Bản lam căn – Nhận biết, công dụng, hướng dẫn sử dụng dược liệu

Bản lam căn được biết đến là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể nhận biết và sử dụng sao cho hợp lý. Để sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất hãy tham khảo ngay bài tổng hợp dưới đây.

Những điều cần biết về cây thuốc bản lam căn

Bản lam căn là cây gì? Bản lam căn thực chất là thân và rễ cây tùng lam đây là vị thuốc trong y học cổ truyền.

  • Tên khoa học: Clerodenron cytophyllum Turcz. 
  • Họ khoa học: Verbenaceae. 
  • Tên gọi Việt Nam: Rễ cây, Bọ mẩy, Mây kỳ cấy, Đại thanh, Đắng cay, Thanh thảo tâm, Bọ nẹt, Rau đắng. 
  • Tên gọi Latin: Radix Isatidis
  • Tên gọi khác: Mã tảo, Mã lam, Bản lam, Đại hiệp đông lam, Lưu cầu lãm.

Đặc điểm thực vật

Bản lam căn thuộc loại cây bụi hay cây nhỡ có các cành non tròn, phủ lông, sau nhẵn và vỏ màu nâu. 

Lá hình bầu dục mũi mác, đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn hay nhọn, phiến thường nguyên, ít khi có răng và nổi rõ gân ở mặt dưới. Lá bắc và lá bắc con hình dài và bé.

Hoa thường màu trắng ít khi đỏ, mọc thành ngù có lông, trục chính ngắn từ đấy cho ra 8 – 14 nhánh, hoa nằm trên một mặt phẳng. Đài có lông và tuyến ở mặt ngoài và có 5 răng. Tràng phủ lông ở mặt ngoài, có 5 thùy hình trái xoan, ống mảnh, hình trụ, hơi leo rộng ra ở họng tràng. Nhụy thò ra ngoài và lớn gấp 2 lần ống tràng, bao phấn dạng thuôn, bầu thượng nhăn, vòi nhị thường dài bằng nhị, đầu nhụy ngắn, sẻ đôi.

Cây Bản lam căn ra hoa vào mùa hè có quả vào mùa thu, quả hạch có đài phát triển bọc ở ngoài.

Cây thuốc bản lam căn
Cây thuốc bản lam căn

Phân bố địa lý 

Cây ưa ánh sáng, mọc ở đồi hoang cạnh đường đi, mọc nhiều ở trung du, đồng bằng nhất là ở Miền Bắc và Trung Bộ nước ta. Ở Trung Quốc, loại cây này cũng có và mọc ở khắp nơi.

Bộ phận thường dùng

Bột phận thường dùng làm vị thuốc bản lam căn là thân và rễ cây. 

  • Sơ chế: Thân và rễ sau khi thu hái được đem về làm sạch, rễ nguyên củ hoặc được thái thành miếng dầy hình bầu dục và phơi khô.
  • Bảo quản: Dược liệu bản lam căn được bảo quản nơi thoáng mát không bị ẩm ướt.

Công dụng bản lam căn trong y học

Bản lam căn là vị thuốc có nhiều công dụng trong việc điều trị và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.

Trong y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh: Vị thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh tâm, vị.

Trong sách Đông y, đây là vị thuốc thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc

Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi yết hầu

  • Thanh thấp nhiệt ở can và đởm dùng trị các chứng phong, sưng đau, nhọt độc.
  • Chữa viêm họng, phù mặt, quai bị, ứ huyết ngoài da.
  • Trị chứng cảm sốt, người bứt rứt, khô cổ, khát nước.

Trong y học hiện đại

Theo nghiên cứu, bản lam căn có chứa arginine, glutamin, indigo, salicylic acid, indirubin, kinetin, và uridine. Các thành phần này giúp hạ sốt, tránh cảm, tăng cường hệ miễn dịch và chữa các bệnh ngoài da như trị mụn nhọt, mụn trứng cá, rôm sảy, viêm sưng,…

Vị thuốc bản lam căn
Vị thuốc bản lam căn

16 bài thuốc hiệu quả từ bản lam căn

Bản lam căn là dược liệu được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh. Dưới đây là 16 bài thuốc thường dùng:

Bài thuốc 1: Trị rong huyết ở phụ nữ

Phụ nữ xuất hiện dấu hiệu rong huyết có thể sử dụng bài thuốc sau:

Lấy 1 khúc ngẫu tiết đem giã nát, trộn với bản lam căn, sau đó dùng uống với rượu. Mỗi lần uống khoảng 1 muỗng canh, kiên trì sử dụng tình trạng rong huyết sẽ giảm hẳn.

Bài thuốc 2: Trị sốt cao, cảm mạo cấp tính 

Sử dụng: Bản lam căn 40g và khương hoạt 20g đem sắc với nước và dùng để uống hàng ngày.

