Bạch Đồng Nữ: Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hay Và Cách Dùng

Cập nhật: 12/04/2024

Bạch đồng nữ chắc hẳn là cái tên còn nhiều xa lạ với mọi người. Tuy nhiên đây lại là vị thuốc quý, có khả năng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng, trị vàng da,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những công dụng tuyệt vời của loài cây này trong bài viết dưới đây.

Bạch đồng nữ là cây gì?

Bạch đồng nữ hay còn được gọi là là cây mò trắng, mắn trắng, mộ trắng, bần trắng, vậy trảng,… Loại cây này thuộc họ cỏ roi ngựa, được xem là bảo bối của nhiều chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia, bạch đồng nữ có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các thảo dược khác để chữa trị các bệnh thầm kín như đau bụng kinh, huyết trắng, kinh nguyệt thất thường,…

Hình ảnh cây thảo dược bạch đồng nữ
Hình ảnh cây thảo dược bạch đồng nữ

Mô tả đặc điểm bên ngoài của bạch đồng nữ

Dù là thần dược với nhiều chị em phụ nữ, nhưng đến nay vẫn không nhiều người biết về loài cây này. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng, giúp chị em có thể dễ dàng nhận biết bạch đồng nữ.

  • Bạch đồng nữ là loại cây thân thảo, cao khoảng hơn 1 mét.
  • Lá cây có hình trứng, mọc đối nhau, chiều dài lá khoảng 15-20cm, chiều rộng khoảng 8-15cm.
  • Đầu lá nhọn, cuốn lá hình trái tim, mép lá có răng cưa, mặt trên có gân, sờ vào thấy sần sùi và nhắm tay.
  • Một đặc trưng khá điển hình của lá Bạch đồng nữ là khi vò nát sẽ có mùi hôi. Ngoài ra nhìn tổng thể thì hình dạng của lá giống như một quả trứng.
  • Bạch đồng nữ thường ra hoa từ tháng 6- tháng 8 hàng năm. Hoa có màu trắng ngà, mùi thơm nhẹ, mọc thành từng chùm có hình mâm xôi, mỗi chùm khoảng 10-20 bông.
  • Đài hoa có hình phễu, gồm 4 nhị dài tận ra bên ngoài nhìn rất bắt mắt,
  • Kết thúc mùa hoa, quả bạch đồng nữ sẽ kết trái vào khoảng tháng 9 hàng năm. Quả có hình cầu, màu đen, đài đựng màu đỏ.

Nguồn gốc, phân bố của cây

Theo các tài liệu ghi chép, bạch đồng nữ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam loài cây này thường mọc rải rác ở khắp trung du và vùng đồng bằng của cả hai miền. Vốn là loại cây bụi, ưa ánh sáng nhưng có thể chịu bóng nên bạch đồng nữ thường mọc lẫn với một số cây nhỏ xung quanh. Cây có thể mọc hoang trong tự nhiên, bất kể điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khắc nhiệt nên rất dễ phát triển.

Hiện nay, nguồn khai thác chủ yếu của bạch đồng nữ là từ nguồn hoang dại hoặc trồng nhân tạo. Loại cây này thường được trồng bằng hạt và cây non vào mùa xuân trên nền đất đủ ấm, không ngập úng. Do có khả năng chống chịu cao, nên bạch đồng nữ không cần chăm sóc quá nhiều, ngoại trừ giữ ẩm và làm cỏ khi cần thiết.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Để làm thuốc, người ta thường dùng rễ và lá của bạch đồng nữ. Tuy nhiên với mỗi bộ phận này thì điều kiện thu hái và chế biến lại có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Lá bạch đồng nữ có thể thu hái quanh năm tuy nhiên thời điểm tốt nhất là lúc cây sắp ra hoa. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu úa để thu hoạch.
  • Tương tự như lá, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành thu hái rễ bạch đồng nữ là trước lúc cây ra hoa. Thông thường, người ta thường chọn những cây trưởng thành, sau đó tiến hành đào rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Người ta có thể thái phiến mỏng hoặc bảo quản nguyên rễ để dùng dần.
Bạch đồng nữ có thể dùng phần rễ và lá để làm dược liệu
Bạch đồng nữ có thể dùng phần rễ và lá để làm dược liệu

