Cao hà thủ ô đỏ có công dụng gì? Cách làm cao hà thủ ô

Cao hà thủ ô là dược liệu quý, theo Đông y có tính ấm, vị đắng và chát. Loại thảo dược này được dùng trong các bài thuốc chữa chứng xơ vữa động mạch, bạc tóc, cao huyết áp, mất ngủ,… Hãy cùng tìm hiểu về công dụng và cách làm loại cao này trong bài viết dưới đây.

Công dụng của cao hà thủ ô đỏ

Cao hà thủ ô đỏ được chiết xuất từ củ của cây hà thủ ô đỏ. Loại cao này có tác dụng chữa táo bón, bồi bổ khí huyết, tăng cường gân cốt. Đặc biệt, công dụng được nhiều người biết đến là giúp hỗ trợ điều trị rụng tóc, bạc tóc sớm rất hiệu quả. Cụ thể, dược liệu này được nghiên cứu và chứng minh đem lại nhiều hiệu quả như:

Cao hà thủ ô đỏ được chiết xuất từ củ của cây hà thủ ô đỏ
Cao hà thủ ô đỏ được chiết xuất từ củ của cây hà thủ ô đỏ
  • Nhuận tràng: Vị thuốc hà thủ ô đỏ chứa thành phần Anthranoid giúp làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Trong một số trường hợp bị vấn đề như đại tiện táo kết, tiêu hóa kém, sử dụng cao này cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Bổ can thận: Sử dụng đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và giải quyết tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt…
  • Tác dụng bổ thần kinh: Trong thủ ô đỏ có chất Lexitin tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Nhờ điều này, cao hà thủ ô đỏ rất tốt cho phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu,…
  • Ức chế trực khuẩn lao: Dùng hà thủ ô đỏ sẽ giúp ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.
  • Chống oxy hóa: Nhờ tác dụng chống oxy hoá giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.
  • Chữa tóc bạc sớm: Cao hà thủ ô bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm. Từ lâu dân gian đã áp dụng bài thuốc chữa tóc bạc sớm từ hà thủ ô và cho hiệu quả cao.
  • Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô như bổ gan, bổ thận, ích tinh huyết,… Đồng thời nó cũng giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
  • Giải nhiệt, lợi tiểu: Nhiều bài thuốc từ hà thủ ô đỏ cho hiệu quả chữa đau mỏi chân tay, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt, lợi tiểu và chứng di tinh của nam giới.
  • Trị bệnh ngoài da: Các nghiên cứu chỉ ra việc dùng loại cao này sẽ giúp điều trị các bệnh ngoài da. Trong đó có thể kể đến như viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
  • Tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, thúc đẩy sản sinh hồng cầu.
  • Bổ máu, chữa các bệnh xương khớp: Tác dụng bổ máu, chữa thận suy, suy nhược thần kinh, gan yếu, ngủ kém, đau lưng mỏi gối.

Cách làm cao hà thủ ô đỏ

Cách làm cao hà thủ ô đỏ rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian, công sức và nguyên liệu. Cụ thể, các bước như sau:

Cách làm cao hà thủ ô đỏ rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian
Cách làm cao hà thủ ô đỏ rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian
  • Ngâm hà thủ ô đỏ trong nước vo gạo đặc qua một đêm. Sau đó rửa sạch, thái thành lát, bỏ lõi và phơi khô.
  • Cho hà thủ ô và đậu đen vào nồi, đổ nước ngập trên mặt khoảng 3 – 5cm. Cần lưu ý không dùng nồi được làm bằng sắt để nấu cao. Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi đậu đen chín nhừ, trong lúc đun đảo liên tục cho chín đều. Tiếp tục nấu đến khi thấy nước cô đặc lại là được.
  • Vớt hà thủ ô đỏ ra, đem phơi hoặc sấy khô. Nếu còn dính nước đậu đen thì đem phơi hoặc sấy chung cho đến khi nước này ngấm hết vào hà thủ ô. Sau đó lại thực hiện nấu – tẩm – phơi như trên 9 lần. Toàn bộ công đoạn này diễn ra liên tục trong vòng 12 – 15 ngày sẽ cho ra được cao hà thủ ô đỏ chất lượng.

[pr_middle_post]

Lưu ý khi sử dụng

Cao hà thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý, giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây không nên dùng loại dược liệu này:

  • Người bị rối loạn tiêu hoá, huyết áp thấp, viêm đường ruột.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không sử dụng.

Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ nhưng trong khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, trong quá trình sử dụng cao cần chú ý những điều sau:

  • Không sử dụng cao khi bụng đói hoặc trước 7h sáng để tránh kích ứng dạ dày.
  • Khi sử dụng cao nên kiêng các loại gia vị có tính nóng như tỏi, ớt, gừng và củ cải trắng.
  • Cao hà thủ ô rất kỵ tiết canh, đồ tanh, tươi sống, các loại cá da trơn nên cần tránh các món ăn này.
  • Không lạm dụng cao, bởi nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây hại cho gan. Do vậy những người mắc các bệnh về cũng không nên sử dụng dược liệu này.
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng cao hà thủ ô
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng cao hà thủ ô

Nếu lạm dụng cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Dễ gây tiêu chảy: Do củ hà thủ ô gây kích thích lên đường tiêu hóa nên thường dùng để thông đại tiện. Nhưng nếu dùng không hợp lý sẽ kích thích quá mức, gây rối loạn hệ tiêu hoá. Do vậy, những người đang mắc các vấn đề về đau dạ dày nên hạn chế dùng cao này.
  • Gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải: Cao hà thủ ô có công dụng nhuận tràng, nhưng dùng không hợp lý sẽ làm giảm hấp thu kali và gây mất cân bằng điện giải. Khi đó, cơ thể sẽ có cảm giác bị tê bì hoặc như kiến bò, thần kinh sẽ cảm giác bị rối loạn,…
  • Ảnh hưởng hệ thần kinh: Thường gặp ở những người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh. Ngoài ra, những đối tượng mắc teo cơ, bị rối loạn điện giải nếu dùng cao hà thủ ô cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của cao hà thủ ô và cách thực hiện. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả bạn nên nhớ những điều lưu ý khi dùng. Bên cạnh đó là thiết lập lối sống khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.