Bài thuốc 3: Trị sởi, viêm họng thanh quản, miệng lưỡi lở đinh nhọt, đơn độc

Bản lam căn 16g; kim ngân hoa, đại hoàng, hoàng bá mỗi vị 12g và cam thảo 6g. 

Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với nước và dùng để uống hàng ngày, kiên trì từ 5 – 5 ngày triệu chứng bệnh giảm dần.

Bài thuốc 4: Trị viêm gan (siêu vi B)

Hoàng kỳ 20g, diệp hạ châu, bạch hoa xà thiệt thảo, bản lam căn, đan sâm mỗi vị 15g; xích thược, bạch thược mỗi vị 12g; đảng sâm, bạch truật (đã sao), hậu phác, tiêu tan tiên mỗi vị 10g và sài hồ, cam thảo mỗi vị 6g. 

Đem các vị thuốc sắc với nước uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan.

Bài thuốc 5: Can khang thang bài thuốc bổ gan

Trường hợp người bệnh bị viêm gan mãn tính với các dấu hiệu như: Đau sườn phải, đắng miệng, khô miệng, buồn nôn, đầy bụng dưới, chán ăn, đi ngoài phân lỏng, thần kinh và cơ bắp đều mệt mỏi, vàng da,… có thể sử dụng bài thuốc sau:

Điền cơ hoàng 30g; bản lam căn 15g; bạch thược, kê cốt thảo, nhân trần mỗi vị 12g; hoàng cầm 9g và sài hồ, cam thảo mỗi vị 6g.

Mỗi ngày sắc 1 thang, chia nước thuốc uống vào 2 lần sáng và tối để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Có thể dùng dược liệu trong bài thuốc bồi bổ gan và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan
Có thể dùng dược liệu trong bài thuốc bồi bổ gan và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan

Bài thuốc 6: Chữa bệnh sùi mào gà

Bản lam căn, mã xĩ hiện mỗi loại 30g và bại tương thảo, mang tiêu, thổ phục linh, biển súc mỗi loại 20g. 

Đem các vị thuốc sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ đến khi còn 500ml. Sau đó đổ vào chậu sạch và tiến hành ngâm rửa vị trí bị viêm trong 10 phút. Mỗi ngày thực hiện ngâm 2 lần sáng và tối, trong vòng 1 tuần các triệu chứng sẽ suy giảm dần.

Bài thuốc 7: Thuốc tiêu viêm

Tình trạng viêm loét nhất là khi có dấu hiệu viêm nặng có thể sử dụng: Bản lam căn, ngân hoa mỗi loại 60g và cam thảo 15g.

Đem các vị thuốc hãm với nước sôi và dùng thay trà hàng ngày để trị dứt điểm triệu chứng viêm.

Bài thuốc 8: Chống hôi miệng

Bản lam căn, hoa cúc dại, trắc bách diệp mỗi loại 20g và hoa kim ngân 12. Đem các vị thuốc sắc thành 2 nước sau đó trộn lẫn và dùng uống nhiều lần trong ngày thay trà.

Sử dụng bài thuốc hàng ngày có thể trị được chứng bệnh hôi miệng do hư rữa trong khoang miệng gây ra.

Bài thuốc 9: Chữa mụn cơm mắt cá

Trị mụn cơm có thể sử dụng bài thuốc sau: Bản lam căn 40g; tử thảo, hương phụ mỗi loại 15g và đào nhân 9g.

Đem các vị thuốc sắc hai nước, sau đó trộn lẫn và dùng để rửa chỗ đau. Mỗi ngày nên rửa 3 lần để chữa mắt cá chân, mụn cơm hay lây và giúp phục hồi da. 

Lưu ý: 1 thang thuốc có thể sử dụng trong vòng 3 ngày.

Bài thuốc 10: Sử dụng bản lam căn giảm đau

Sử dụng: Bản lam căn và cương tàm mỗi loại 60g.

Đem 2 vị thuốc nghiền chung thành bột mịn. Sau đó hoàn với nước để uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 10g.

Bài thuốc 11: Thuốc tiêu viêm da

Trường hợp viêm da do tác hại của tia UV có trong ánh nắng mặt trời có thể sử dụng bài thuốc sau để trị bệnh và dưỡng da: 

Sử dụng: Bản lam căn 12g; cát ngạch, hoàng cầm, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi vị 9g và bạc hà, hoàng liên, cam thảo mỗi vị 5g.

Mỗi ngày dùng 1 thang, sắc 2 nước sau đó trộn lẫn sau đó uống 2 lần vào buổi sáng và tối.

Dược liệu có thể sử dụng trong bài thuốc giúp trị triệu chứng viêm da do tác động của ánh nắng mặt trời hiệu quả
Dược liệu có thể sử dụng trong bài thuốc giúp trị triệu chứng viêm da do tác động của ánh nắng mặt trời hiệu quả

Bài thuốc 12: Bản lam căn chữa cảm mạo cho trẻ

Trẻ em bị cảm mạo có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, sốt cao, người khó chịu,… 

Sử dụng bản lam căn 30g, áp chích thảo 30g, hoàng cầm 15g, quán chúng 12g và xạ can 9g. Đem các vị thuốc sắc với nước mỗi ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần uống.