Thành phần hóa học của bạch đồng nữ

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong bạch đồng nữ có chứa rất nhiều hoạt chất quan trọng tốt cho sức khỏe của nữ giới. Cụ thể:

  • Hoạt chất Flavonoid: Là hoạt chất chống oxy hóa lý tưởng do có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến, lão hóa, tổn thương hiệu quả. Hoạt chất này thường được ứng dụng trong y học để điều trị các bệnh liên quan như: Viêm nhiễm, dị ứng, đau dạ dày
  • Coumarin: Có tác dụng dược lý rất cao với khả năng tác động đến động mạch vành và mạch ngoại vi hiệu quả. Hoạt chất này thường được ứng dụng trong điều trị nấm, khối u, chống đông máu, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim và nhiều căn bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên hoạt chất này có khả năng gây độc nên người bệnh cần hết sức thận trọng khi dùng liều cao.
  • Tanin: Hợp chất tanin trong bạch đồng tử có khả năng liên kết bền vững với amino axit, alkaloid cũng như nhiều hợp chất hữu cơ khác. Hoạt chất này có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại nhất là vi khuẩn, virus, nấm mốc,…
  • Anthocyanin: Đây cũng là hoạt chất chống oxy hóa cao được tìm thấy trong bạch đồng tử có tác dụng rất tốt trong trong việc điều trị các bệnh phụ khoa.
  • Muối canxi: Trong bạch đồng từ người ta còn tìm ra một số loại muối canxi, dẫn chất amin, aldehyd nhân thơm có khả năng thẩm thấu màng thế nào và tăng nồng độ canxi cho khớp rất tốt.

Cây bạch đồng nữ có tác dụng gì?

Là loại cây còn khá xa lạ với mọi người, tuy nhiên những công dụng cây bạch đồng nữ đã được ứng dụng rất nhiều trong dân gian. Một vài nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra tác dụng của loài cây này trong trị liệu và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Cụ thể:

Tác dụng của bạch đồng nữ trong y học cổ truyền:

Theo y học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh là tầm và tỳ. Tác dụng chính của loài cây này là thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tiêu viêm. Vì vậy thường được ứng dụng trong chủ trị:

  • Chống viêm cấp và mãn tính.
  • Trị kinh nguyệt không đều.
  • Viêm loét tử cung.
  • Viêm mật vàng da.
  • Mụn nhọt.

Theo y học hiện đại:

Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy những tác dụng nổi bật của Bạch đồng nữ trong điều trị bệnh lý như sau:

  • Nghiên cứu 1968 cho thấy, thảo dược này có khả năng hạ huyết áp do giãn mạch ngoại vi. Đồng thời giúp lợi tiểu, ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra. Cụ thể thí nghiệm được tiến hành trên thỏ cho thấy ½ động vật được tiêm bạch đồng tử vị giảm huyết áp đột ngột, ½ hạ đường huyết từ từ nhưng kéo dài, liên tục.
  • Một thí nghiệm khác được tiến hành trên chuột trắng cũng đã cho thấy tác dụng trấn tĩnh, không gây ngủ của thảo dược này.
  • Bên cạnh đó, bạch đồng tử còn được thử nghiệm và chứng minh về tác dụng giảm đau rất tốt. Thí nghiệm được tiến hành cho thấy hơn 430 người đạt kết quả 72-87% về tác dụng giảm đau, trong đó những trên 40 tuổi có kết quả đạt tới 91,7%.
  • Ngoài những tác dụng nổi bật trên thì các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, thảo dược này có những tác dụng phụ trên cơ thể người như khô cổ, gây nôn.
Bạch đồng nữ có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, tác dụng này đã được tiến hành thử nghiệm
Bạch đồng nữ có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, tác dụng này đã được tiến hành thử nghiệm

Cây bạch đồng nữ chữa bệnh gì?

