng cho mọi đối tượng, nhưng có một số thì sẽ không dành cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Vì thế nếu trong trường hợp cần dùng cho những người này bạn có thể hỏi ý kiến của những người có chuyên môn để đảm bảo khi sử dụng.
  • Cây bồng bông có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng quá nhiều trong khi sử dụng. Các loại thuốc Nam chỉ phát huy hết tác dụng khi biết cách dùng, kết hợp vị thuốc cũng như dùng đúng liều lượng.
  • Một vài bài thuốc có thể dùng chung ngay cả khi bạn đang uống thuốc Tây, nhưng một vài bài thuốc thì không. Vì thế để tránh phản ứng ngược, cách tốt nhất vẫn là nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi bạn dùng thuốc tây điều trị bệnh.
  • Cây bồng bông có thể dùng cho những người bị sỏi thận, thận yếu, nhưng lại không dành cho những ai bị thận dương hư, người có tỳ vị hư hàn. Thuốc có thể gây ra phản ứng ngược hoặc tác dụng phụ.
  • Lưu ý khi dùng cây bồng bông dạng tươi, bạn cần nhớ nên ngâm nước muối loãng để loại sạch đất bẩn, bụi, vi khuẩn bám trên lá cây.
  • Nếu dùng cây bồng bông để gãi và đắp lên vết thương. Trước đó cần sát khuẩn vết thương bằng nước lá trầu không hoặc những loại dung dịch sát khuẩn khác.
  • Đặc biệt lưu ý khi chọn mua dược liệu là cây bồng bông dạng khô. Chọn những loại có lá màu vàng hơi nâu, lá đều nhau, cảm giác giòn, không bị sâu mọt, nấm mốc.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quát nhất về thảo dược là cây bồng bông cùng 21 bài thuốc được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong cuộc sống. Hy vọng rằng, mọi người sẽ biết cách áp dụng, thự hiện tại nhà để chăm sóc sức khỏe của chính mình cũng như những thành viên khác trong gia đình một cách tốt nhất.