Bài thuốc 13: Chữa ban đỏ kết vảy thể huyết nhiệt

Sử dụng: Bản lam căn, hạt ích mẫu, tử thảo bì, đan bì, bạch truật, kim ngân hoa, sinh địa, bạch tiên bì mỗi vị 15g; kinh giới, phục linh mỗi vị 10g và cam thảo 3g. 

Mỗi ngày sắc 1 thang với 500ml nước và chia uống 3 – 4 lần, dùng liên tục từ 3 – 4 thang để có kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 14: Chữa viêm kết mạc cấp tính

Trường hợp viêm kết mạc cấp tính với biểu hiện như đau mắt đỏ, mí mắt sưng to, kết mạc sung huyết, chảy nước mắt,… người bệnh có thể sử dụng bài thuốc đơn giản như sau: 

Bản lam căn 20g; bồ công anh 18g; hoàng liên 10g; từ hoa địa đĩnh, liên kiều mỗi vị 15g; hoàng cầm 12g và đại hoàng 10g.

Đem các vị thuốc sắc uống ngày một thang và chia nước thuốc uống 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn để tránh bệnh biến chứng nặng hơn.

Bài thuốc 15: Chữa quai bị với bản lam căn

Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể gây biến chứng vô sinh nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm. Trong dân gian có rất nhiều cách trị tình trạng bệnh này, trong đó có sử dụng vị thuốc bản lam căn.

Sử dụng bản lam căn 18g; xích tiểu đậu 15g; thanh, kim ngân hoa mỗi vị 6g và cam thảo 3g. 

Đem các vị thuốc rửa sạch sau đó sắc cùng 500ml nước đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và dùng uống 2 lần vào buổi sáng, tối. Kiên trì dùng từ 2 – 4 thang hạch quai bị sẽ mất dần. 

Xem thêm

Bài thuốc 16: Thanh nhiệt lợi thấp thang

Đây là bài thuốc sử dụng để chữa quai bị, phòng ngừa cảm cúm, viêm màng não, viêm não B, viêm màng tuỷ truyền nhiễm,…

Sử dụng hải kim sa và đại thanh diệp mỗi vị 30g, bản lam 15g.

Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc, chia ra dùng hết trong ngày để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Bản lam căn mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Theo khảo sát thị trường, vị thuốc bản lam căn có giá giao động từ 200.000 VNĐ – 600.00 VNĐ. Mức giá có sự chênh lệch như vậy là do chất lượng sản phẩm, đơn vị cung cấp khác nhau. 

Để lựa chọn dược liệu đảm bảo dược tính và có giá hợp lý nhất, người dùng cần chú ý:

  • Lựa chọn dược liệu ở đơn vị cung cấp có uy tín, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng.
  • Dược liệu không có mùi ẩm mốc, mối mọt làm biến đổi chất lượng.
  • Bản lam căn cần đảm bảo bề mặt có màu vàng ngả xám hoặc vàng hơi nhạt, các vân nhăn chạy dọc. Bên cạnh đó, mặt cắt vỏ phải có màu trắng hơi vàng, phần gỗ màu vàng, mắt vỏ nằm ngang và có rễ nhánh hoặc vết rễ.
Nên chọn mua dược liệu ở địa chỉ uy tín để đảm bảo dược tính và giá thành
Nên chọn mua dược liệu ở địa chỉ uy tín để đảm bảo dược tính và giá thành

Lưu ý khi sử dụng bản lam căn trị bệnh

Dược liệu bản lam căn không có độc tố, tuy nhiên khi sử dụng để điều trị bệnh cần chú ý:

  • Bản lam có tính hàn, đại lạnh nên tuyệt đối kiêng kỵ dùng đơn lẻ, kiêng dùng nhiều, dùng lâu quá liều cho người tỳ vị hư hàn. Vì sử dụng không đúng cách dễ bị xuất huyết dạ dày và đường ruột hoặc bị dị ứng.
  • Thuốc có vị tả mạnh do đó người cơ thể ốm yếu, suy nhược, mắc bệnh tật lâu ngày và người mới ốm dậy không nên sử dụng.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10 – 30g dược liệu, nếu dùng quá nhiều và trong thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
  • Trong công đoạn sơ chế cần đảm bảo rửa sạch bùn đất, hóa chất,…
  • Khi dược liệu có dấu hiệu bị ẩm mốc, tình trạng nhẹ có thể rửa sạch và phơi khô lại rồi bảo quản. Nếu mốc nặng thì không nên sử dụng vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Bản lam căn là cây thuốc mọc hoang ở trong tự nhiên nên không phải ai cũng phân biệt và sử dụng đúng cách. Vì vậy, những kiến thức tổng quan trên đây sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về cây thuốc này và có cách sử dụng hợp lý.

Gợi ý cho bạn