Ngoài việc sử dụng độc lập, bạch đồng nữ còn có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác để chữa bệnh. Theo đó, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý ở từng người mà liều lượng thuốc và thời gian dùng sẽ có sự khác nhau. Vì thế để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo qua ý kiến của các các thầy thuốc Đông y trước. Tuyệt đối không tự ý thực hiện các bài thuốc này ở nhà hoặc tự gia giảm liều lượng, bài thuốc với nhau. Một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch đồng nữ như sau:

Bài thuốc trị chứng bạch đới và khí hư màu trắng:

  • Cách 1- Dùng nhiều nguyên liệu: 20g mò trắng, 10g cỏ ú, trần bì, chói đèn và ngải cứu, tất cả đều là dạng khô. Nguyên liệu sau khi làm sạch cho vào nồi, đậy kín nắp, sắc cùng 1 lít nước. Quá trình đun để lửa lớn, sắc liên tục cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì tắt lửa, chắt nước thuốc, uống khi còn ấm. Dùng liên tục từ 2-3 ngày sau khi kết thúc hành kinh, tháng sau lại dùng tiếp tục sẽ thấy bệnh huyết trắng cải thiện đáng kể.
  • Cách 2: Dùng 20g lá bạch đồng nữ khô, sắc với 1 lít nước. Uống sau khi ăn và sau thời hành kinh khoảng 1 tuần. Duy trì liên tục cho 3 chu kỳ kinh nguyệt sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt:

  • Cách 1 – Kết hợp bạch đồng nữ với thảo dược khác: Bạch đồng nữ, ích mẫu, cỏ ú, ngải cứu mỗi vị khoảng 16g khô sau khi làm sạch thì cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước. Lượng thuốc sắc được đem chia làm 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc là trước bữa ăn và sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Duy trì liên tục khoảng 2-3 tuần và trong 2 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp nhau để bệnh cải thiện triệt để.
  • Cách 2 – Dùng riêng lẻ bạch đồng nữ: Chuẩn bị 16g dược liệu bạch đồng nữ khô đem hãm với nước sôi để uống như trà mỗi ngày. Tuy nhiên mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng không quá 300ml nước trà bạch đồng tử và nên duy trì liên tục cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh từ mò trắng:

  • Nguyên liệu: Ngoài mò trắng, người bệnh cần chuẩn bị thêm một số vị thuốc đông y khác như hương phụ, chói đèn, ngải cứu, mỗi loại lấy khoảng 6g khô.
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem làm sạch, sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành 2-3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Trường hợp khó uống, người bệnh có thể cho thêm một chút đường, khuấy đều rồi dùng hết trong ngày. Lưu ý để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên uống trước khi hành kinh khoảng 10 ngày và uống liên tục trong 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc sắc từ mò trắng với các thảo dược khác có thể dùng để chữa đau bụng kinh
Bài thuốc sắc từ mò trắng với các thảo dược khác có thể dùng để chữa đau bụng kinh

Bài thuốc chữa viêm gan hoặc các bệnh về mật:

  • Nguyên liệu: Bạch đồng nữ, cây chó đẻ, hoắc hương núi, chi tử mỗi thứ 16g khô.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi đem sắc cùng với 1 lít nước lọc. Thuốc sắc dùng uống hết trong ngày, liên tục trong 3-4 tuần hoặc cho đến khi triệu chứng bệnh được thuyên giảm.

Bài thuốc chữa vàng da do viêm gan, xơ gan từ mò trắng:

  • Nguyên liệu: Cà gai leo, mò trắng mỗi vị 20g khô.
  • Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch nguyên liệu thì sắc lấy nước uống. Nước thuốc chắt được chia làm 2 phần để uống. Người bệnh nên dùng hằng ngày cho đến khi tình trạng vàng da được cải thiện thì thôi.

Bài thuốc trị những tổn thương trên bề mặt da:

  • Nguyên liệu: Dược liệu bạch đồng nữ ở dạng khô hoặc dạng tươi đều được.
  • Thực hiện: Nguyên liệu trên đem nấu với nước. Sau khi thu được thu được nước cốt thì chắt ra chậu, pha thêm nước lạnh cho đạt độ ấm vừa phải. Sau đó dùng để tắm trực tiếp mà không cần phải tắm lại với nước sạch. Để bệnh cải thiện nhanh chóng, người bệnh nên dùng mỗi dược liệu này mỗi ngày cho đến khi các tổn thương trên da được hồi phục hoàn toàn.

Bài thuốc giảm đau, bớt sưng cho thấp khớp ở những người thể nhiệt:

  • Nguyên liệu: 80g bạch đồng tử, 120g dây gắm; 8g mỗi thứ cà gai dây, đơn tướng quân, cây liễu đỏ, đơn ăn gỏi, cây lá đắng, cành dâu.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm rồi sắc cùng 1 lít nước. Sắc liên tục với lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô đặc còn khoảng 1 chén thì dừng. Lượng thuốc sắc được đem chia thành 2 phần dùng uống hết trong ngày. Duy trì liên tục và đều đặn cho đến khi tình trạng đau nhức thuyên giảm thì thôi.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh

Bạch đồng nữ có thể gây nôn mửa và khổ cổ vì vậy khi sử dụng người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Liều lượng tối đa để sử dụng thảo dược này là từ 12-16g mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc dùng quá liều tránh bị ngộ độc thuốc.
  • Không dùng bạch đồng nữ cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nó hoặc các loại cây họ nhà cỏ roi ngựa.
  • Những người có chức năng gan, thận, tỳ vị kém cũng không nên sử dụng thảo dược này để chữa bệnh.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ và những người có trình độ chuyên môn trước khi dùng thuốc.
  • Khi dùng bạch đồng nữ người bệnh nên hạn chế kết hợp với kháng sinh hoặc các loại thuốc Tây y, trường hợp cần thiết nên thông báo cho bác sĩ để tránh khả năng tương tác có thể xảy ra.
  • Thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và điều trị những căn bệnh mới khởi phát. Trường hợp bệnh đã có chuyển biến xấu người bệnh nên tiến hành điều trị y khoa để sớm có kết quả tốt.
  • Kết hợp việc dùng bạch đồng nữ với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn và những món ăn cay nóng, nhiều đạm.
Tuyệt đối không được sử dụng mò trắng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
Tuyệt đối không được sử dụng mò trắng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Mua cây bạch đồng nữ ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh buôn bán bạch đồng nữ. Tuy nhiên trước thực trạng thị trường dược liệu đang bị nhiễu loạn bởi nhiều sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Thì việc tìm kiếm và lựa chọn những địa chỉ uy tín mua bạch đồng nữ trở thành điều hết sức quan trọng với nhiều bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, bạch đồng nữ là vị thuốc nam quý, được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền. Vì vậy người bệnh có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc đông dược, các phòng khám đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền,… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên tìm kiếm những địa chỉ uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả chữa trị bệnh.

Giá bán của bạch đồng nữ trên thị trường hiện nay là khoảng 250.000đ/ kg. Tuy nhiên mức giá này có thể thay đổi tùy vào địa chỉ tìm mua của khách hàng. Do đó, trước khi thanh toán người bệnh nên hỏi rõ giá bán của dược liệu để tránh mua phải hàng đắt.

Bạch đồng nữ là một loại dược liệu quý với nhiều đặc tính ưu việt và công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên khi sử dụng thảo dược này người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC